Mệnh lệnh từ trái tim nghĩa là gì

Họ đã kiên cường như thế

Đoàn cán bộ y tế đầu tiên đến với tâm dịch miền Nam gồm 79 bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Được phân công tham gia tiếp đón, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó có nhiều bệnh nhân nặng và rất nặng tại Bệnh viện đa khoa Gò Vấp [T.P Hồ Chí Minh], hơn một tháng qua, các thành viên của Đoàn đã nỗ lực rất nhiều. BSCKII. Lê Hùng Vương, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Trưởng Đoàn tình nguyện nói: Chúng tôi phải tranh thủ từng phút để giành lại sự sống cho những bệnh nhân nặng. Trong những ngày dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như thế này, mỗi bệnh nhân thoát khỏi “lưỡi hái của tử thần” chính là món quà quý giá nhất dành cho sự nỗ lực của các bác sĩ. 

Khi đoàn cán bộ y tế của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đang hết lòng điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 thì 301 tình nguyện viên của Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên cũng lên đường chi viện cho T.P Hồ Chí Minh vào ngày 20 và 21-7. Sau khi đến nơi, 36 cán bộ, bác sĩ và 265 sinh viên đã ngay lập tức bắt tay vào truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19. Theo Tiến sĩ Nguyễn Kiều Giang, Phó Hiệu trưởng Nhà trường, Trưởng đoàn tình nguyện: Dù nhiệm vụ rất vất vả nhưng điều đáng mừng nhất là sức khỏe của các tình nguyện viên vẫn ổn định. Giờ đây, niềm vui mỗi ngày của chúng tôi là số ca nhiễm mới giảm dần. 

Sẵn sàng “chia lửa” với miền Nam ruột thịt, ngày 11-8 vừa qua, thêm 190 cán bộ y tế của Thái Nguyên lại tiếp tục lên đường chi viện cho các tỉnh miền Nam. Trong đó, 60 người thuộc các bệnh viện trên địa bàn tỉnh được chia làm 2 đoàn [10 bác sĩ, 20 điều dưỡng và kỹ thuật viên/đoàn] hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Long An. 130 cán bộ y tế của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đến làm việc tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19, trực thuộc Bệnh viện, đặt tại tỉnh Long An.

Khu điều trị bệnh nhân nặng tại Bệnh viện đa khoa Gò Vấp [T.P Hồ Chí Minh].

Làm việc trong điều kiện dịch bệnh bủa vây, môi trường khắc nghiệt, nhiều người đã bị kiệt sức do mặc đồ bảo hộ cả ngày. Nhưng ngay sau khi bình phục, họ lại nhanh chóng quay trở lại làm việc với tinh thần cao nhất. Bởi những người con “đất thép” ấy hiểu rằng, khi mình ốm, nằm một chỗ đồng nghĩa với việc nhiều đồng nghiệp phải kiêm thay phần việc của bản thân... Với tinh thần không sợ “lửa nóng và nước lạnh”, môi trường khắc nghiệt của ngành Y đã tôi luyện những người con của Thái Nguyên có một tinh thần thép, luôn kiên cường, không ngại gian khổ, hiểm nguy để hoàn thành tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh.

Hẹn ngày chiến thắng 

Biết trước những gian khó phải trải qua khi viết đơn tình nguyện đến với tâm dịch  nhưng những người con của Thái Nguyên vẫn kiên định với lựa chọn của mình. Hoàng Ngọc Lan, sinh viên Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên, 1 trong các tình nguyện viên đã lên đường chi viện cho T.P Hồ Chí Minh chống dịch COVID-19 chia sẻ: Lúc này, đất nước đang rất cần những thanh niên tràn căng sức trẻ như chúng em. Em mong muốn được góp sức nhỏ bé của mình vào công tác phòng, chống dịch COVID-19. Em tin rằng, sự đồng lòng, quyết tâm của tất cả mọi người sẽ giúp đất nước ta chiến thắng đại dịch.

Giống như Lan, rất nhiều sinh viên năm cuối của Trường đại học Y - Dược Thái Nguyên đã tình nguyện lên đường, không lo lắng đến những khó khăn, vất vả và hiểm nguy có thể gặp phải ở tâm dịch. Các bạn đã gác lại kỳ thi tốt nghiệp với ý nghĩ “Khi tổ quốc gọi, chúng tôi sẵn sàng”.

Tuổi trẻ lên đường, chưa vướng bận chuyện gia đình, con cái nên những lo toan về hậu phương cũng giảm đi “phân nửa”. Tuy nhiên, nhiều người khi quyết định đến với tâm dịch đồng nghĩa với việc bỏ lại con thơ nơi quê nhà. Đơn cử như Thạc sĩ Dược Hồ Lương Nhật Vinh, giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên. Đến với tâm dịch Long An khi bao lo toan thường nhật và cả việc chăm sóc con nhỏ đặt lên vai người chồng, nhưng vì sự bình yên của đất nước, vợ chồng chị vẫn sẵn sàng “biết sống xa nhau” khi Tổ quốc cần…

Vẫn biết, “cuộc chiến” này sẽ còn nhiều gian nan và chưa hẹn ngày trở về. Dẫu biết, ở hậu phương, gia đình, cha mẹ và con thơ đang lo lắng khôn nguôi. Dù vậy, những chiến sĩ áo trắng nơi tuyến đầu vẫn lên đường mang theo nhiệt huyết, tinh thần vững vàng và hẹn ngày chiến thắng trở về. Họ tin rằng, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm của các thầy thuốc chắc chắn sẽ được trả công xứng đáng bằng việc dịch bệnh bị đẩy lùi.

Lấy phương châm “Không để trẻ em bị đói ăn, thiếu mặc và không để bất cứ trẻ em nào vì hoàn cảnh khó khăn mà phải bỏ học” làm mệnh lệnh từ trái tim, là tình cảm trách nhiệm và là phương châm hành động trong thực hiện các hoạt động chăm lo cho trẻ em...”, đây là chỉ đạo của ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, trong diễn đàn mới đây.

Các em thiếu nhi bày tỏ ý kiến một cách sinh động với lãnh đạo tỉnh tại diễn đàn vừa qua.

Khi trẻ em bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình

Trong không khí cởi mở của Diễn đàn lãnh đạo tỉnh lắng nghe trẻ em nói lần đầu tiên được tổ chức, với tinh thần tự tin, các em thiếu nhi đã mạnh dạn bày tỏ những suy nghĩ, chính kiến và mong muốn của mình với lãnh đạo xoay quanh các vấn đề liên quan trực tiếp đến các em.

Theo em Lê Thị Thanh Huệ, học sinh lớp 8 Trường THCS Trịnh Văn Thì [thị xã Long Mỹ], đây là lần đầu tiên cháu tham gia diễn đàn và được nói ra tiếng nói của mình. “Dẫu sinh sống ở vùng sông nước nhưng rất nhiều bạn học chung với cháu không biết bơi, do đó, cháu mong muốn ngành chức năng, chính quyền các cấp quan tâm xây dựng hồ bơi tại địa phương”, Thanh Huệ chia sẻ.

Còn em Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, học sinh lớp 7, Trường THCS Nguyễn Văn Quy [huyện Châu Thành] cũng mạnh dạn bày tỏ tại diễn đàn. Mỹ Hạnh cho biết: “Nhu cầu vui chơi, giải trí của chúng cháu cũng được nâng lên, tuy nhiên điều kiện của địa phương vẫn còn hạn chế như chưa có nhà thiếu nhi để chúng cháu được rèn luyện và nâng cao năng khiếu của mình. Rất mong cô chú lãnh đạo quan tâm”.  

Liên quan đến vấn đề học trực tuyến, em Sơn Minh Tú, học sinh lớp 9 Trường THCS Nguyễn Văn Quy [huyện Châu Thành], chia sẻ: “Thời gian qua dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chúng cháu học trực tuyến, một số bạn có hoàn cảnh khó khăn thiếu thiết bị học tập phải học nhờ, học nhóm nhưng việc học cũng chưa thật sự đạt hiệu quả cao. Rất mong các cô chú quan tâm, hỗ trợ, để chúng cháu có điều kiện học tập tốt hơn”.

Từng câu hỏi đặt ra không chỉ thể hiện cách nhìn của các em với các vấn đề xung quanh, mà còn cho thấy được trách nhiệm đối với việc chung.

Diễn đàn nhiều ý nghĩa

Nói về ý nghĩa của diễn đàn, bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết: “Diễn đàn lãnh đạo tỉnh lắng nghe trẻ em nói là nơi các em thiếu nhi bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình với lãnh đạo về những vấn đề các cháu quan tâm và có liên quan đến các cháu. Hoạt động này thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với công tác trẻ em, góp phần thực hiện các mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tạo điều kiện cho các cháu phát triển một cách toàn diện cả về nhân cách, trí tuệ và tinh thần”.

Lắng nghe, ghi chép cẩn thận từng ý kiến của các em đặt ra, đại diện các sở, ban, ngành liên quan đã tiếp nhận, chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng; đồng thời, trực tiếp trả lời từng câu hỏi, giải đáp những thắc mắc trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình. Ông Trần Văn Tuấn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhìn nhận: Hiện nay toàn tỉnh chỉ có 2 nhà văn hóa thiếu nhi ở thành phố Vị Thanh và thành phố Ngã Bảy. Trong nhà văn hóa thiếu nhi có các loại hình câu lạc bộ về lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao. Đối với các huyện, thị không có nhà văn hóa thiếu nhi, các cháu có thể liên hệ trung tâm văn hóa, thông tin - thể thao tại địa phương, tại đây có hoạt động của các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ. Từ đó, các cháu có thể tham gia hoạt động rèn luyện, phát huy năng khiếu của bản thân.

Về vấn đề hồ bơi, đến nay trên địa bàn tỉnh có 15 hồ bơi, nhu cầu phổ cập bơi phòng, chống đuối nước cho các cháu hiện tại vẫn chưa thể đáp ứng được hết. Do đó, ngành đã thường xuyên phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn mở các lớp phổ cập bơi cho các cháu. Sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan khảo sát vị trí địa điểm kêu gọi xã hội hóa đầu tư các hồ bơi, giúp các cháu có điều kiện học bơi, góp phần phòng, chống tai nạn đuối nước, xây dựng môi trường sống an toàn cho các cháu.

Cùng với phổ cập bơi, thời gian qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, trang bị các kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước, phòng chống tai nạn thương tích cho gia đình và chính bản thân trẻ em, thực hiện mô hình “Ngôi nhà an toàn, trường học an toàn, cộng đồng an toàn”, góp phần phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.

Còn về vấn đề học trực tuyến, theo bà Nguyễn Ngọc Ánh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo: Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chuyển từ học trực tiếp sang học trực tuyến, các em học sinh gặp nhiều khó khăn, cho nên các em đề xuất, mong muốn những học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo hộ khó khăn được hỗ trợ trang thiết bị học tập. Thực hiện chương trình “Sóng và máy tính cho em”, tỉnh đã vận động xã hội hóa gần 6,5 tỉ đồng, Sở Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành đấu thầu, để hỗ trợ kịp thời, giúp các em học trực tuyến được thuận lợi hơn.

Với tinh thần yêu trẻ và trách nhiệm cao, từng vấn đề đặt ra tại diễn đàn đã được trả lời thấu đáo. Diễn đàn lãnh đạo tỉnh lắng nghe trẻ em nói là hoạt động thiết thực, ý nghĩa, tạo sự chuyển biến về nhận thức, hành động về thực hiện quyền trẻ em, hướng tới xây dựng một môi trường sống an toàn, thân thiện, an toàn, lành mạnh cho trẻ em.

- Ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chỉ đạo: “Lãnh đạo tỉnh và các cấp, các ngành tiếp tục duy trì các buổi diễn đàn lắng nghe ý kiến của các cháu. Tiếp tục cụ thể hóa những chương trình đề án, quyết sách của Trung ương, đề ra những giải pháp thực hiện để làm sao giúp trẻ em Hậu Giang phát triển một cách toàn diện về điều kiện sống, học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí và rèn luyện”.

- Bà Lê Thị Thanh Lam, Phó trưởng Đoàn chuyên trách ĐBQH tỉnh, cho biết: Qua diễn đàn như thế này giúp các cháu bày tỏ tâm tư, tình cảm và biết về Luật Trẻ em, để hiểu về trách nhiệm, bổn phận của mình. Thông qua diễn đàn, lãnh đạo các cấp luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các cháu, từ đó có những giải pháp giúp các cháu phát triển một cách toàn diện về nhân cách, kỹ năng, góp phần đưa Luật Trẻ em vào cuộc sống. 

Bài, ảnh:  BÍCH CHÂU

Video liên quan

Chủ Đề