Các trường hợp hình thành thay đổi chấm dứt tư cách cổ đông công ty cổ phần

Chào luật sư: Công ty của chúng tôi là công ty cổ phần, vốn điều lệ 6 tỷ nhưng thực tế chúng tôi góp vào hơn 10 tỷ để kinh doanh nhà hàng. Kể từ khi kinh doanh nhà hàng chúng tôi giao cho một cổ đông [Gọi là A, nắm 30% vốn điều lệ] điều hành việc kinh doanh. Kể từ khi A điều hành nhà hàng thì không ghi chép sổ sách, không hóa đơn chứng từ, nhà hàng luôn luôn trong tình trạng lỗ. Đến nay, nhà hàng đóng cửa vì vắng khách do Covid-19. Công nợ hiện nay với các đối tác là hơn 3 tỷ đồng, nhưng đều do một mình A biết, chúng tôi không hề biết khoản này, và A cũng không xuất trình được các giấy tờ chứng minh các khoản nợ này. Nay chúng tôi gọi điện, nhắn tin mời A lên giải quyết công nợ nhưng A không đến, không nghe máy. Ba người chúng tôi [nắm 70% vốn] hiện nay muốn tiếp tục đầu tư, tổ chức lại để gây dựng lại nhà hàng, chấp nhận trả các khoản nợ kia cho A chỉ mong muốn A không còn là cổ đông để không được hưởng lợi ích sau này nếu nhà hàng phát triển.

Vậy tôi có thể chấm dứt tư cách cổ đông của A được không nếu A vẫn cứ chây ì, không hợp tác? Trách nhiệm của A với các khoản nợ không tên kia thế nào? Cám ơn Luật sư.

1. Có thể chấm dứt tư cách cổ đông của A được không?

Theo quy định của pháp luật, cổ đông công ty là người hoặc pháp nhân sở hữu ít nhất 01 cổ phần trong Công ty cổ phần. Tư cách cổ đông sẽ theo họ đến khi nào họ vẫn sở hữu cổ phần công ty và không ai có quyền chấm dứt tư cách cổ đông của họ. Trừ một số trường hợp:

Cổ đông là cá nhân chết, là tổ chức bị giải thể, phá sản;

Chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác;

Công ty mua lại cổ phần của cổ đông;

Tặng cho cổ phần cho người khác;

Dùng cổ phần để trả nợ cho người khác;

Chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn quy định.

Do đó có thể thấy trong trường hợp công ty của bạn, bạn không thể chấm dứt tư cách cổ đông của A nếu như A không chuyển nhượng hoặc tặng cho cổ phần của mình cho người khác. Việc A nắm 30% cổ phần công ty đồng nghĩa với việc A được hưởng quyền và nghĩa vụ tương ứng với sổ cổ phần đó.

2. Trách nhiệm của cổ đông A với các khoản nợ nêu trên

Như bạn trình bày, công ty đã gần như ủy quyền toàn bộ hoạt động của nhà hàng cho A thì bạn cần xem lại các văn bản thỏa thuận, quy chế, điều lệ công ty. Nếu A thực hiện các hành vi vượt quá phạm vi quyền thì phải chịu trách nhiệm với các thiệt hại đó. Còn A thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ được giao mà gây thiệt hại thì các cổ đông khác cũng phải chấp nhận gánh chịu một phần. Hơn nữa, việc phó mặc cho 1 cổ đông điều hành hoạt động công ty đồng nghĩa với việc các cổ đông còn lại cũng đã chấp nhận chịu thiệt thòi.

3. Giải pháp

Việc cổ đông chây ì không tham gia điều hành công ty, không tham gia khắc phục hậu quả do kinh doanh thua lỗ không làm mất đi tư cách cổ đông của họ. Tuy nhiên bạn lo lắng rằng, khi 3 cổ đông còn lại gây dựng lại công ty trở lên lớn mạnh, cổ đông A kia nghiễm nhiên được hưởng lợi ích từ đó, đây là lo lắng hoàn toàn có cơ sở. Do đó, để hạn chế điều này, chúng tôi có một số giải pháp gửi bạn tham khảo.

Giải pháp 1: Công ty  tiến hành họp đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi quyền và nghĩa vụ của cổ đông, triệu tập A đến, nếu A không đến họp thì vẫn đủ điều kiện diễn ra đại hội [trên 51% là được tiến hành]. Tại đây, Đại hội đồng cổ đông xem xét lại và thay đổi quyền và nghĩa vụ của cổ đông, đưa ra các quy định khắt khe đối với các cổ đông nếu họ không chấp nhận thì có thể “rời khỏi công ty”. Căn cứ điều 129 Luật Doanh nghiệp 2014.

Giải pháp 2: Nâng vốn điều lệ công ty. Việc nâng vốn điều lệ Công ty lên sẽ khiến % cổ phần của A bị giảm dẫn đến A không còn nắm nhiều quyền hành trong công ty. Ví dụ: Công ty đang 6 tỷ mà A chiếm 30%. nay tăng lên 60 tỷ thì A chỉ chiếm 3% thôi. Với 3% thì cổ đông gần như không thể quyết định nhiều tới hoạt động của công ty.

Giải pháp 3: Không bổ nhiệm A vào thành viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan đầu não của Công ty, nếu không còn là thành viên Hội đồng quản trị thì A cũng không có nhiều quyền hạn trong công ty.

Trên đây là ý kiến của Công ty về trường hợp của bạn, nếu có thắc mắc vui lòng gọi hotline để gặp Luật sư trực tiếp giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

Mục lục bài viết

  • 1. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh
  • 1.1 Quyền tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty
  • >> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162
  • 1.2 Quyền nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký
  • 1.3 Quyền được sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký.
  • 1.4 Quyền được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty.
  • 2. Nghĩa vụ của các thành viên hợp danh
  • 3. Xác lập và chẩm dứt tư cách thành viên góp vốn

1. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh

Quyền của thành viên hợp danh được quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020, gồm những quyền nổi bật dưới đây:

1.1 Quyền tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty

trong đó giá trị biểu quyết của các thành viên hợp danh là như nhau, không phân biệt theo vốn góp nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

về nguyên tắc, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết, quyền của các thành viên họp danh trong việc quyết định các vấn đề của công ty không phụ thuộc vào vốn góp. Nghĩa là, người góp vốn ít có thể có quyền ngang với người góp vốn nhiều, điều này tạo cơ chế khuyến khích những nhà đầu tư có năng lực tài chính thấp nhưng có khả năng kinh doanh tốt ra sức đóng góp vào sự phát triển của công ty. Các quy định khác của Luật doanh nghiệp năm 2020 đã cụ thể hóa vấn đề này thông qua cách thức tiến hành biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên, hay biểu quyết cho phép thành viên hợp danh khác chuyển nhượng vốn... chủ yếu dựa trên số lượng thành viên hợp danh. Đây là điểm thể hiện tính chất đối nhân đậm nét của công ty họp danh, góp phần tạo nên sự khác biệt so với công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần.

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

1.2 Quyền nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký

đại diện theo pháp luật cho công ty khi đàm phán, ký kết hợp đồng với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty.

Như đã trình bày ở các phần trên, mỗi thành viên hợp danh là mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty, hành vi của thành viên hợp danh có thể đem lại những trách nhiệm về tài sản cho công ty và các thành viên hợp danh còn lại. Bởi vậy, khi ký kết hợp đồng, thành viên hợp danh phải xem xét, cân nhắc những điều kiện mà thành viên đó cho là có lợi nhất cho công ty.

Ngoài ra, theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 thì các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó. Như vậy, về cơ bản thì thỏa thuận phân chia quyền kinh doanh giữa các thành viên hợp danh chỉ có ý nghĩa nội bộ giữa họ.

1.3 Quyền được sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký.

Quyền được yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong thẩm quyền nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của chính thành viên đó. Đây là những quyền giúp việc tiến hành kinh doanh của các thành viên hợp danh được thực hiện ưên thực tế, đặc biệt trường hợp thành viên hợp danh phải lấy tài sản cá nhân của mình để phục vụ việc kinh doanh của công ty thì có quyền được bù đắp theo quy định pháp luật và Điều lệ công ty.

1.4 Quyền được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty.

Khác với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần việc chia lợi nhuận dựa trên tỷ lệ phần vốn góp vào công ty, đối với công ty hợp danh có thể lựa chọn phương án chia lợi nhuận theo thỏa thuận trong Điều lệ công ty. Điều này có ý nghĩa khích lệ lớn cho các nhà đầu tư ít vốn nhưng giỏi quản trị điều hành kinh doanh.

Ngoài ra, các thành viên hợp danh còn có các quyền khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty. Chẳng hạn như quyền yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty khi xét thấy cần thiết; khi công ty giải thể hoặc phá sàn, được chia một phần giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác...

2. Nghĩa vụ của các thành viên hợp danh

được quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020, một số nghĩa vụ nổi bật như:

Tiến hành quản lý và thực hiện công việc kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất bảo đảm lợi ích họp pháp tối đa cho công ty và tất cả thành viên.

Trung thực, cẩn trọng và bảo đảm lợi ích tốt nhất cho công ty là những nghĩa vụ của người quản lý ở mọi loại hình doanh nghiệp. Trong công ty họp danh, điều này càng có ý nghĩa quan trọng, bởi đây là điều kiện để các nhà đầu tư riêng lẻ liên kết lại với nhau hình thành sợi dây ràng buộc giữa các thành viên hợp danh. Khi liên kết này được hình thành, các thành viên hợp danh có quyền nhân danh công ty để ký kết hợp đồng kinh doanh, đưa công ty tham gia vào các quan hệ pháp luật. Dĩ nhiên, “trung thực”, “cẩn ữọng” vốn là những cụm từ khó xác định giới hạn nội dung nhưng chúng ta có thể được làm rõ thông qua những vụ việc cụ thể. Với nghĩa vụ này, thành viên hợp danh phải đặt lợi ích của công ty lên trước hết và không để mình rơi vào những tình huống có khả năng xảy ra xung đột lợi ích giữa công ty và lợi ích cá nhân. Việc thành viên hợp danh vi phạm nghĩa vụ này, đồng nghĩa với việc phá vỡ liên kết hợp danh đã được hình thành ban đầu, là cơ sở để công ty xem xét khai trừ thành viên hợp danh ra khỏi công ty.

Tiến hành quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty. Từ quy định này, trường hợp thành viên hợp danh nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác nhưng không từ hoạt động kinh doanh của công ty thì không có trách nhiệm hoàn trà lại cho công ty.

Ví dụ: công ty hợp danh A có hai thành viên hợp danh là AI và A2, với ngành, nghề mua bán gạo, việc Al hay A2 nhân danh tư cách cá nhân để nhận tài sản từ việc thực hiện hoạt động kinh doanh văn phòng phẩm [không thuộc ngành, nghề kinh doanh của công ty hợp danh A] thì không có trách nhiệm phải hoàn trả số tài sản này cho công ty hợp danh A. Chế tài này được đặt ra nhằm răn đe các thành viên hợp danh phải trung thành, cẩn trọng và đặt lợi ích của công ty hợp danh lên tối thượng thay vì lợi ích cá nhân hay lợi ích của người khác.

Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty.

Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ.

Định kỳ hằng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu;

Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 và Điều lệ công ty.

3. Xác lập và chẩm dứt tư cách thành viên góp vốn

Nếu như các thành viên hợp danh là những người quản lý của công ty hợp danh thì thành viên góp vốn lại không được tham gia vào việc điều hành, quàn lý doanh nghiệp. Vai trò của thành viên góp vốn gần như một nhà đầu tư thụ động, đơn thuần góp vốn và nhận lợi tức khi công ty kinh doanh có lợi nhuận. Bởi vậy, phạm vi đối tượng có thể trở thành thành viên góp vốn rộng hơn so với đối tượng có thể frở thành thành viên hợp danh. Từ các quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 có thể khái quát các trường hợp xác lập tư cách thành viên góp vốn như sau:

[i] Tham gia góp vốn thành lập công ty hợp danh.

[ii] Góp vốn khi công ty tăng thêm vốn điều lệ. Trong trường hợp này theo Luật doanh nghiệp năm 2020, việc tiếp nhận thành viên mới phải được Hội đồng thành viên chấp thuận,

[iii] Nhận chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp từ thành viên góp vốn của công ty. Luật doanh nghiệp năm 2020 không quy định cụ thể về việc chuyển nhượng vốn của thành viên góp vốn, từ quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 có thể hiểu việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn dựa trên sự tự nguyện của thành viên này mà không cần phải thông qua thủ tục nào.

[iv] Được thừa kế, được tặng cho phần vốn góp; trường hợp thành viên góp vốn chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty. Người thừa kế trong trường hợp này được thừa kế cả phần vốn góp và tư cách thành viên góp vốn của thành viên đã chết.

[v] Các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Trong số các cách thức xác lập tư cách thành viên góp vốn như trên, có trường hợp dẫn đến hệ quả làm chấm dứt tư cách thành viên góp vốn cùa người khác. Cụ thể:

[i] Thành viên góp vốn là cá nhân bị chết.

[ii] Thành viên tặng cho toàn bộ phần vốn góp cùa mình cho người khác.

[iii] Thành viên góp vốn bị khai trừ khỏi công ty.

[iv] Thành viên góp vốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.

[v] Các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Nhìn chung, việc xác lập và chấm dứt tư cách thành viên góp vốn đơn giản hơn so với thành viên hợp danh trong công ty hợp danh. Vì chế độ trách nhiệm hữu hạn mà thành viên góp vốn cũng không bị ràng buộc trách nhiệm sau khi chấm dứt tư cách thành viên như đối với thành viên hợp danh.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề