Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán Ngân hàng

            Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm: nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Thông tư này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.

Những nội dung quan trọng, cần lưu ý của Thông tư 133/2016/TT-BTC bao gồm:

Thứ nhất, quy định chung về kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thông tư số 133/2016 áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa [gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ] thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Theo Thông tư 133/TT-BTC, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và các văn bản sửa đổi, thay thế nhưng phải báo cho cơ quan thuế.

Đơn vị tiền tệ trong kế toán là Đồng Việt Nam. Các đơn vị chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ thì nếu đáp ứng yêu cầu có thể chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.

Doanh nghiệp phải được sự chấp thuận của Bộ Tài chính khi bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung, phương pháp hạch toán.

Ngoài ra, Thông tư số 133 hướng dẫn doanh nghiệp có thể mở thêm tài khoản cấp 2, cấp 3 đối với những tài khoản không có quy định tài khoản cấp 2, 3 tại Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp.

Thứ hai, về tài khoản kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo Thông tư 133/2016, chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, nhập, xuất các loại tiền và tính số tồn tại quỹ, từng tài khoản.

Các khoản thu, chi bằng tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định. Khoản hạch toán tiền gửi ngân hàng phải có giấy báo Nợ, báo Có hoặc bảng sao kê của ngân hàng.

Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ. Nếu phát sinh giao dịch bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán như sau: Bên Nợ các tài khoản áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế; Bên Có được lựa chọn tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền hoặc tỷ giá giao dịch thực tế theo Thông tư số 133/BTC.

Nếu doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên Có thì khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được ghi nhận tại thời điểm chi tiền hoặc ghi nhận định kỳ.

Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên giao dịch.

Nguyên tắc ghi sổ kế toán, kết cấu và nội dung phản ánh của từng Tài khoản kế toán cụ thể xem tại Thông tư 133.

Thứ ba, về báo cáo tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và gửi Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan Thống kê.

Riêng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao còn phải nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu nếu được yêu cầu.

Ngoài ra, Thông tư 133 còn có những quy định về chứng từ kế toán, sổ kế toán và hình thức kế toán  doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Xem chi tiết  văn bản tại đây: 133/2016/TT-BTC

Phan Thị Thảo Trang

Làm việc trong ngành liên quan đến hạch toán kế toán, nhân viên Ngân hàng cần phải nắm chắc những văn bản quy định; đảm bảo công việc được hoàn thành đúng quy định và không xảy ra sai sót.

Văn bản quy định liên quan đến việc hạch toán kế toán Ngân hàng

1. Thông tư 35/2019/TT-NHNN Quy định về hạch toán kế toán tài sản cố định; công cụ; dụng cụ và vật liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Thông tư số: 10/2014/TT-NHNN Sửa đổi; bổ sung một số tài khoản trong hệ thống tài khoản hạch toán kế toán các tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN.

3. Thông tư 19/2015/TT-NHNN Quy định hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng nhà nước Việt Nam.

4. Thông tư 22/2017/TT-NHNN về sửa đổi; bổ sung một số điều của hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN và chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

5.Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ hạch toán kế toán doanh nghiệp.

6. Công văn 1687/NHNN-TCKT về ban hành hệ thống tài khoản kế toán.

7. Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN ban hành Chế độ báo cáo tài chính đối với các Tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.

8. Thông tư 49/2014/TT-NHNN sửa đổi Chế độ báo cáo tài chính đối với tổ chức tín dụng kèm theo Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN và Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng kèm theo Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.

9. Nghị định 93/2017/NĐ-CP về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng; chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính; đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước.

  • Hệ thống 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam

  • Văn bản quy định về lập báo cáo tài chính: Quyết định số 04/VBHN-NHNN ban hành chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng.

Những văn bản quy định liên quan đến việc hạch toán kế toán Ngân hàng được xem là “vật bất li thân” của dân kế toán. Bạn cần chú ý theo dõi tin tức thường xuyên để cập nhật những mẫu văn bản mới nhất.

Thông tư 132/2018/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ

          Ngày 28 tháng 12 năm 2018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 132/2018/TT-BTC hướng dẫn về chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ.

          Đối tượng áp dụng Thông tư này là các doanh nghiệp siêu nhỏ, bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp [thuế TNDN] theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế và phương pháp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.

          Theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có không quá 10 lao động đóng BHXH; doanh thu năm hoặc nguồn vốn không quá 03 tỷ đồng nếu thuộc lĩnh vực nông – lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và xây dựng; Có không quá 10 lao động đóng BHXH và tổng doanh thu không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng vốn không quá 03 tỷ đồng nếu thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ.

          Chế độ này có một số điểm đặc biệt như sau:

- Về tổ chức bộ máy: Doanh nghiệp siêu nhỏ được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải có kế toán trưởng.

- Về Sổ kế toán: Doanh nghiệp siêu nhỏ được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán phù hợp. Nếu không tự xây dựng được thì sử dụng biểu mẫu và phương thức ghi chép tại Thông tư này;

- Về phương pháp kế toán: Doanh nghiệp siêu nhỏ không có nhu cầu thì không bắt buộc phải mở các tài khoản kế toán mà chỉ ghi đơn trên sổ kế toán để theo dõi các khoản doanh thu và thu nhập;

- Về báo cáo tài chính: Doanh nghiệp siêu nhỏ không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan thuế. Ngoài các báo cáo theo quy định, doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lập các báo cáo kế toán phục vụ cho quản trị, điều hành của doanh nghiệp.

          Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/02/2019, áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/4/2019.

          Quý khách hàng có thể tham khảo chi tiết về Thông tư 132/2018/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề