Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là bao nhiêu

Nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi lên 125 triệu đồng

[NLĐO] – Với hạn mức mới, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bảo đảm toàn bộ tiền gửi của khoảng 91% người gửi tiền trong hệ thống ngân hàng.

  • Vì sao chưa nâng mức bảo hiểm tiền gửi lên 100 triệu đồng?

  • Băn khoăn hạn mức bảo hiểm tiền gửi

  • Tăng trách nhiệm bảo hiểm tiền gửi lên 75 triệu đồng

  • Lình xình bảo hiểm tiền gửi

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 32/2021/QĐ-TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm.

Quyết định này quy định về hạn mức trả tiền bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm tiền gửi đối với người được bảo hiểm tiền gửi.

Theo đó, số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi [gồm cả gốc và lãi] của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng.

Mức này đã tăng thêm 50 triệu đồng so với quy định trước đó tại Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg là 75 triệu đồng.

Đối với các khoản tiền gửi đã phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm nhưng chưa được chi trả theo quy định tại Luật Bảo hiểm tiền gửi trước ngày 12-12-2021, hạn mức trả tiền bảo hiểm thực hiện theo quy định tại Quyết định số 21.

Quyết định 32 có hiệu lực từ ngày 12-12-2021.

Hạn mức bảo hiểm tiền gửi được nâng từ 75 triệu đồng lên 125 triệu đồng từ ngày 12-12

Theo Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, kể từ ngày 12-12-2021, trong trường hợp tổ chức tín dụng bị mất khả năng chi trả hoặc phá sản, người gửi tiền sẽ được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả tối đa 125 triệu đồng, bao gồm cả gốc và lãi.

Hạn mức 125 triệu đồng phù hợp với năng lực tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, hướng tới bảo vệ toàn bộ đối với 90% - 95% người gửi tiền được bảo hiểm theo thông lệ quốc tế. Đồng thời, hạn mức bảo hiểm tiền gửi cũng cần phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam, tương xứng với thu nhập bình quân đầu người và tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người.

Với hạn mức 125 triệu đồng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bảo đảm bảo vệ toàn bộ đối với tiền gửi của khoảng 91% người gửi tiền trong hệ thống ngân hàng, phù hợp với năng lực tài chính, đồng thời đáp ứng thông lệ quốc tế.

Hiện Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đang bảo hiểm cho tiền gửi của người gửi tiền tại 1.283 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi [bao gồm 97 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1.181 quỹ tín dụng nhân dân, 1 ngân hàng hợp tác xã và 4 tổ chức tài chính vi mô].

Thái Phương

Tuy nhiên, người dân không phải đóng phí BHTG mà tổ chức tham gia BHTG [tổ chức tín dụng, ngân hàng] phải nộp phí BHTG với mức là 0,15% tính trên số dư tiền gửi được bảo hiểm bình quân và phí điều chỉnh theo mức độ rủi ro.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam [BHTGVN] là tổ chức tài chính nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, có vai trò rất quan trọng trong thực thi chính sách công của nhà nước. Tuy nhiên, để giảm thiểu gánh nặng cho nhà nước và với tư cách là một bên cùng hưởng lợi, nhằm nâng cao ý thức hoàn thiện mình, nên các tổ chức tham gia BHTG cũng phải có nghĩa vụ đóng góp tài chính thông qua phí BHTG.

 Luật Bảo hiểm tiền gửi quy định phí BHTG là khoản tiền mà tổ chức tham gia BHTG phải nộp cho BHTGVN để bảo hiểm cho tiền gửi của người gửi tiền được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG. Theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi, khung phí BHTG do Thủ tướng Chính phủ quy định theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Căn cứ khung phí, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức phí BHTG cụ thể đối với tổ chức tham gia BHTG trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này.

Như trên đã nói, từ khi thành lập đến nay, BHTGVN thực hiện thu phí theo phương thức thu phí trước và thu phí đồng hạng với mức 0,15%/tổng số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG. Điều này đã giúp BHTGVN chủ động nguồn lực tài chính để triển khai nhanh chóng khi xảy ra chi trả BHTG.

Theo Luật BHTG, Thông tư số 312/2016/TT-BTC và Thông tư 20/2020/TT-BTC quy định chế độ tài chính đối với BHTGVN, Quỹ Dự phòng nghiệp vụ được hình thành từ các nguồn sau: Tiền thu phí BHTG hàng năm; thu nhập từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi sau khi trích một phần để trang trải chi phí hoạt động của BHTGVN theo quy định; các khoản tiền bảo hiểm không có người nhận theo quy định; số tiền còn lại [nếu có] từ việc thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo quy định; chênh lệch thu chi tài chính còn lại hàng năm sau khi trích lập Quỹ đầu tư phát triển và Quỹ khen thưởng, phúc lợi theo quy định; và thu nhập từ các khoản cho vay đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Theo đó, phí BHTG do các tổ chức tham gia BHTG nộp cho BHTGVN được đưa vào Quỹ dự phòng nghiệp vụ.

Theo Thông tư 312/2016/TT-BTC ngày 24/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, thì toàn bộ phí BHTG do tổ chức tham gia BHTG nộp cho BHTGVN được bổ sung vào Quỹ dự phòng nghiệp vụ dùng để chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có văn bản chấm dứt hoạt động để thanh lý hoặc Tòa án có quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản theo quy định của Luật phá sản.

Bên cạnh nghiệp vụ chi trả BHTG, BHTGVN còn sử dụng Quỹ dự phòng nghiệp vụ cho vay đặc biệt khi tham gia kiểm soát đặc biệt các tổ chức tín dụng theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2017, khoản 13 Điều 13 Luật BHTG và Quyết định số 593/QĐ-BHTG ngày 7.9.2018, cũng như hướng dẫn thực hiện quy chế về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt số 1327/HD-BHTG ngày 29.10.2019.

Tính đến ngày 31.12.2021, Quỹ dự phòng nghiệp vụ của BHTGVN đạt 75,9 nghìn tỉ đồng, tăng 18,04% so với cùng kỳ năm 2020. Với nguồn Quỹ dự phòng nghiệp vụ này, BHTGVN có thể sẵn sàng chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền khi cần thiết và tham gia có hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng.

[thitruongtaichinhtiente.vn] - Tiền gửi là yếu tố quan trọng, đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Do đó, việc xây dựng cơ chế bảo đảm phù hợp cho tiền gửi sẽ giúp tạo thêm lòng tin cho người gửi tiền vào các tổ chức tín dụng [TCTD].  Hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi [BHTG] chính là công cụ tối ưu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, đảm bảo an toàn hệ thống tài chính, ngân hàng quốc gia.

Hạn mức chi trả BHTG ở Việt Nam qua các giai đoạn

Theo thông lệ, chính sách BHTG tập trung bảo vệ quyền lợi của số đông khách hàng, là những người gửi tiền nhỏ, có thu nhập thấp, ít thông tin và hiểu biết tài chính để lựa chọn nên gửi tiền ở ngân hàng nào. Ở Việt Nam, lượng khách hàng nhỏ lẻ thường chiếm khoảng 75-80%, với số tiền gửi chỉ bằng 10-15% tổng lượng tiền gửi vào ngân hàng.

Ở Việt Nam,  hạn mức BHTG ban đầu [năm 1999] là 30 triệu đồng cho mỗi người gửi tiền tại một tổ chức tham gia BHTG. Hạn mức này được đánh giá là phù hợp với thông lệ quốc tế vào thời điểm áp dụng, tức là tương đương 5,5 lần GDP bình quân đầu người và bảo vệ được toàn bộ tài khoản của khoảng 80% số người gửi tiền nếu ngân hàng bị phá sản, giải thể, trong khi hạn mức chi trả trên thế giới vào khoảng 3-12 lần GDP bình quân.

Năm 2005, hạn mức BHTG được điều chỉnh tăng lên 50 triệu đồng, bảo vệ được toàn bộ tài khoản khoảng 81% khách hàng gửi tiền và tương đương 3 lần GDP bình quân đầu người.

Năm 2017, hạn mức BHTG tăng lên 75 triệu đồng, có khả năng bảo vệ toàn bộ được 87,32% số lượng người gửi tiền và gấp khoảng 1,5 lần GDP bình quân đầu người của năm 2016.

Hạn mức BHTG được quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật BHTG “là số tiền tối đa mà tổ chức BHTG trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia BHTG khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm”. Hạn mức BHTG được xác định phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của từng quốc gia và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng nhìn chung phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau: Thu nhập quốc nội [GDP] bình quân đầu người; tỷ lệ người gửi tiền được bảo vệ trên tổng số người gửi tiền; và quy mô quỹ BHTG.

Vì sao hạn mức trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền được nâng lên 125 triệu đồng?

Ngày 20/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 32/2021/QĐ-TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm. Quyết định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2021, thay thế Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg ngày 15/6/2017. Theo đó, số tiền tối đa tổ chức BHTGVN chi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật BHTG [gồm cả gốc và lãi] của một cá nhân tại một tổ chức tham gia BHTG khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125.000.000 đồng [một trăm hai mươi lăm triệu đồng]. Đối với các khoản tiền gửi đã phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm nhưng chưa được chi trả theo quy định tại Luật BHTG trước ngày 12/12/2021, hạn mức trả tiền bảo hiểm thực hiện theo quy định tại Quyết định 21/2017/QĐ-TTg ngày 15/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về hạn mức trả tiền bảo hiểm.

Tại sao lại là mức 125 triệu đồng?

Trước hết, cần khẳng định rằng, việc nâng hạn mức trả tiền bảo hiểm nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người gửi tiền.

Con số 125 triệu đồng được các cơ quan chức năng cân nhắc và đánh giá là phù hợp với 3 cơ sở xác định hạn mức BHTG cho mỗi quốc gia tại Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu quả [2014] và hướng dẫn của IADI. Cụ thể:

Thứ nhất, về tỷ lệ người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ/tổng số người gửi tiền được bảo hiểm: Với hạn mức 125 triệu đồng, BHTGVN đảm bảo bảo vệ toàn bộ đối với tiền gửi của khoảng 91% người gửi tiền trong hệ thống ngân hàng, nằm trong khoảng khuyến nghị của IADI là từ 90%-95% người gửi tiền, đáp ứng thông lệ quốc tế.

Thứ hai, đảm bảo phù hợp với năng lực tài chính của tổ chức BHTG. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng, năng lực tài chính của BHTG Việt Nam cũng gia tăng đáng kể. Từ nguồn vốn được cấp ban đầu là 1.000 tỷ đồng, đến nay tổng tài sản của BHTG Việt Nam đã đạt gần 78.000 tỷ đồng, trong đó quỹ dự phòng nghiệp vụ [thể hiện khả năng chi trả của BHTG Việt Nam theo quy định của Luật BHTG] đạt khoảng hơn 70.000 tỷ đồng. Đây là nền tảng quan trọng giúp BHTG Việt Nam có đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ người gửi tiền theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế; cũng như tham gia có hiệu quả vào quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD thông qua hoạt động hỗ trợ tài chính.

Bên cạnh nguồn vốn tự có, Luật BHTG còn cho phép BHTGVN được tiếp nhận thêm các nguồn vốn hỗ trợ khác, gồm: [i] tiếp nhận hỗ trợ theo nguyên tắc có hoàn trả từ Ngân sách Nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc vay của TCTD, tổ chức khác có bảo lãnh của Chính phủ trong trường hợp nguồn vốn của BHTG Việt Nam tạm thời không đủ để trả tiền bảo hiểm; [ii] tiếp nhận các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để tăng cường năng lực hoạt động. Như vậy, trong trường hợp nguồn vốn tạm thời không đủ để trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền, BHTGVN có thể huy động thêm nguồn vốn khác phục vụ yêu cầu chi trả.

Thứ ba, đối với yêu cầu đảm bảo phù hợp với các điều kiện kinh tế vĩ mô. Những năm gần đây, kinh tế vĩ mô của Việt Nam được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, tăng trưởng kinh tế dự báo tiếp tục khả quan. GDP bình quân đầu người danh nghĩa [chưa tính đến yếu tố lạm phát] của Việt Nam tăng trưởng tốt, năm 2020 đạt tương đương 2.750 USD. Theo đó, hạn mức BHTG 75 triệu đồng hiện nay chỉ bằng 1,2 lần GDP bình quân đầu người năm 2020, thấp hơn so với thông lệ quốc tế. Hạn mức BHTG 125 triệu đồng được đánh giá không chỉ phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế, điều kiện phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, mà còn theo kịp thực tế hoạt động của hệ thống các TCTD.

Việc tăng hạn mức từ 75 triệu đồng lên 125 triệu đồng thể hiện sự quyết tâm cao của Chính phủ và NHNN trong triển khai tái cơ cấu hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu. Quan điểm, mục tiêu xuyên suốt trong quá trình này là phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, củng cố lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng, không gây đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát.

Về nguyên tắc, chính sách BHTG hướng tới bảo vệ những người gửi tiền có quy mô tiền gửi nhỏ nhưng chiếm số đông, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các TCTD, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy hạn mức BHTG còn có tác động đến tâm lý và hành vi của người gửi tiền. Hạn mức cao ở mức hợp lý giúp người gửi tiền yên tâm hơn, từ đó hạn chế việc rút tiền ra khỏi ngân hàng, tránh hiện tượng rút tiền hàng loạt, gây đổ vỡ hệ thống.

Như vậy, việc điều chỉnh tăng hạn mức BHTG là cần thiết để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người gửi tiền theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, qua đó góp phần củng cố niềm tin của người dân đối với hệ thống các TCTD, tạo điều kiện cho các tổ chức này hoạt động an toàn, hiệu quả hơn, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang tác động bất lợi tới nền kinh tế.

Thời gian tới, cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng theo các chuẩn mực quốc tế, đòi hỏi tổ chức BHTG cần nâng cao tính chuyên nghiệp, đủ mạnh về tiềm lực tài chính với thể chế đồng bộ để có thể xử lý hiệu quả các ngân hàng có tổng tài sản ở mức trung bình trở xuống khi cần thiết, chứ không dừng lại ở mức chỉ đủ chi trả và xử lý rủi ro thanh khoản của các quỹ tín dụng nhân dân như những năm qua. 

Do đó, cần nâng cao năng lực tài chính của BHTGVN, tăng cường vai trò của tổ chức BHTG trong việc hỗ trợ có hiệu quả quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD. Để thực hiện mục tiêu này, cần phát huy vai trò của BHTGVN theo những nhiệm vụ được đưa ra tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD năm 2017 như: Cho vay đặc biệt; mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ; đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi TCTD được kiểm soát đặc biệt; tham gia xây dựng phương án phá sản TCTD được kiểm soát đặc biệt trình NHNN xem xét, quyết định. 

Về phía cơ quan quản lý, cần nghiên cứu để trao thêm quyền hạn cho BHTGVN phù hợp quy định pháp luật và điều kiện Việt Nam, để tổ chức này ngày càng đảm nhận tốt hơn vai trò, trọng trách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng và nền kinh tế.

Video liên quan

Chủ Đề