Mô hình 3 cấp độ văn hóa của shein

Edgar Schein tin rằng tổ chức cần có thời gian để phát triển một văn hoá. Thời gian để nhân viên trải qua những thay đổi khác nhau, thích ứng với các môi trường bên ngoài và giải quyết các vấn đề của tổ chức. Họ học hỏi từ những kinh nghiệm trong quá khứ và bắt đầu hình thành thói quen, tập hợp thành tập thể nhân viên từ văn hoá bên trong tổ chức.

Organizational Culture and Leadership by Edgar H. Schein

Schein tin rằng có ba mức trong văn hoá của một tổ chức:

  1. Artefacts
  2. Espoused Values
  3. Assumed Values

1. Artefacts

Mức đầu tiên là những đặc tính của tổ chức, những thứ có thể dễ dàng nhận thấy, nghe và cảm nhận bởi các cá nhân dưới dạng những hiện vật mang tính đặc trưng. Trang phục của nhân viên, nội thất văn phòng, cơ sở vật chất, hành vi của nhân viên, sứ mệnh và tầm nhìn của tổ chức. Tất cả xuất hiện dưới dạng những hiện vật và đi theo một cách lâu dài trong việc quyết định văn hoá nơi làm việc.

Photo by Jerry Zhang on Unsplash

Hãy cùng xem xét về hai tổ chức tạm gọi là tổ chức A và tổ chức B để hiểu văn hoá thể hiện ở mức độ artifacts như thế nào:

Tổ chức A:

  • Không ai ở tổ chức A được phép ăn mặc cẩu thả.
  • Nhân viên tôn trọng cấp trên và tránh những xung đột không cần thiết.
  • Các cá nhân được đánh giá dựa trên deadline và đảm bảo task được hoàn thành đúng tiến độ đề ra.

Tổ chức B:

  • Nhân viên có thể mặc bất cứ thứ gì họ cảm thấy thoải mái.
  • Các nhân viên có thể nói xấu nhau ở nơi làm việc và lôi nhau vào những cuộc đấu khẩu.
  • Các cá nhân trong tổ chức ít bị la phiền vì công việc và sử dụng thời gian tối đa để tám chuyện.

Trong ví dụ trên, nhân viên ở tổ chức A ăn mặc thể hiện lịch thiệp và tuân thủ nghiêm ngặt những chính sách của tổ chức. Ở mặt khác, nhân viên ở tổ chức B có điệu bộ thoải mái và không thể hiện sự nghiêm túc với công việc. Tổ chức A theo văn hoá chặt chẽ trong khi tổ chức B theo một văn hoá lỏng lẻo nơi nhân viên không chấp nhận những thứ không sẵn lòng.

2. Espoused Values

Một mức sâu hơn những thứ hữu hình bên ngoài, những thứ góp phần tạo nên văn hoá của tổ chức là những giá trị của doanh nghiệp và những cá nhân làm việc ở đó, cũng như sự kết nối liền lạc của những giá trị đó. Cách thức các nhân viên phản ứng với những tình huống và vấn đề cụ thể sẽ định hình văn hoá doanh nghiệp. Những gì mọi người thực sự nghĩ cho tổ chức. Tư duy cá nhân có ảnh hưởng đến văn hoá tại nơi làm việc của bất kỳ tổ chức nào.

Photo by Roméo A. on Unsplash

3. Assumed Values

Mức độ thứ ba là những giá trị về mặt lý tưởng của nhân viên, những thứ mà không thể đo đạc được nhưng tạo ra sự khác biệt về văn hoá của tổ chức. Những niềm tin và sự thừa nhận ẩn bên trong nhưng tạo ra sự ảnh hưởng đến văn hoá của tổ chức. Những mặt bên trong bản chất của con người tạo ra mức độ thứ ba của văn hoá tổ chức. Các tổ chức nơi phải nữ chiếm ưu thế, họ không tin vào việc hoàn thành công việc muộn vì phái nữ không thực sự thoải mái với kiểu văn hoá như vậy. Ngược lại những nhân viên nam có thể hăng hái hơn và không có vấn đề gì với việc hoàn thành công việc muộn. Các tổ chức theo thói quen nhất định không được thường xuyên thảo luận nhưng vẫn có thể tự hiểu. Những quy tắc kiểu như vậy tạo thành mức độ thứ ba trong văn hoá của tổ chức.

Mô hình 3 cấp độ của Shein: 1. Cấp độ thứ 1: Cấp độ thứ 1 của văn hóa doanh nghiệp chính là những quá trình hay cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp, hay còn gọi là các biểu trưng trực quan. Các biểu trưng trực quan là những biểu trưng được sử dụng để thể hiện nội dung của văn hóa của một doanh nghiệp. Chúng thường là những biểu trưng được thiết kế dể dễ nhận biết bằng các giác quan, tức là có thể nhìn, nghe hoặc sờ thấy được. Đây là cấp độ văn hóa dễ nhận biết nhất, dễ cảm nhận nhất, tuy nhiên, cấp độ văn hóa này dễ thay đổi và không thể hiện đầy đủ và sâu sắc văn hóa doanh nghiệp Các biểu trưng trực quan bao gồm: kiến trúc, cách bài trí, công nghệ, sản phẩm, nghi lễ, nghi thức và những sự kiện hàng năm, biểu tượng, logo, slogan,… Ví dụ điển hình cấp độ 1: - Về Logo:

[ Logo của Vingroup] Biểu tượng Vingroup được phát triển với hình ảnh cánh chim về phía mặt trời, thể hiện khát vọng bay cao và vươn đến những thành công rực rỡ. Hình cánh chim sải cánh[ chữ V] biểu trưng cho tên gọi Việt Nam và niềm từ hào dân tộc. Đồng thời đây cũng là biểu tượng của chiến thắng[ Victory] Năm ngôi sao thể hiện “ đẳng cấp 5 sao” tiêu chí và tôn chỉ đẳng cấp của Vingroup. Hai màu đỏ- vàng thể hiện niềm tự hào về bản sắc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, là hai màu biểu tượng của Việt Nam[ màu Quốc kỳ] - Về khẩu hiệu:

[ Khẩu hiệu của Vingroup] Đầu quý 4 năm 2015, ban lãnh đạo đã quyết định đổi khẩu hiệu của Tập đoàn từ “ Nơi tinh hoa hội tụ cùng phát triển” thành “ Vingroup- Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp” Đây là một quyết định trung thực với chính mình, để mỗi cán bộ nhân viên tìm lại bản sắc, khí thế sang tạo, tinh thần hừng hực cống hiến và khát khao chiến thắng của những người đã khởi nghiệp đã gầy dựng nên Vingroup cách đây 23 năm. Tư tưởng khởi nghiệp được chọn làm nền tảng cho sự phát triển của Vingroup. Luôn lắng nghe, luôn sang tạo, dám nghĩ dám làm, luôn có động lực thay đổi, kiến tạo cơ hội và hợp tác để thành công chính là những gì Vingroup đã đang và tiếp tục thực hiện, làm kim chỉ nam cho sự phát triển của tập đoàn. -

Về đồng phục:

[Đồng phục của nhân viên Vingroup] Trên tinh thần phát triển bền vững và chuyên nghiệp, sau khi thành lập, Vingroup đã cơ cấu lại và tập trung phát triển với nhiều nhóm thương hiệu như: Vinhomes, Vincom, Vinpearl, Vinpearl Land,… Với mỗi hạng mục phát triển thương hiệu của mình, tập đoàn Vingroup lại đầu tư xây dựng nguồn lao động, nhân viên của mình theo một phong cách riêng. Về cơ bản, đồng phục vẫn theo tông màu chủ đạo của biểu tượng là màu đỏ và vàng. Hoặc trang phục tùy thuộc vào môi trường làm việc, đều được thêu logo của tập đoàn trên áo. Đồng phục mỗi

nhân viên đều được thiết kế theo tiêu chí phù hợp với môi trường làm việc, đem lại cảm giác thoải mái cho nhân viên, đồng thời cũng phải thể hiện được sự tôn trọng đối với khách hàng trong quá trình làm việc. -

Về nghi lễ, lễ hội, sự kiện:

Sự kiện công bố và lễ hội hoa của tập đoàn Vingroup Lễ hội kỉ niệm ngày truyền thống tập đoàn[ mùng 8/8 hàng năm], tiệc mừng công bố[ tổ chức vào dịp cuối năm], ngày thể thao[ thứ 3 thứ 6 hàng tuần], ngày hội cuối tháng[ thứ 7 cuối cùng mỗi tháng],… -

Về ấn phẩm nội bộ:

Nội san “ Ngôi nhà Vingroup” Để truyền thông kịp thời mọi thông tin của doanh nghiệp cũng như các hoạt động phong trào diễn ra trên toàn quốc, nội san “ Ngôi nhà Vingroup” đã được ra đời là không gian chung cho cán bộ nhân viên giao lưu, tìm hiểu. -

Về hoạt động xã hội:

[ Trung tâm từ thiện và hướng nghiệp Phật Tích của Vingroup] Có quỹ thiện tâm với sứ mệnh chuyển tải một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất tấm long của con người Vingroup đến cộng đồng, phối hợp với Giáo hội phật giáo Việt Nam khánh thành Trung tâm dưỡng lão, hướng nghiệp và phát triển tài năng trẻ Phật Tích,.. Với nhiều hoạt động lớn có ý nghĩa xã hội và nhân văn trên cả nước, Quỹ Thiện Tâm đã và đang nỗ lực hết sức để hoàn thành sứ mệnh. - Về môi trường:

Vinpearl Resort Nha Trang Là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực bất động sản và du lịch, với mục tiêu phát triển bền vững, Vingroup hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong quá trình thiết kế, xây dựng và khai thác các tổ hợp du lịch, trung tâm thương mại, khu đô thị,…xây dựng các khu du lịch xanh như Vinpearl Resort Nha Trang,,.. đến các khu đô thị sinh thái như Royal City, Vinhomes Riverside,… Những công trình kiến trúc xanh nổi bật gắn với từng dấu ấn phát triển của Vingroup, tập đoàn không chỉ nỗ lực hết mình trong việc giữu gìn và bảo vệ môi trường mà còn chú trọng việc tuyên truyền ý thức này tới khách hàng, cộng đồng dể cùng nhau xây dựng và gìn giữ môi trường trong lành, xứng đáng với đẳng cấp thương hiệu 5 sao tập đoàn đề ra. - Về cộng đồng:

Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF của Vingroup Tập đoàn xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên khát vọng tiên phong với niềm tự hào về giá trị trí tuệ, bản lĩnh và truyền thống nhân văn của người Việt Nam. Văn hóa này không chỉ thể hiện trong chính sách phúc lợi dành cho người lao động, mà còn trong các hoạt động vì sự phát triển chung của cộng đồng. Tháng 12/2008, Quỹ đầu tư và phát triển tài năng bóng đá Việt Nam ra đời đã trở thành một mô hình đào tạo cầu thủ bóng đá trẻ chuyên nghiệp, hiệu quả, góp phần xây dựng những thế hệ cầu thủ trẻ thật sự tài năng, có đạo đức và văn hóa cho nền bóng đá nước nhà.

2.Cấp độ thứ 2:

-

Cấp độ thứ 2 đó là những giá trị được tuyên bố, chúng bao gồm các quy địn, nguyên tắc, triết lý, mục tiêu và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp, được thể hiện với nội dung, phạm vi mức độ khác nhau giữa các doanh nghiệp. Đây là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên và thường được công bố rộng rãi ra công chúng để mọi thành viên cùng thực hiện, chia sẻ và xây dựng. Đây cũng chính là những giá trị được công bố, một bộ phận của nền văn hóa doanh nghiệp. Những giá trị tuyên bố cũng có tính hữu hình vì người ta có thể nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ rang, chính xác. Chúng thực hiện chức năng hướng đẫn cho các thành viên trong doanh nghiệp cách thức đối phó với một số tình thế cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các thành viên mới trong môi trường doanh nghiệp. Tôn chỉ: “ Tạo nên những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tối ưu, mang lại sự hài lòng cho khách hàng ở mức độ cao nhất” Hành động: Nghiên cứu, phân tích, đánh giá và tổng hợp nhu cầu, mong muốn của khách hàng một cách sâu sắc và toàn diện[ dưới các góc độ: kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội,…]. Nghiên cứu, thiết kế và đầu tư xây dựng hệ thống sản phẩm, dịch vụ với chất lượng tốt nhất, đáp ứng tối đa nhu cầu và mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Xây dựng văn hóa kinh doanh dựa trên phương châm “ Lấy khách hàng làm trọng tâm”, mọi hoạt động của công ty đều hướng tới mục tiêu cao nhất là thỏa mãn nhu cầu khách hàng, đặt mình vào vị trí của khách hàng để đánh giá và xem xét vấn đề. Xây dựng hệ thống nguyên tắc giao tiếp ứng xử với khách hàng và đồng nghiệp theo quy định. Thực hiện

các chương trình chăm sóc khách hàng với nhiều nội dung hấp dẫn, thiết thực, đảm bảo quyền lợi và gia tăng lợi ích cho khách hàng.

-

Chiến lược về con người:

Vingroup luôn coi nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi và là tài sản quý giá với khẩu hiệu:” Vingroup- mãi mãi tinh thần khởi nghiệp” tập đoàn đã xây dựng đội ngũ nhân sự tinh gọn, có cả Đức và Tài. Mục tiêu tuyển dụng của tập đoàn là thu hút và chào đón tất cả những ứng viên mong muốn làm việc môi trường năng động, tốc độ, sáng tạo và hiệu quả. Đặc biệt Vingroup chú trọng đến công tác phát triển nguồn nhân lực thông qua việc triển khai hiệu quả chính sách đào tạo, nâng cao hiểu biết, trình độ nghiệp vụ.

-

Triết lý kinh doanh:

Tạo nên những sản phẩm, dịch vụ chất lượng tối ưu, mang lại sự hài lòng cho khách hàng ở mức cao nhất. Luôn xem nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi. Sự phát triển của doanh nghiệp luôn đồng hành sự thỏa mãn về lợi ích của nhân viên. Gắn kết hoạt động kinh doanh với hoạt động nhân đạo, hoạt động xã hội. Hợp tác và phát triển tạo nên ngồi nhà Vingroup. Chiến lược phát triển: Là tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam với các thương hiệu bất động sản, khách sạn du lịch, vui chơi giải trí, dịch vụ y tế, giáo dục, hệ thống bán lẻ,... Vingroup đã khẳng định được vị thế, uy tín và kiên định theo chiến lược phát triển của mình, tập trung vào các khu phức hợp đẳng cấp, quy mô lớn ở thành phố lớn và tiếp tục phát triển tại các thành phố chiến lược. Tăng trưởng doanh thu thường xuyên và hướng đến phân khúc khách hàng mục tiêu. Phát triển danh mục đầu tư và duy trì hiệu suất hoạt động cao tại các tòa nhà thương mại, các khách sạn và khu vui chơi giải trí, bệnh viện và trường học. Hướng đến thu nhập ngày càng tăng của tầng lớp trung- cao cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của các phân khúc khách hàng mục tiêu để phát triển. Đa dạng và tăng thu nhập từ bất động sản. Tăng cường phát triển năng lực đội ngũ dịch vụ, bán hàng, quản lý dự án,… - Tầm nhìn và mục tiêu: 1. Tầm nhìn Bằng khát vọng tiên phong cùng chiến lược đầu tư- phát triển bền vững, Vingroup phấn đấu trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt Nam, hướng đến đẳng cấp quốc tế, tạo nên thương hiệu Việt trong thị trường quốc tế. 2. Mục tiêu “ Con người tinh hoa- sản phẩm/ dịch vụ tinh hoa” hay “ Cuộc sống tinh hoa- xã hội tinh hoa”. Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đẳng cấp với chất lượng quốc tế và am hiểu bản sắc địa phương, mang tính độc đáo và sáng tạo cao. Bên cạnh giá trị chất lượng vượt trội, tỏng mỗi sản phẩm dịch vụ đều chứa đựng những thông điệp văn hóa, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu chính đáng của khách hàng. Đối với cổ đông và đối tác luôn đề cao tinh thần cùng hợp tác cùng phát triển, đối với nhân viên luôn tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả nhân viên. -

2. Cấp độ thứ 3: Là những quan niệm chung, bao gồm những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nheien được công văn nhận trong doanh nghiệp. Trong bất cứ cấp độ văn hóa nào[ văn hóa dân tộc, hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp,…] cũng đều có các quan niệm chung, được hình thành và tồn tại trong một thời gian dài, chúng ăn sâu vào tâm trí của hầu hết các thành viên trong nền văn hóa đó và trở thành điều mặc nhiên được công nhận. Để hình thành được các quan niệm chung, một cộng đồng văn hóa[ ở bất kì cấp độ nào] phải trải qua quá trình hoạt động lâu dài, va chạm và xử lý nhiều tình huống thực tiễn. Chính vì vậy, một khi đã hình thành, các quan niệm sẽ rất khó bị thay đổi. Shein[2006] đã nghiên cứu về sáu giả định cơ bản trong môi trường văn hóa tổ chức bao gồm:

1. 2. 3. 4. 5. 6.

Các giả định về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên Các giả định về bản chất con người Các giả định về mối quan hệ với con người Các giả định về bản chất của thực tế và chân lý Các giả định về thời gian Các giả định về không gian

- Giá trị cốt lõi: ‘ TÍN- TÂM- TRÍ- TỐC- TINH- NHÂN.” Tín: Luôn đặt chữ tín lên vị trí hàng đầu, bảo vệ như bảo vệ danh dự của chính mình. Tâm: Lấy chữ tâm là một trong những nền tảng quan trọng của việc kinh doanh, duy trì đạo đức ở chuẩn mực cao nhất. Trí: Coi sáng tạo là sức sống, là đòn bẩy phát triển nhằm tạo ra giá trị khác biệt và bản sắc riêng trong mỗi gói sản phẩm, dịch vụ. Tốc: Lấy tốc độ hiệu quả trong từng hành động làm tôn chỉ, đề cao khát vọng tiên phong. Tinh: Tập hợp nhwuxng con người tinh hoa có đủ đức và tài dể làm nên những sản phẩm dịch vụ tinh hoa, góp phần xây dựng xã hội tinh hoa. Nhân: Tạo dựng nhân hòa trên cơ sở công bằng, chính trực và rộng lượng, nêu cao tinh thần động đội và sức mạnh đoàn kết, tính kỉ luật. - Tinh thần: Tốc độ, sáng tạo, quyết tâm, trách nhiệm, dám nghĩ dám làm Bộ máy lãnh đạo: tài ba, quyết đoán, có tâm, có tầm. - Quan niệm kinh doanh: Quan hệ khách hàng: đáp ứng tối đa nhu cầu và đem lại sự hài lòng cho khách hàng, lấy khách hàng làm trọng tâm, giao tiếp ứng xử chuẩn mực với khách hàng. Quan hệ cổ đông: giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài cùng phát triển, tôn trọng lẫn nhau, đề cao đạo đức kinh doanh trong quan hệ.

Chủ Đề