Tại sao singapore lại phát triển

Nước Singapore có diện tích chỉ 660 km2, rộng hơn thành phố Hà Nội của Việt Nam một chút. Đi xe máy một lèo hơn 30 phút là đi xuyêt hết cả đất nước. Dân số chỉ gần 5 triệu người, xấp xỉ dân số Sài Gòn. Tài nguyên thiên nhiên hoàn toàn không có gì cả. Chỉ có con người, và một ít đất để ở. Năm 1960, GDP của Singapore chỉ là 0,7 tỷ đô-la Mỹ, thu nhập bình quân đầu người chỉ là 427 đô-la Mỹ/ năm. Thế mà năm 2005, GDP của Singapore đã là hơn 116 tỷ đô-la Mỹ, thu nhập bình quân đầu người là 26,892 đô-la Mỹ/năm. Nước Singapore hiện nay là nước có thu nhập bình quân đầu người lớn thứ 2 ở châu Á, sau Nhật Bản và nằm trong hàng các nước tiên tiến, văn minh, giàu có nhất trên thế giới.

Vị thế của nước Singapore nhỏ bé cũng rất lớn trên trường quốc tế. Singapore là một trong những nước sáng lập ra khối ASEAN. Năm nay 2007, nước Singapore giữ chức Chủ tịch ASEAN.

Còn nước Việt Nam ta có diện tích gấp hơn 50 lần nước Singapore, dân số gấp gần 20 lần, tài nguyên thiên nhiên cũng phong phú, dồi dào hơn Singapore nhiều, nhưng GDP của ta năm 2005 chỉ là xấp xỉ 60 tỷ đô-la Mỹ, thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 500 đô-la Mỹ/năm.

Vì sao nước Singapore đạt được sự phát triển thần kỳ như vậy? Và ông Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapre có thể đến nước ta để có lời khuyên chân thành, giúp các nhà lãnh đạo nước ta về kinh nghiệm phát triển đất nước.

Nước Singapore là thuộc địa của Anh từ năm 1826. Đến năm 1946, nước Singapore giành được tư cách nước độc lập, nhưng vẫn nằm trong Khối liên hiệp Anh. Năm 1954, ông Lý Quang Diệu, một luật sư trẻ tốt nghiệp ở Anh đã tham gia sáng lập ra Đảng Nhân dân Hành động [PAP: People`s Action Party] của Singapore. Và chỉ 5 năm sau khi ra đời, đảng PAP của ông Lý Quang Diệu đã giành được thắng lợi trong bầu cử. Năm 1959, ông Lý Quang Diệu- Tổng bí thư đảng PAP đã trở thành vị Thủ tướng người Singapore đầu tiên của nước Singapore độc lập nằm trong Khối liên hiệp Anh. Khi đó luật sư Lý Quang Diệu mới 36 tuổi.

Năm 1963, Singapore tham gia vào Liên bang Malaysia, nhưng chỉ 2 năm sau, đến năm 1965 lại tách ra thành nước độc lập.

Ông Lý Quang Diệu, Tổng bí thư đảng PAP, đã làm Thủ tướng Singapore suốt 31 năm, từ năm 1959, đến năm 1990.

Đảng PAP của ông Lý Quang Diệu đã lãnh đạo đất nước Singapore từ khi giành được độc lập từ người Anh năm 1959 đến nay, cũng giống như Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân Việt Nam từ ngày giành được độc lập từ người Pháp năm 1945 đến nay. Những kinh nghiệm mà Singapore làm được rất cần để chúng ta học tập.

Trọng dụng người tài

Kinh nghiệm đầu tiên có thể thấy được là đảng PAP của ông Lý Quang Diệu tập hợp được rất nhiều người tài, người có học vấn cao. Là người lãnh đạo, thì cần phải có nhiều người tài. Không có tài, thì không thể lãnh đạo được. Đó là ý kiến của ông Lý Quang Diệu. Bản thân ông Tổng bí thư Lý Quang Diệu đã tốt nghiệp ngành luật ở trường đại học danh tiếng Cambridge của Anh năm 1949, khi ông 26 tuổi.

Vị Tổng bí thư thứ hai của đảng PAP, và cũng là vị Thủ tướng thứ hai của Singapore, từ năm 1990 đến năm 2004, là ông Goh Chok Tong, tốt nghiệp tại trường Đại học danh tiếng Williams College, Mỹ, về chuyên ngành Phát triển kinh tế.

Vị Tổng bí thư thứ ba của đảng PAP, tức là Thủ tướng thứ 3 hiện nay của Singapore Lý Hiển Long, con trai cả của ông Lý Quang Diệu, sinh năm 1952, cũng đã tốt nghiệp trường Đại học Cambridge của Anh về ngành toán và vi tính. Sau đó ông Lý Hiển Long còn học về Hành chính công tại đại học Harvard - Mỹ.

Các đại biểu quốc hội Singapore là người của đảng PAP và các bộ trưởng cũng là người của đảng PAP, cũng đều tốt nghiệp các trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Ông Phó thủ tướng Jayakumar, đảng viên đảng PAP,  phụ trách về an ninh quốc gia đã tốt nghiệp tại khoa Luật, trường Đại học Yale Law của Mỹ. Đây là trường đại học mà vợ chồng ông Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã học. Ông Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao George Yong-Boon Yeo, đảng viên đảng PAP, sinh năm 1954, cũng tốt nghiệp trường Cambridge của Anh. Ông Bộ trưởng Chánh Văn phòng Nội các Lim Swee Say, sinh năm 1954, đảng viên đảng PAP, tốt nghiệp trường Loughborough của Anh. Ông Bộ trưởng Bộ quốc phòng Teo Chee Hean, sinh năm 1954, tốt nghiệp trường Đại học Hoàng gia Imperial College London - Anh.

Quan điểm của ông Tổng bí thư đảng kiêm Thủ tướng Lý Quang Diệu về trọng dụng, thu hút nhân tài đã được đảng PAP thực hiện triệt để, rất có hiệu quả. “Lãnh đạo xấu sẽ đuổi người tốt,người giỏi, không cho họ được giữ những chức vụ quan trọng”, ông Lý Quang Diệu đã có lần nói như vậy. Nước Singapore không những tìm và sử dụng người tài trong công dân Singapore, mà còn thu hút nhân tài từ nước khác đến. Người tài đến Singapore làm việc, được định cư lâu dài, và được gia nhập quốc tịch Singapore dễ dàng.

Đảng PAP trực tiếp lãnh đạo đất nước

Kinh nghiệm thứ hai là người của đảng Nhân dân hành động PAP của ông Lý Quang Diệu trực tiếp nắm các vị trí lãnh đạo đất nước. Tổng bí thư đảng luôn luôn nắm chức Thủ tướng. Các đảng viên cao cấp nắm các chức Bộ trưởng. Từ đó mà đường lối của đảng PAP được thự hiện trực tiếp qua các đảng viên nắm chức vụ lãnh đạo Nhà nước.

Tiếng Anh là quốc ngữ

Kinh nghiệm thứ ba để phát triển đất nước Singapore là đào tạo tiếng Anh, đưa tiếng Anh lên làm ngôn ngữ chính thức, cùng với tiếng Hoa. Ông Lý Quang Diệu lãnh đạo đảng PAP để giành độc lập cho nhân dân Singapore từ người Anh, bỏ sự lãnh đạo của người Anh, nhưng ông không bỏ tiếng Anh. Và cả bộ máy hành chính mà người Anh xây dựng lên ở Singapore trong hơn 100 năm đô hộ, nước Singapore cũng không bỏ. Ông Lý Quang Diệu cho tiếp thu tất cả nền hành chính tiên tiến đó. Nhân dân được tự do cư trú, quyền tư hữu không bị xóa bỏ.

Ở nước Việt Nam ta, sau khi giành độc lập từ người Pháp, thì ta cũng bỏ luôn tiếng Pháp. Và những cung cách quản lý hành chính tiên tiến, khoa học, không nhiều quan liêu giấy tờ do Pháp xây dựng lên ở nước ta  cũng không được tiếp tục áp dụng.

Về tầm quan trọng của tiếng Anh, ông Lý Quang Diệu nói: “-Nắm vững tiếng Anh, đó là chìa khóa để giành lấy tri thức, công nghệ cao của phương Tây”.

Nhà nước dân chủ, tôn trọng dân

Kinh nghiệm thứ tư của Singapore là xây dựng một nhà nước dân chủ, tôn trọng dân. Ông Lý Quang Diệu nói “Nếu chúng ta không ra sức làm việc, thì khi nhân dân mất lòng tin, tội lỗi sẽ thuộc về chúng ta.,Khi nhân dân đã mất hết lòng tin, thì họ sẽ đòi hỏi một chính phủ kiểu khác”. Ông Lý Quang Diệu cho rằng người dân không quan tâm lắm đến thể chế, hình thức chính phủ, mà họ quan tâm đến “ họ có được một chính phủ được thành lập qua bầu cử, họ có khả năng bầu ra chính phủ của họ và chính phủ sẽ đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ và cho con cháu mai sau”.

Chống tham nhũng

Kinh nghiệm thứ năm là kiên quyết chống tham nhũng. Ông Lý Quang Diệu nói “Sự sống còn của Singapore hoàn toàn dựa vào sự liêm khiết và hiệu suất của các bộ trưởng và quan chức cao cấp của Chính phủ”. Ông nhiều lần khẳng định “nhân dân quyết không thể dung tha những phần tử đầu cơ và lưu manh”. Về độ trong sạch của bộ máy nhà nước, Singapore được xếp thứ 5 trong năm 2005, thuộc hàng trong sạch nhất thế giới. Nhưng muốn chống tham nhũng tốt và muốn thu hút được nhân tài, phải trả lương xứng đáng.

Vào năm 1985, ông Lý Quang Diệu khi đó nói rằng nước Singapore có 676 người giàu có thuế thu nhập nộp ngân sách còn cao hơn lương các Bộ trưởng. Nhưng 3 vị bộ trưởng Tài chính, Quốc phòng, và Nhà ở có vai trò quan trọng cho nước Singapore hơn 676 vị có thu nhập cao kia. Và tiền lương trả cho toàn bộ bộ máy Chính phủ Singapore năm 1985 đó chỉ là hơn 2,5 triệu đô-la Mỹ. Trong khi bộ máy Chính phủ đó quản lý một đất nước có GDP là 17 tỷ đô-la Mỹ [1985]. Còn công ty Vận tải biển Singapore chỉ làm ra doanh số hơn 1 tỷ đô-la Mỹ, nhưng tiền lương của lãnh đạo cao cấp của công ty đó là gần 2 triệu đô-la Mỹ.

Từ đó ông Lý Quang Diệu quyết tâm tăng lương cho các vị trí chủ chốt lãnh đạo đất nước. Hiện nay tiền lương của các Bộ trưởng và Thủ tướng Singapore thuộc hàng cao nhất trên thế giới. Lương của Thủ tướng Singapore cao gấp gần 2 lần Thủ tướng Nhật và Tổng thống Mỹ, tức khoảng gần nửa triệu USD một năm. Lương các Bộ trưởng cũng ở dưới mức đó một chút.

Những kinh nghiệm của Singapore rất đáng để VN chúng ta nghiên cứu học hỏi. Họ làm được và trở thành một con rồng của Châu Á, còn chúng ta thì sao?

Minh Tuấn
[Từ Tokyo]

Singapore là một quốc gia có diện tích khá nhỏ, chỉ với 725,7km2 với 5,7 triệu người, thấp hơn nhiều so với 3.359km2 và hơn 8 triệu người của thủ đô Hà Nội. Thế nhưng GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương [PPP] của Singapore lại đạt 107.604 USD/người, đứng thứ 3 thế giới. Trong khi đó con số này của Việt Nam lại chỉ vào khoảng 8.066 USD/người, đứng thứ 128.

Vậy tại sao Singapore lại giàu đến vậy?

Con hổ Châu Á

Theo hãng tin CNBC, Singapore là một nước nhỏ đến mức mọi người có thể lái xe xuyên quốc gia này chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Không những thế, Singapore không có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Thậm chí ngay cả tài nguyên con người của Singapore cũng không thực sự nổi trội vào thập niên 1960.

Trên thực tế, ưu thế lớn nhất khiến Singapore vượt trội so với những quốc gia khác thời kỳ này là vị trí địa lý. Quốc gia này nằm trên tuyến đường thương mại quan trọng nối giữa Châu Á và Châu Âu. Đây cũng là một trong những lý do quan trọng khiến đế quốc Anh quyết định thuộc địa khu vực nhỏ bé này vào năm 1819.

Tất nhiên, Singapore không phải quốc gia duy nhất có vị trí địa lý quan trọng cho tuyến đường hàng hải thương mại nối liền Á-Âu. Gần đó, Malaysia và Thái Lan cũng có vị trí địa lý đẹp nhưng họ lại không tận dụng được lợi thế như Singapore đã làm.

Hãng tin CNBC cho rằng trong khi nhiều nước cố gắng tách biệt khỏi các đế quốc thực dân thì Singapore lại giữ mối quan hệ khá chặt chẽ với Anh, kể cả sau khi quốc gia này đã giành độc lập vào năm 1965. Chính điều này đã khiến Singapore xây dựng nên hình ảnh một nền kinh tế mở với các nhà đầu tư cũng như tiếp cận được với những nguồn lực từ Phương Tây.

Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng khi xuất khẩu đóng vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Dẫu vậy vào thời điểm đó, không nhiều quốc gia nhận thấy được tầm quan trọng của xuất khẩu.

Chính nhờ coi trọng xuất khẩu mà Singapore đã trở thành một trong 4 "con hổ" Châu Á khi thương mại thúc đẩy tăng trưởng mạnh từ thập niên 1960.

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định sự tăng trưởng mạnh mẽ của 4 nền kinh tế này chủ yếu là do xuất khẩu, công nghiệp hóa cùng với những chính sách đúng đắn từ các nhà lãnh đạo.

Trong thời kỳ này, Singapore không hề có nguồn lực con người vượt trội so với các nền kinh tế khác. Tỷ lệ thất nghiệp cao đầu thập niên 1960 cùng với trình độ dân trí không hề vượt trội là một thách thức với chính phủ. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng nhà ở khi người dân phải chui rúc trong các khu ổ chuột cũng làm các nhà lãnh đạo Singapore đau đầu.

Nhằm giải quyết tình hình, chính phủ Singapore quyết định tập trung xây dựng những khu nhà công giá rẻ, qua đó không chỉ giải phóng những khu ổ chuột, nâng cao tiêu chuẩn sống mà còn tạo công ăn việc làm cho người dân. Đồng thời, Singapore cũng tạo ra được một tầng lớp lao động kỷ luật khi buộc người dân xây dựng chính những căn hộ cho bản thân họ.

Trong thập niên 1960, chỉ khoảng 9% dân số Singapore sống trong các căn hộ chung cư công giá rẻ thì con số này là hơn 80% hiện nay.

Bên cạnh đó, những quy định khắt khe về quyền lao động khiến tiêu chuẩn làm việc được nâng cao, ý thức nhân viên được cải thiện và tạo nên môi trường làm việc hiệu quả.

Không dừng lại ở đó, chính phủ Singapore còn giảm thuế nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, qua đó thúc đẩy tăng trưởng cùng hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp. Nhờ những chính sách hiệu quả mà tỷ lệ thất nghiệp tại Singapore đã giảm từ 14% năm 1959 xuống chỉ còn 4,5% trong thập niên 1970.

Cổ phần hóa

Đến thập niên 1980, Singapore đã là một trong những công xưởng sản xuất lớn của khu vực, đồng thời là nhà sản xuất ổ cứng hàng đầu thế giới. Thế nhưng đến ngày nay, sản xuất chỉ đóng góp khoảng 20% GDP.

Nếu nhìn vào biểu đồ tăng trưởng của Singapore, nền kinh tế này có 2 giai đoạn bứt phá là cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 2000.

Nguyên nhân chính là vào cuối thập niên 1980, Singapore đã thực hiện cổ phần hóa các công ty viễn thông quốc doanh nhằm thúc đẩy tính cạnh tranh của thị trường. Đến đầu thập niên 2000, chính phủ tiếp tục nới lỏng các ngành tài chính hay bảo hiểm.

Nhờ đó, ngành dịch vụ của Singapore đã gia tăng đóng góp từ 24% GDP năm 1985 lên hơn 70% năm 2017. Hàng loạt các tập đoàn quốc tế bắt đầu đặt trụ sở chi nhánh khu vực tại Singapore nhờ những lợi thế về dịch vụ và thuận tiện trong hệ thống tài chính.

Sức hút của Singapore trở nên ngày một lớn với nhiều tập đoàn quốc tế và nhờ đó đóng góp nhiều hơn cho GDP. Hiện Singapore vẫn nằm trong top những quốc gia dễ làm ăn nhất thế giới.

Người dân có hạnh phúc?

Singapore là một trong những ví dụ điển hình của sự thành công khi chuyển đổi từ nền kinh tế đang phát triển sang quốc gia phát triển. Thế nhưng người dân Singapore có thực sự hạnh phúc? Câu trả lời là không hoàn toàn hạnh phúc. Nguyên nhân chính là do chi phí sinh hoạt quá cao và bất bình đẳng thu nhập lớn.

Trong vài năm trở lại đây, Singapore luôn được xếp hạng là một trong những khu vực đắt đỏ nhất thế giới, vượt qua cả thủ đô London-Anh, thành phố New York-Mỹ. Phần lớn sự đắt đỏ này là do những lệ phí như thuế xe hơi, khiến Singapore trở thành nơi đắt nhất thế giới cho việc mua và sử dụng một chiếc ô tô. Ngoài ra, Singapore cũng là nước đắt thứ 3 thế giới về khoản mua sắm quần áo.

Mặc dù vậy, những mặt hàng dịch vụ như chăm sóc y tế cá nhân, đồ gia dụng hay nhiều dịch vụ khác tại Singapore lại rẻ hơn so với các nước láng giềng nhờ cơ sở hạ tầng tốt.

Theo CNBC, mức thu nhập bình quân hàng tháng của Singapore vào khoảng 3.270 USD/người. Tuy nhiên khoảng 20% thu nhập này được người dân dùng để tiết kiệm trong ngân hàng nhằm đối phó với những tình huống phát sinh ở quốc gia có chi phí sinh hoạt thuộc hàng cao nhất thế giới. Chính điều này đã giới hạn sức tiêu dùng của người dân Singapore.

Tất nhiên, với mức thu nhập cao như trên, Singapore có đến 184.000 triệu phú đang sinh sống. Con số này khá ấn tượng với một quốc gia nhỏ bé nhưng không phản ánh hết được thực tại.

Trên thực tế, Singapore có mức bất bình đẳng thu nhập cao hơn nhiều so với các quốc gia phát triển khác. Xét theo chỉ số Gini Coefficient đo lường bất bình đẳng thu nhập, Singapore đạt 0,356 điểm vào năm 2017, đứng sau cả Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản hay Anh về mức bình đẳng.

Tình hình nghiêm trọng đến mức nhiều cuộc khảo sát và nghiên cứu đã được thực hiện, cho thấy những người sống ở chung cư công tại Singapore khó kết bạn, cưới vợ hay có cơ hội việc làm hơn những người ở khu nhà tư nhân.

Chính phủ Singapore đã coi vấn đề này là ưu tiên cần giải quyết hàng đầu của quốc gia nhưng theo CNBC, hiện nền kinh tế này vẫn chưa có nhiều cải thiện hay những biện pháp hiệu quả nào để giải quyết tình hình.

Video liên quan

Chủ Đề