Màu sắc văn hóa gia lai tại bảo tàng dthvn

Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai 2023 [Ảnh: QĐND]

Với chủ đề “Gia Lai – Những sắc màu văn hóa”, xuyên suốt chương trình là những âm hưởng đại ngàn Tây Nguyên. Cùng với đó, chương trình cũng tái hiện những trường ca, sử thi, dân ca Tây Nguyên gắn liền với những vị thần linh, anh hùng được nhân dân bao đời ngưỡng vọng.

Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai 2023 được tổ chức với quy mô lớn, công phu với hàng loạt sự kiện mang đặc trưng văn hóa bản địa ở cao nguyên Gia Lai. Điểm nhấn của phần lễ là đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Rộc Tưng - Gò Đá và công bố Bảo vật Quốc gia sưu tập công cụ sơ kỳ đá cũ An Khê.

Hoạt động nổi bật trong phần hội là Festival cồng chiêng tỉnh Gia Lai năm 2023 với sự tham gia của gần 1.000 nghệ nhân đến từ các tỉnh Kon Tum, Đắk Lăk, Lâm Đồng, Đắk Nông và các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai. Ngoài ra, các địa phương còn tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng, bao gồm: Tuần lễ Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya [huyện Chư Păh]; Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô [huyện Ia Grai]; giải chạy bộ "Gia Lai city trail 2023 - Giấc mơ đại ngàn''.

Đây là dịp để Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên giới thiệu, quảng bá các giá trị nổi bật, đặc sắc hấp dẫn về văn hóa và tài nguyên du lịch; cơ hội giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh, các chính sách thu hút đầu tư vào Gia Lai và khu vực Tây Nguyên, đồng thời tiếp tục quảng bá các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh được hình thành qua quá trình xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.

Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 11-19/11 và Liên hoan trình diễn Cồng chiêng Tây Nguyên tỉnh Gia Lai năm 2023 sẽ diễn ra trong 2 ngày [11-12/11] tại Quảng trường Đại Đoàn kết [Thành phố Pleiku].

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Chương trình diễn ra trong hai ngày 7, 8/9/2019 [tức ngày 9,10/8 âm lịch], do Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức.

Các nghệ nhân Gia Lai biểu biễn khai mạc chương trình Trung thu 2019: Sắc màu văn hóa Gia Lai tại Hà Nội

Thông qua hoạt động trình diễn cồng chiêng, múa hát dân gian, chơi nhạc cụ truyền thống, đan gùi, tạc tượng, dệt thổ cẩm của người Bana, Giarai và thưởng thức hương vị ẩm thực... du khách đến thăm quan cứ ngỡ như mình đang có mặt tại núi rừng Tây Nguyên.

Trình diễn nghề đan gùi
Nghề tạc tượng
Nghề dệt thổ cẩm

Cùng với các hoạt động giới thiệu văn hóa và con người vùng đất Gia Lai, các em thiếu nhi còn được xem những màn lân sôi động cùng điệu cười thật duyên của ông địa, kết hợp với tiếng trống, tiếng chũm chọe, tiếng la, tạo không khí vui tươi, rộn ràng.

Màn múa lân sôi động cùng điệu cười thật duyên của ông địa

Đến với chương trình năm nay, du khách được tham gia một trải nghiệm mới qua hoạt động trò chuyện với nghệ nhân về ý nghĩa mâm cỗ truyền thống và cách bày cỗ trong dịp Tết trông trăng.

Các em nhỏ học làm bánh trung thu
Em nhỏ làm quen với cây đàn tơ rưng

Bên cạnh đó, các bạn nhỏ còn được trải nghiệm làm đồ chơi dân gian đặc trưng trong dịp Tết Trung thu [ông tiến sĩ giấy, ông đánh gậy, đèn ông sao, đèn ông sư, đèn kéo quân, hoa quả bột…] dưới sự hướng dẫn của những người thợ thủ công và các tình nguyện viên.

Nghệ nhân giới thiệu cách làm đèn chơi trung thu

Cùng với các hoạt động trình diễn nghệ thuật và làm đồ chơi dân gian, du khách còn có cơ hội cùng người thân khám phá các trò chơi dân gian ở Tây Nguyên như: đứng tượng, trộm dưa leo, húc trâu, đá gỗ, cọp ốm…

Giới thiệu ẩm thực Gia Lai

Phát biểu tại lễ khai mạc, PGS. TS. Bùi Nhật Quang - Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chia sẻ: “Trung thu là sự kiện thường niên của Bảo tàng DTHVN được nhiều gia đình, nhất là các em nhỏ mong đợi. Đến với chương trình năm nay, ngoài những món đồ chơi quen thuộc, khách tham quan có cơ hội khám phá và trò chuyện với nghệ nhân về ý nghĩa của mâm cỗ trong dịp tết trông trăng. Bên cạnh các hoạt động Trung thu, Bảo tàng còn giới thiệu đến công chúng những nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Gia Lai, qua đó quảng bá văn hóa, nâng cao sự hiểu biết, thái độ trân trọng, khích lệ ý thức gìn giữ bảo tồn di sản văn hóa của thế hệ trẻ.”

Tiết mục múa cồng chiêng hấp dẫn khách thăm quan

Chương trình Trung thu 2019: Sắc màu văn hóa Gia Lai còn là dịp để du khách khám phá những nét văn hóa truyền thống của tộc người Bana và Giarai ở tỉnh Gia Lai ngay tại thủ đô Hà Nội. Hoạt động này góp phần quan trọng trong việc duy trì, bảo tồn và phát huy giá trị di sản của cha ông trong bối cảnh hội nhập.

Chủ Đề