Mệnh giá của một giấy tờ có giá là gì

Mệnh giá là gì? Mệnh giá là một khái niệm được hiểu với nhiều nghĩa tương ứng với nhiều khía cạnh khác nhau thuộc lĩnh vực tài chính như trái phiếu, cổ phiếu, bảo hiểm, tiền tệ,… Vậy mệnh giá là gì? Ý nghĩa của mệnh giá cổ phiếu và trái phiếu như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu chi tiết các thông tin liên quan trong bài viết dưới đây. Mời các bạn theo dõi.

Mệnh giá là gì

Mệnh giá là số tiền gốc được in sẵn hoặc ghi trên giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với giấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ. Theo đó:

  • Đối với tiền tệ, mệnh giá là giá trị được in trên bề mặt của đồng tiền. Về cơ bản thì mệnh giá chính là giá trị thực tế của đồng tiền, song trong một số trường hợp thì nó chỉ là giá trị danh nghĩa, ví dụ khi đồng tiền được đúc bằng vàng chẳng hạn.
  • Đối với cổ phiếu, mệnh giá chính là mức giá gốc của cổ phiếu [ở Việt Nam được quy định chung là 10.000đ/cp]. Sau khi phát hành và được mua đi bán lại trên thị trường, giá cả của chứng khoán [thị giá] sẽ biến động theo quan hệ cung cầu.
  • Đối với trái phiếu, mệnh giá là số tiền gốc hoặc số tiền thu lại được khi đáo hạn. Tiền lãi được tính theo một số phần trăm nhất định của mệnh giá. Trước khi đáo hạn, giá trị thực tế của một trái phiếu có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn mệnh giá, tùy thuộc vào thời gian, lãi suất và rủi ro đi kèm với trái phiếu đó. Khi đáo hạn, giá trị thực tế của trái phiếu sẽ vừa đúng bằng mệnh giá.
  • Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, mệnh giá là giới hạn trách nhiệm của hãng bảo hiểm, mức bồi thường trong trường hợp người được bảo hiểm chết. Trong bảo hiểm tài sản thì mệnh giá là số tiền bảo hiểm, số tiền tối đa mà hãng bảo hiểm phải bồi thường trong các điều kiện như quy định trong hợp đồng.

2. Ý nghĩa của mệnh giá

2.1. Mệnh giá cổ phiếu:

Giá trị mệnh giá của cổ phiếu không có liên quan đến giá trị thị trường. Giá trị mệnh giá của một cổ phiếu là giá trị được ghi cụ thể trong điều lệ công ty. Vì thế, mệnh giá được hiểu là giá trị danh nghĩa của một chứng khoán được xác định bởi công ty phát hành và là giá tối thiểu của nó.

Mệnh giá cổ phiếu không có giá trị thực tế đối với nhà đầu tư khi đã đầu tư nên mệnh giá cổ phiếu sẽ không liên quan đến giá trị trường của cổ phiếu đó. Nói cách khác, mệnh giá không tác động đến giá trị thị trường của cổ phiếu.

Mệnh giá cổ phiếu thường chỉ có ý nghĩa quan trọng vào thời điểm công ty phát hành cổ phiếu thường trong lần đầu tiên huy động vốn thành lập công ty. Tại thời điểm đó mệnh giá thể hiện số tiền tối thiểu công ty phải nhận được trên mỗi cổ phiếu mà công ty phát hành ra.

Mệnh giá cổ phiếu thông thường được sử dụng để ghi sổ sách kế toán của của công ty.

2.2. Mệnh giá trái phiếu:

Mệnh giá trái phiếu hiện nay được xem là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay mà người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu.

Bên cạnh đó thì mệnh giá trái phiếu cũng thể hiện số tiền các chủ thể là người phát hành phải hoàn trả khi trái phiếu đến hạn.

Hiện nay, trên thị trường cũng có khá nhiều loại trái phiếu tùy thuộc vào nhà phát hành là ai và đối với mỗi loại trái phiếu khác nhau thì sẽ có mệnh giá được quy định khác nhau. Ví dụ như: Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, có hiệu lực từ 01/02/2019, có quy định về mệnh giá trái phiếu như sau:

  • Trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước, mệnh giá là 100.000 [một trăm nghìn] đồng Việt Nam hoặc bội số của 100.000 [một trăm nghìn] đồng Việt Nam.
  • Mệnh giá của trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế thực hiện theo quy định tại thị trường phát hành.

Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về mệnh giá là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

  • Email:
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979

Phát hành giấy tờ có giá là một trong những hình thức huy động vốn của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tổ chức tín dụng cần tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này.

Căn cứ pháp lý:

– Luật tổ chức tín dụng năm 2010

– Luật tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017

– Thông tư 34/2013/TT-NHNN

– Thông tư 16/2016/TT-NHNN

1.Đối tượng phát hành và đối tượng mua giấy tờ có giá

Đối tượng phát hành 

a] Ngân hàng thương mại.

b] Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

c] Công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn từ tổ chức.

d] Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam phát hành theo quy định tại Giấy phép thành lập và hoạt động.

Đối tượng mua 

a] Đối tượng mua giấy tờ có giá là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài. Đối tượng mua giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành lần đầu trên thị trường sơ cấp không bao gồm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con của tổ chức tín dụng.

b] Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con của tổ chức tín dụng là cổ đông hiện hữu của tổ chức tín dụng phát hành thì được mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của tổ chức tín dụng đó trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật về góp vốn, mua cổ phần.

2.Hình thức phát hành

– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có giá theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh, giấy tờ có giá vô danh.

– Đối với người mua giấy tờ có giá là tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phát hành giấy tờ có giá theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh.

– Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức ghi sổ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành cấp cho người mua giấy chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá.

3. Các nội dung của giấy tờ có giá

– Nội dung bao gồm:

a] Tên tổ chức phát hành;

b] Tên gọi [kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền];

c] Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán;

d] Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi

e] Ghi rõ giấy tờ có giá ghi danh, vô danh;

g] Đối với giấy tờ có giá ghi danh phải ghi rõ tên tổ chức, số giấy phép thành lập hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh, địa chỉ của tổ chức mua [nếu người mua là tổ chức]; tên, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, địa chỉ của người mua giấy tờ có giá [nếu người mua là cá nhân];

h] Đối với trái phiếu chuyển đổi phải ghi rõ thời hạn chuyển đổi trái phiếu, tỷ lệ chuyển đtrái phiếu thành cổ phiếu;

i] Đối với trái phiếu kèm chứng quyền phải ghi rõ điều kiện được mua cổ phiếu phổ thông của người sở hữu chứng quyền, số lượng cổ phiếu được mua của từng đơn vị chứng quyền, các quyền lợi và trách nhiệm khác của người nắm giữ chứng quyền;

k] Ký hiệu, số sê-ri phát hành;

l] Phiếu trả lãi kèm theo giấy tờ có giá phải có các chi tiết liên quan đến giấy tờ có giá [số sê-ri, mệnh giá], lãi suất, số tiền được lĩnh, kỳ hạn lĩnh lãi;

m] Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành hoặc người được ủy quyền theo quy định pháp luật và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định;

n] Các nội dung khác có liên quan.

– Giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ phải được thiết kế và in n để đảm bảo khả năng chống giả cao.

5. Đồng tiền phát hành, thanh toán và mệnh giá của giấy tờ có giá

– Giấy tờ có giá được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam.

– Mệnh giá tối thiểu là một trăm nghìn [100.000] đồng. Các mệnh giá lớn hơn mệnh giá tối thiểu phải là bội số của mệnh giá tối thiểu.

– Mệnh giá [trừ trái phiếu] phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sn hoặc theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành với người mua.

– Mệnh giá của trái phiếu phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn trên trái phiếu.

Mệnh giá phát hành theo hình thức ghi sổ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành thỏa thuận với người mua.

6. Lãi suất

– Lãi suất do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành quyết định phù hợp với lãi suất thị trường và quy định hiện hành về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

– Trong thời hạn phát hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động điều chnh lãi suất phù hợp với quy định về điều chnh lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.

>>>Xem thêm Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường

Chủ Đề