Mẹo chữa bẹp đầu

Khi bé thức thỉnh thoảng điều chỉnh lại tư thế cho đầu bé, lúc nghiêng bên trái, lúc nghiêng bên phải. Ảnh: topsimages.com

Bẹp đầu, méo đầu rất dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh nếu cha mẹ không biết cách đặt bé nằm ngủ đúng cách. Bẹp đầu làm cho hình dáng đầu bé bị méo mó, mất thẩm mỹ và có thể dẫn đến một số biến chứng khác nữa.

Chứng đầu bẹt [còn gọi là đầu lép, đầu dẹt hay đầu méo] là hiện tượng mà đầu người có hình dáng thon và dẹt hay méo mó so với hình dạng đầu bình thường, được đặc trưng bởi một chỗ bằng phẳng ở phía sau hoặc bên cạnh đầu. Hội chứng này thường xảy ra nhiều ở giai đoạn sơ sinh.

Chứng đầu bẹt không ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, nó sẽ làm ảnh hưởng nhất định đến thẩm mỹ.

Nguyên nhân

Xương hộp sọ của trẻ sơ sinh khá mềm, mỏng và dễ uốn. Điều này khiến cho hình dáng hộp sọ có thể thay đổi dễ dàng khi bị tác động nào đó.

Trẻ khi mới sinh ra cũng thường có hình dáng hộp sọ không bình thường. Điều này thường là do vị trí nằm của đầu trẻ khi còn trong bào thai hay thường là do lực tác động vào hộp sọ trong quá trình trẻ sinh ra qua đường âm đạo. Tuy nhiên, tình trạng này có thể trở về bình thường trong vòng 6 tuần.

Nếu đầu của trẻ không trở lại hình dạng bình thường sau khoảng 2 tháng, hãy đưa trẻ tới bác sĩ khám.

Một số trẻ có một phần khá bằng phẳng ở phía sau hoặc bên cạnh đầu. Nguyên nhân có thể là do trẻ đã được cho nằm ngủ với cùng một tư thế trong một khoảng thời gian dài. Hiện tượng này gọi là chứng bẹt đầu do tư thế.

Đối với một số trẻ, tình trạng bẹt đầu nghiêm trọng có thể là do trương lực cơ quá yếu và có thể liên quan đến sự chậm phát triển kỹ năng vận động thô về sau ở trẻ sơ sinh.

Triệu chứng

Đầu trẻ có hình dạng không đồng đều hay có một phần phẳng ở phía sau hoặc bên cạnh đầu.

Điều trị

Có nhiều cấp độ điều trị khác nhau, tùy thuộc vào mức độ bẹt đầu của trẻ và đáp ứng của từng trẻ với điều trị. Thường thì trẻ sẽ không phải điều trị do tình trạng này sẽ tự cải thiện khi trẻ lớn lên và bắt đầu có thể ngồi được.

Nếu trẻ cần phải điều trị, bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp thích hợp cho bé. Việc điều trị có thể bắt đầu bắt việc lựa chọn tư thế nằm khác cho trẻ để tránh làm nặng thêm chỗ đầu bị phẳng. Nếu cách này không hiệu quả, bác sĩ có thể cho trẻ đội một chiếc mũ đặc biệt phù hợp với đầu trẻ để giúp chỉnh lại hình dạng bình thường cho đầu.

Phòng ngừa chứng bẹt đầu ở trẻ

Hãy thỉnh thoảng điều chỉnh lại tư thế cho đầu trẻ, lúc nghiêng bên trái, lúc nghiêng bên phải khi trẻ nằm ngửa [bác sĩ khuyên nên cho trẻ nằm ngửa khi ngủ do việc cho trẻ nằm sấp sẽ làm gia tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh].

Ngoài ra, lúc trẻ thức bạn vẫn có thể cho trẻ nằm sấp hoặc nằm nghiêng một bên nhưng có giám sát của người lớn.

Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Trẻ bị méo đầu là một trong những lo lắng phổ  biến của những ai lần đầu làm mẹ. Làm sao để tránh được việc con bẹp đầu? Có cách nào để con đầu tròn và đẹp? Mẹ hãy đọc ngay nhé:

  • Bé bị bẹp đầu có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
  • 6 cách đơn giản để hạn chế tình trạng bẹp đầu ở trẻ.

Mẹ có nên lo lắng về vấn đề trẻ bị méo đầu?

Làm thế nào để con không bị bẹp đầu là một trong các thắc mắc phổ biến của các mẹ mới sinh. Hiện nay, trẻ sơ sinh bị bẹp đầu nhiều hơn bởi phần lớn các bác sĩ đều khuyên cha mẹ nên để trẻ nằm ngửa nhiều hơn nằm sấp, đặc biệt là trong lúc ngủ. Điều này sẽ giúp bảo vệ trẻ sơ sinh không gặp phải vấn đề nguy hiểm như hiện tượng đột tử ở trẻ. 

Bạn có thể chưa biết:

Giải đáp băn khoăn của các mẹ: Nếu không cho bé nằm gối, liệu con có bị bẹp đầu?

Trẻ sơ sinh nên nằm tư thế nào để không bẹp đầu, phòng tránh được đột tử?

Con bị méo đầu xuất phát từ lý do rất đơn giản. Khi trẻ mới sinh, xương bé còn rất mềm. Nếu mẹ không chú ý và để con nằm ở một ví trí nào đó quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng con bẹp đầu. Nhưng các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm. Bẹp đầu không hề gây nguy hiểm cho trẻ ngoại trừ tính thẩm mỹ. Chắc hẳn bà mẹ nào cũng đều không muốn ai đó trêu con là đầu méo không đẹp mà thôi.

Vậy để tránh tình trạng bẹp đầu của bé yêu trong năm đầu đời, mẹ hãy thử 6 bí kíp đơn giản nhưng có tác dụng khá hữu hiệu dưới đây xem sao.

6 cách đơn giản giúp mẹ không còn lo lắng chuyện con bị méo đầu

1. Mẹ nên thường xuyên để con nằm nghiêng

Với trẻ sơ sinh, sau bữa ăn nếu bé chưa ngủ ngay,  mẹ hãy tranh thủ lúc này giúp bé vận động. Đặt bé ở tư thế nằm nghiêng. Mát xa và nói chuyện cùng bé. Tiếp đó mẹ có thể thay đổi qua lại bằng cách cho bé nằm nghiêng trái, phải.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

2. Lo ngại trẻ bị méo đầu? Hãy cho bé nằm sấp

Nằm sấp giúp phòng tránh hiện tượng con bẹp đầu rất tốt. Đây cũng là một hoạt động để con phát triển thể chất trong những tháng đầu đời sau sinh. Thời điểm cho con nằm sấp hợp lý nhất là trong lúc con còn thức. Bé sơ sinh phần lớn thời gian là ăn ngủ. Vì thế mẹ hãy tranh thủ một vài phút sau khi bé đã được ợ hơi và chưa buồn ngủ để cho bé nằm sấp. Ở tư thế này, các bé sơ sinh sẽ được tập thể dục cho cơ cổ cứng cáp. Nhờ thế bé nhanh biết lẫy mà đầu cũng tròn đẹp hơn.

3. Tạo các hoạt động thể chất cho bé trong lúc thức

Bé được ăn no, tắm táp sạch sẽ, mẹ hãy tranh thủ cho bé thực hiện các hoạt động thể chất đa dạng như nằm sấp, nằm nghiêng, đi dạo, bế bé và nói chuyện với bé. Như vậy sẽ giúp giảm thời gian trẻ nằm một chỗ quá lâu và sẽ không còn hiện tượng con bẹp đầu nữa.

Bạn có thể chưa biết:

Cách chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh giúp đầu bé tròn đẹp

Trẻ sơ sinh nằm nghiêng có sao không, có bị méo đầu hay ngạt thở hay không?

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

4. Không nên để bé nằm xe đẩy hoặc trong nôi quá lâu

Khi đưa bé đi dạo hoặc đi xa, mẹ hãy thường xuyên cho bé ra ngoài vận động thay vì để bé nằm quá lâu trong xe đẩy. Nhờ đó, bé sẽ ít bị bẹp đầu hơn. 

5. Khi bế bé, mẹ đừng quên thay đổi tư thế bế trái, phải thường xuyên

Để tránh bé có thể bị bẹp đầu, tư thế bế trẻ cũng rất quan trọng. Mẹ hay người thân bế bé thì đừng quên đổi bên thường xuyên cho trẻ.

6. Một cách hiệu quả nữa là mẹ có thể xoa đầu bé hằng ngày

Trẻ bị méo đầu có tròn lại được không? Câu trả lời là có bằng cách xoa đầu bé hằng ngày. Khi đặt bé nằm, hãy cho lưng bé xuống trước. Sau đó điều chỉnh đầu bé ở vị trí thích hợp. Mẹ nhẹ nhàng xoa đầu cho bé từ 2-3 phút mỗi ngày để giúp đầu bé tròn đẹp hơn. 

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Khi trẻ đã được hơn 8 tháng nhưng đầu vẫn bị móp thì bố mẹ có thể áp dụng cách chữa bẹp đầu cho bé là dùng mũ chỉnh đầu tròn để định hình lại hình dáng đầu. Mặc dù vậy có 1 điểm cần lưu ý là mũ này sẽ không còn hiệu quả khi bé hơn 1 tuổi, vì lúc này xương sọ đang dính lại và não phát triển chậm hơn.

Nếu hình dạng đầu của bé không phải là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm thì bố mẹ không cần phải lo lắng vì điều này hoàn toàn có thể cải thiện được khi trẻ được điều chỉnh tư thế nằm. Khi trẻ lên 6 – 8 tháng tuổi, đây là giai đoạn trẻ bắt đầu ngồi vững và hạn chế thời gian nằm, hộp sọ của bé cũng sẽ tự thay đổi và tiếp tục biến đổi dần dần sau đó. Khi trẻ lớn nhưng vẫn còn bị méo đầu thì tốt nhất nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và điều trị chuyên môn.

6 cách trên mẹ nên thực hiện đồng thời và làm hàng ngày trong 3 tháng đầu đời của bé. Như vậy mẹ sẽ không còn phải lo lắng chuyện con bẹp đầu nữa rồi.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Theo theAsianparent Thái Lan

Bài viết liên quan:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Video liên quan

Chủ Đề