Báo cao hoạt động thẩm định văn bản

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ QUỐC HỘI VIỆT NAM

Cơ quan chủ quản: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Giấy phép số 18/GP-TTĐT ngày 12/3/2015

Phụ trách: Ông Lê Quang Minh - Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Địa chỉ: 35 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 08044322-08046050 Email: hotro@quochoi.vn

Thẩm định văn bản QPPL là việc xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận mang tính pháp lý bằng văn bản về các vấn đề của dự thảo VBQPPL [nội dung, hình thức, kỹ thuật soạn thảo văn bản] nhằm bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của văn bản với hệ thống pháp luật và các yêu cầu khác về chất lượng của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định.

Với vai trò cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, thời gian qua Sở Tư pháp đã phát huy tích cực vai trò của mình, tổ chức thẩm định các dự thảo văn bản đảm bảo thời gian, chất lượng, được tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ghi nhận và đánh giá cao. Trung bình mỗi năm, Sở tổ chức thẩm định khoảng 95 dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh, Quyết định của UBND tỉnh, thậm chí có năm số lượng thẩm định lên đến 112 văn bản. Đối với công tác này, Lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh đã có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, vì vậy các cơ quan tham mưu, cơ bản thực hiện nghiêm túc quy định về tổ chức thẩm định trước khi trình UBND tỉnh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, khó khăn lớn nhất trong quá trình thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đó là thời gian diễn ra các kỳ họp của HĐND tỉnh. Theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL thì chậm nhất là 20 ngày trước ngày Ủy ban nhân dân họp, cơ quan chủ trì soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết đến Sở Tư pháp để thẩm định, Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định. Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo thường chưa thực hiện nghiêm túc quy định này, dẫn đến thời gian để thực hiện việc tổ chức thẩm định thường gấp [khoảng 2-3 ngày thậm chí là 1 ngày] nên ảnh hướng đến chất lượng thẩm định dự thảo văn bản.

Một số đơn vị tham mưu chưa có sự quan tâm sâu sát đến công tác xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, thường đến sát các kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh các cơ quan tham mưu mới tổ chức xây dựng dự thảo văn bản, dẫn đến cũng có những dự thảo khi chuyển sang Sở Tư pháp thẩm định còn sơ sài, chưa hoàn thiện nên cán bộ làm công tác thẩm định khó khăn, còn phải tham gia chỉnh sửa một số vấn đề liên quan đến nội dung, bố cục, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản, sau đó trao đổi thống nhất với cơ quan soạn thảo để hoàn thiện dự thảo trước khi trình UBND tỉnh. Ví dụ như Nghị quyết ban hành một số chính sách giải quyết việc làm; hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2019 - 2025, khi tổ chức thẩm định dự thảo này, cán bộ thẩm định đã phát hiện một số nội dung chưa phù hợp. Vì vậy, phải liên hệ với người trực tiếp soạn thảo văn bản, trao đổi, thống nhất để tham gia chỉnh sửa các nội dung dự thảo như: Bổ sung và chỉnh sửa đối tượng áp dụng tại Điều 2; điều chỉnh bố cục của dự thảo theo hướng sắp xếp lại các nội dung hỗ trợ về đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và làm thủ tục hồ sơ thành một điều chung để thuận lợi cho quá trình áp dụng văn bản; bỏ chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên đi du học nghề tại Cộng hòa liên bang Đức theo thỏa thuận hợp tác với bang Mecklenburg-Vorpommern; làm rõ nội dung chính trong quy định về hỗ trợ vay vốn lãi suất ưu đãi và kinh phí thực hiện. Chỉnh sửa thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản phù hợp với Chương V Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.Trên cơ sở đó, cơ quan soạn thảo tiếp thu toàn bộ ý kiến của Sở Tư pháp.

Luật Ban hành văn bản QPPL quy định về Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm: Tờ trình về dự thảo; Dự thảo; Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý và Tài liệu khác [nếu có]. Tuy nhiên, khi thực hiện thì một số đơn vị chuyển Hồ sơ thẩm định không đầy đủ, thiếu ý kiến góp ý của các sở, ban, ngành liên quan cũng như đối tượng chịu tác động trực tiếp của văn bản. Ví dụ như thẩm định văn bản quy định về chính sách mà chưa có ý kiến của Sở Tài chính, cũng có trường hợp vừa gửi sang Sở Tư pháp thẩm định lại vừa gửi xin ý kiến của Sở Tài chính. Vì vậy, với những trường hợp này, Sở Tư pháp phải yêu cầu cơ quan soạn thảo bổ sung nên làm gián đoạn quá trình thẩm định, ảnh hướng đến tiến độ thực hiện việc thẩm định.

Công tác thẩm định là một nhiệm vụ khó, đặc biệt một số văn bản mang tính chất chuyên ngành ở lĩnh vực như xây dựng, đầu tư, tài nguyên môi trường. Các văn bản này thường phức tạp, có phạm vi điều chỉnh rộng, đối tượng liên quan nhiều cấp, nhiều ngành và người dân, doanh nghiệp, đòi hỏi người làm công tác này ngoài trình độ chuyên môn, còn cần yêu cầu có kỹ năng, kinh nghiệm, trong khi đó số lượng cán bộ làm công tác thẩm định dự thảo ít, lại còn một số nhiệm vụ khác nữa, do đó cũng rất khó khăn để thực hiện tốt nhiệm vụ này./.

Chủ Đề