Mẹo chữa chín mé

Cách chữa chín mé luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm từ độc giả. Bởi vì chín mé là một bệnh ngoài da phổ biến, nếu không biết cách điều trị và giữ vệ sinh thì bệnh sẽ dai dẳng và rất dễ tái phát. Vậy bệnh chín mé là gì và cách điều trị chín mé như thế nào để hiệu quả nhất? Cùng cafeculturel tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Chín mé là gì?

Bệnh chín mé hay còn gọi là bệnh giáp sang, là hiện tượng nổi mụn mủ đầu ngón tay, ngón chân, thường do nhiễm trùng tụ cầu mủ [S.aureus], Herpes, trong y học gọi là bệnh Panaris. Vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể người bằng cách xâm nhập qua các vết thương nhỏ, vết trầy xước, vết mủ và các ổ mủ hoặc áp xe ở đầu ngón tay, ngón chân. Đây là một căn bệnh thời đại, nếu không biết cách điều trị và giữ vệ sinh thì bệnh sẽ dai dẳng, dễ tái phát và có thể dẫn đến tàn phế, nặng thì tử vong.

Bệnh chín mé được phân thành 3 loại: chín nông, chín dưới da và chín sâu.

Đây là khi người bệnh ở mức độ nhẹ, vùng da bị bệnh chỉ sưng nhẹ, đỏ ửng và hơi đau. Lúc này chưa có phản ứng mạnh nếu bôi thuốc kịp thời là có thể khắc phục được ngay.

Chín mé dưới da có xu hướng tiến dần đến mức độ sâu. Đây là hình thức đánh dấu sự nhiễm trùng xâm nhập vào các mô mỡ dưới da, dẫn đến đau nhức và co rút các ngón tay, ngón chân. Bệnh chín mé dưới da có thể chỉ bị ảnh hưởng ở đầu ngón tay và ngón chân. 

Bất kỳ ngón tay, ngón chân nào cũng có thể bị nhiễm bệnh nhưng phổ biến nhất là ở ngón cái và ngón trỏ của cả bàn tay và bàn chân. Khi này người bệnh cảm thấy đau nhức nhiều, ăn không ngon, ngủ không yên, đau đầu kèm theo sốt nhẹ, tay chân đau giật dần lên vùng viêm xuất hiện mủ. 

Lúc này, việc điều trị bệnh khó và tốn nhiều thời gian hơn, thuốc uống hay thuốc bôi hầu như không giải quyết được “vấn đề” mà phải tiến hành phẫu thuật [tiểu phẫu] rạch rộng để dẫn lưu mủ.

Đây thường là biến chứng của quá trình chín mé dưới da không được điều trị hoặc vết mổ không đủ sâu để dẫn lưu mủ. Từ đó, gây ra thoái hóa khớp, viêm khớp hoặc viêm bao hoạt dịch gân. 

Khi chín mé sâu xuất hiện sẽ khiến đầu ngón tay sưng tấy, đau rát, da hơi đỏ, nếu để lâu sẽ tạo thành lỗ rò ở vết mổ cũ do viêm tủy xương. Thời gian chữa và điều trị chín mé sâu thường rất lâu, có khi phải mổ đi, mổ lại nhiều lần. Có trường hợp nặng quá phải mổ lấy xương, tháo khớp.

Nguyên nhân gây chín mé 

Tác nhân gây bệnh thường là tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn gây mủ, xâm nhập vào cơ thể người qua các vết xước, vết thủng, vết thương nhỏ. Đặc biệt, vi khuẩn có điều kiện sinh sôi, nảy nở dễ dàng ở những người ra nhiều mồ hôi, khiến bụi bám vào da. 

Thường khi bị trầy xước, người bệnh rất chủ quan cho rằng đó chỉ là ‘chuyện nhỏ’, vết thương ‘qua loa’, sớm muộn gì cũng tự lành, không cần điều trị gì. Vì vậy, hầu như không người bệnh nào có thể điều trị bệnh khi ở giai đoạn nhẹ, chỉ khi bệnh quá nặng mới đi khám, lúc này việc điều trị trở nên khó khăn và rất tốn kém.

Bên cạnh đó, những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh này còn do tác động của cuộc sống hiện đại. Cụ thể, việc làm móng tay, móng chân tại các tiệm nail cũng là một nguyên nhân chủ yếu gây bệnh chín mé. 

Ngoài ra, việc đi giày cao gót, kín mũi, chơi thể thao gây chấn thương cũng gây ra tình trạng chín mé. Chung quy lại, nguyên nhân gây bệnh chín mé từ các yếu tố sau:

Yếu tố bên ngoài

  • Không giữ chân và tay sạch sẽ
  • Tay chân ngâm nước quá lâu
  • Thường xuyên tiếp xúc với đất, cát và những nơi không hợp vệ sinh.
  • Khi cắt móng tay, cắt quá sát da hoặc lấy các góc sâu của 2 bên ngón chân, ngón tay.
  • Đi giày cao gót dày trong thời gian dài

Các yếu tố bên trong

Theo y học cổ truyền, người phát bệnh thường là do can nhiệt, tạng phủ có nhiệt kết hợp với hỏa độc sinh ra quá nóng gây nên. Móng chân là phần còn lại của gân cốt, do nhiệt độc xâm nhập khiến cơ khí không lưu thông dẫn đến viêm nhiễm, hình thành mủ.

Hướng dẫn cách chữa chín mé 

Khi bị nhiễm trùng chín mé, điều quan trọng là phải giữ cho khu vực sạch sẽ để tránh lây nhiễm thêm. Có thể ngâm với thuốc tím loãng, sau đó bôi thuốc mỡ kháng sinh. Nếu chín tạo mủ thì phải rạch dẫn lưu mủ, dẫn lưu, kết hợp dùng kháng sinh. Khi vết thương sưng đau và đáp ứng kém với điều trị thì cần phải chụp X-quang để xác định tình trạng biến chứng của bệnh.

Bệnh chín mé  một phần do thói quen không giữ vệ sinh tốt, vì vậy để phòng bệnh cần phải rửa tay chân sạch sẽ hàng ngày. Tránh ngâm tay, chân trong nước quá lâu. Thay tất thường xuyên, để tránh làm ướt chân. Không đi chân đất, tránh để cát bụi len vào giữa các ngón chân. Tránh đi giày cao gót và giày bít mũi; không đi giày hoặc dép chật.

Khi cắt móng tay lưu ý không cắt sát da hoặc khoét sâu các cạnh ngón chân, ngón tay, không cắt móng hình tròn. Nên cắt móng tay thẳng và giữ cho đầu móng dài hơn da. Điều này ngăn phần góc của móng tay chọc vào da. Tránh làm đầu ngón tay bị thương hoặc trầy xước, khi bị trầy xước ngoài da nên bôi thuốc sát trùng và giữ vệ sinh sạch sẽ.

Phòng bệnh chốc do vi rút Herpes với nhân viên y tế: Mang găng tay khi chăm sóc người bệnh, khi tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh.

Đối với trường hợp trẻ em, trẻ sơ sinh bị chín mé thì bạn cũng đừng quá lo lắng, tuy nhiên trẻ em là đối tượng nhạy cảm và chưa nhận thức được hành vi nên việc điều trị sẽ khó khăn hơn, cần chú ý chăm sóc nhiều hơn và chặt chẽ hơn. Khi phát hiện trẻ bị chín mé, cần đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế, bệnh viện, phòng khám uy tín để được khám và điều trị kịp thời.

Khi trẻ nhỏ bị nhiễm trùng máu [nhất là ở trẻ sơ sinh, biểu hiện càng nặng] sẽ sốt cao liên tục, khó thở, tụt huyết áp, sốc nhiễm trùng… phải điều trị bằng kháng sinh, thậm chí là thở máy. Có nhiều trường hợp vì chủ quan hoặc cha mẹ nhầm với biểu hiện của bệnh cúm dẫn đến tàn phế hoặc tử vong do nhiễm trùng cấp tính.

Các bậc phụ huynh cần chú ý hơn trong việc tắm rửa, vệ sinh hàng ngày cho bé để kịp thời phát hiện những tổn thương trên da và đưa đi khám. Đối với trẻ nhỏ, việc đeo bao tay, bao chân cả ngày trong thời tiết nắng nóng cũng làm tăng nguy cơ này nếu cha mẹ không thường xuyên kiểm tra tay cho trẻ.

Sau khi tắm, bạn cần phải rửa tay chân cho trẻ cho khô ráo rồi mới đeo bao tay, bao chân. Ban ngày phải chú ý để thông thoáng khi trời nắng nóng. Cũng cần chú ý cắt móng tay cho trẻ khi móng tay dài và cắt bằng dụng cụ riêng sạch sẽ, không bấm móng tay quá sát vào da.

Kết luận

Bệnh chín mé xảy ra một phần lớn là ở sự vệ sinh chân tay của mỗi người, vì vậy, hãy luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, cắt móng tay, chân thường xuyên để phòng căn bệnh nguy hiểm này bạn nhé. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn sẽ có được những kiến thức cần thiết về bệnh chín mé cũng như biết cách chữa bệnh chín mé một cách hiệu quả.

Chúc bạn thành công!

Bệnh chín mé ngón tay là tình trạng các đầu ngón tay hoặc các đầu ngón chân của người bệnh bị nhiễm trùng gây ra mủ hoặc áp xe tại các vị trí này. Nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ và không điều trị đúng cách, bệnh có nguy cơ tái phát nhiều lần gây ra nhiều phiền toái, thậm chí có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

1. Những triệu chứng của bệnh chín mé ngón tay

Khi bị bệnh chín mé ngón tay, bệnh nhân thường mệt mỏi, cơ thể tê bì, có thể kèm theo sốt hay đau nhức đầu, đau theo cơn ở vùng ngón tay hay ngón chân bị bệnh, cảm giác ngứa sưng khiến người bệnh rất khó chịu. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn bệnh thì mức độ triệu chứng bệnh có thể thay đổi như sau:

Giai đoạn 1

Giai đoạn 1 thường diễn ra trong khoảng 1 đến 3 ngày đầu. Vị trí đầu ngón tay hay ngón chân của bệnh nhân lúc này có thể bị sưng đỏ lên và có hiện tượng ngứa, rất khó chịu. Người bệnh bị đau nhức và một số trường hợp gặp khó khăn khi cử động ngón tay hay ngón chân bị bệnh.

Vùng viêm có thể lan rộng ra toàn bộ ngón tay

Giai đoạn 2:

Giai đoạn 2 của bệnh diễn ra từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7. Ở giai đoạn này những triệu chứng của bệnh trở nên rõ ràng hơn. Vùng viêm không chỉ ở đầu ngón tay hay đầu ngón chân mà có thể lan rộng ra toàn bộ ngón tay hoặc ngón chân bị bệnh. Người bệnh cảm nhận rõ ràng sự căng tắc, đau và giật theo nhịp đập của mạch máu. Bệnh nhân có thể kèm theo triệu chứng sốt.

Giai đoạn 3:

Giai đoạn này được gọi là giai đoạn chín mé mưng mủ. Với những bệnh nhân mắc bệnh do virus Herpes, sau quá trình ủ bệnh diễn ra trong vòng 2 đến 20 ngày, bệnh nhân bắt đầu thấy cảm giác đau ở đầu ngón tay hoặc ngón chân bị sưng đỏ, cơ thể mệt mỏi và có thể bị sốt.

Sau đó, mụn nước nổi lên tại vị trí tổn thương với kích thước khoảng 1 - 3mm. Khi mụn bị vỡ sẽ tiết ra dịch trong suốt hoặc đục, hay có màu đỏ của máu và gây nhiễm trùng. Từ đó, virus, xâm nhập vào các dây thần kinh ở da, rồi tiếp đến xâm nhập vào hạch thần kinh, cuối cùng là tồn tại ở tế bào Schwann. Đối với những cơ thể có hệ miễn dịch yếu thì virus rất dễ hoạt động trở lại và khiến bệnh tái phát.

2. Những nguyên nhân gây bệnh chín mé ngón tay

Nguyên nhân phổ biến gây bệnh chín mé ngón tay là vi khuẩn tụ cầu vàng và Herpes. Những vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết xước trên da và gây bệnh. Đối với những trường hợp bệnh nhân có cơ địa ra nhiều mồ hôi, hay phải tiếp xúc và làm việc ở những môi trường có nhiều bụi bẩn thì virus sẽ có điều kiện thuận lợi để sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng hơn.

Vi khuẩn liên tụ cầu là một trong những nguyên nhân gây bệnh

Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

- Những người có thói quen làm móng tay hay móng chân ở các cửa hàng làm móng: Trong quá trình thực hiện làm móng tay, móng chân cho khách hàng, nếu nhân viên có thể gây ra những vết xước ở vùng ngón chân, ngón tay, nếu không chú ý vệ sinh, xử lý đúng cách có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh. Hơn nữa, nếu sử dụng kìm bấm có chứa vi khuẩn để làm cho khách hàng thì khi xuất hiện vết xước, vi khuẩn sẽ càng có nhiều cơ hội xâm nhập và gây bệnh.

Cắt móng quá sâu làm tăng nguy cơ bị bệnh

- Thói quen đi giày cao gót: Những đôi giày cao gót giúp phụ nữ tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, nữ tính, nhưng thói quen đi giày cao gót cũng gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của bạn. Khi mang giày cao gót bít mũi thì đầu ngón chân dễ bị ra nhiều mồ hôi, khi không may bị trầy xước thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khuẩn bệnh như tụ cầu vàng và Herpes xâm nhập, gây bệnh.

- Chấn thương ở đầu ngón tay hoặc đầu ngón chân do chơi thể thao hoặc do các nguyên nhân khác cũng có nguy cơ dẫn tới chín mé ngón tay.

- Người thừa cân béo phì

- Người bị nhiễm bệnh HIV đang trong quá trình điều trị.

3. Phải làm sao khi bị chín mé ngón tay

Khi bị chín mé ngón tay, người bệnh cần đặc biệt lưu ý vệ sinh thật cẩn thận vùng ngón tay hoặc ngón chân bị bệnh để tránh tình trạng nhiễm trùng lan rộng. Bệnh nhân có thể dùng thuốc tím để ngâm rửa vùng da bị bệnh, sau đó bôi thuốc mỡ kháng sinh.

Vệ sinh tay sạch sẽ để phòng ngừa bệnh

Trong trường hợp vị trí chín mé bị mưng mủ, bệnh nhân nên rạch vị trí chín mé để đẩy hết mủ ra ngoài và sau đó sát trùng, bôi mỡ kháng sinh.

Nếu vị trí sưng mé gây đau nhiều và không có nhiều cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp làm sạch, sát trùng,… người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chụp X-quang xác định tình trạng bệnh.

Khi bị chín mé ngón tay, bạn không nên chủ quan mà nên điều trị bệnh sớm và dứt điểm, tránh để bệnh biến chứng. Một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải như viêm xương, viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, nhiễm trùng máu, thậm chí những trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Để phòng bệnh chín mé ngón tay, bạn cần lưu ý những điều sau:

+ Nên vệ sinh chân tay sạch sẽ mỗi ngày.

+Tránh ngâm chân trong nước quá lâu.

+ Nên hạn chế đi chân đất để tránh tình trạng các kẽ ngón chân bị cát bụi dính vào.

+ Khi cắt móng tay, móng chân, bạn cần lưu ý không nên cắt quá sát vào da và không nên lấy khóe quá sâu ở hai cạnh của ngón tay hoặc ngón chân. Không nên cắt móng tròn mà hãy cắt thẳng để móng nhô ra một chút để bảo vệ da.

+ Đối với nhân viên y tế: Nên đi găng tay khi tiếp xúc với bệnh nhân, đặc biệt khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bệnh.

+ Không nên để trẻ có thói quen mút tay.

Trên đây là những thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa bệnh chín mé ngón tay. Bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các bác sĩ Da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết hơn.

Video liên quan

Chủ Đề