Mẫu kế hoạch đầu tư công

Mẫu kế hoạch đầu tư công

I. Mục tiêu

Chuyển đổi và tạo cơ cấu đầu tư hợp lý, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; định hướng đầu tư theo nguồn vốn (ngân sách tỉnh, huyện, xã) và các lĩnh vực; tiếp tục đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội thiết yếu theo các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội; thu hút tối đa, nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý đầu tư công; tạo nguồn lực đầu tư hạ tầng từ phát triển quĩ đất đấu giá.

II. Nguồn vốn đầu tư công năm 2022

1. Nguồn ngân sách xã

Dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư (ngân sách xã quản lý): 6.225 triệu đồng.

- Nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất (thuộc ngân sách xã): 6.225 triệu đồng .

Trong đó:

- Dự kiến bố trí vốn cho các dự án khởi công mới trong năm 2022: 3.750 triệu đồng.

- Chi trả nợ và thanh toán các công trình chuyển tiếp : 2.475 triệu đồng

2. Kế hoạch đầu tư công năm 2022:

Dự kiến : 6.225 triệu đồng, bao gồm:

- Công trình giao thông gồm 4 công trình với tổng mức đầu tư là 3.750 triệu đồng, bố trí 100% vốn số tiền 3.750 triệu đồng ( Phụ lục 1)

- Trả nợ XDCB các công trình chuyển tiếp giai đoạn 2020-2021: 2.475 triệu đồng

III.  Một số giải pháp chủ yếu

1. Tổ chức chỉ đạo điều hành kế hoạch:

Trên cơ sở mục tiêu kế hoạch đầu tư công năm 2022 được duyệt, hàng năm rà soát lại các danh mục dự án và lập kế hoạch chi tiết cho phép điều chỉnh mục tiêu của các dự án phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội của xã. Việc tổ chức xây dựng kế hoạch đầu tư công hàng năm phải tuân thủ theo qui định của Nhà nước.

2. Công tác huy động nguồn lực

          Tập trung các biện pháp để chủ động tạo nguồn và tăng thu ngân sách sớm hoàn thành kế hoạch được giao. Tăng cường tổ chức bán đấu giá quỹ đất để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển. Thực hiện công tác xã hội hoá, huy động nguồn vốn tự có trong nhân dân, kết hợp với sự hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

3. Công tác thực hiện dự án

-Đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án theo cam kết. Kiên quyết xử phạt nhà thầu không bố trí đủ nhân lực, máy móc như khi đấu thầu, ...

-Nghiêm túc thực hiện đúng nội dung quy định trong đầu tư công, không tạo nợ đọng xây dựng cơ bản.

-Nâng cao trình độ quản lý đầu tư xây dựng trong các khâu lập, thẩm định, trình phê duyệt đầu tư và lựa chọn nhà thầu tư vấn, xây lắp. Tăng cường công tác giám sát chất lượng công trình và thực hiện quy chế dân chủ trong giám sát đầu tư, đảm bảo đầu tư đúng mục đích, chất lượng cao. Nâng cao trình độ chuyên môn và vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác đầu tư xây dựng.

               4. Công tác giải phóng mặt bằng

Tăng cường chỉ đạo công tác GPMB, kịp thời xử lý các vướng mắc liên quan đến cơ chế, đơn giá bồi thường cho người dân và bố trí quỹ đất tái định cư.

5. Về thanh quyết toán và điều chỉnh vốn

Đẩy nhanh công tác thanh quyết toán, tạm ứng, giải ngân khối lượng xây dựng cơ bản, không để dồn khối lượng hoàn thành mới làm hồ sơ thanh toán và dồn khối lượng thanh toán vào thời gian cao điểm; có báo cáo kịp thời để phòng Tài chính-Kế hoạch tổng hợp.

6. Tăng cường công tác quản lý các công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng một cách có hiệu quả, phát huy hết năng lực thiết kế, thực hiện đúng quy trình duy tu, bảo dưỡng công trình theo quy phạm kỹ thuật do Nhà nước quy định.

Trên đây là kế hoạch đầu tư công năm 2022, UBND xã kính trình HĐND Xã xem xét quyết nghị.

Kính gửi:

- Các Sở, ngành Thành phố;

- UBND các quận, huyện, thị xã;

- Các Ban QLDA đầu tư xây dựng chuyên ngành Thành phố;

- Các Tổng công ty, Công ty trực thuộc Thành phố;

- Các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công thành phố Hà Nội.

Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 10/9/2019 của Chủ tịch UBND Thành phố về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2013/QH13 ngày 18/6/2014 và các văn bản hướng dẫn, Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019 , Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 29/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 5743/BKHĐT-TH ngày 14/8/2019 về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025; Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các Sở, ngành, Ban QLDA đầu tư xây dựng chuyên ngành của Thành phố, các đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã, các Tổng công ty và các Công ty nhà nước thuộc Thành phố, các đơn vị sử dụng vốn đầu tư ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ (sau đây gọi tắt là các sở, ban, ngành, quận, huyện) lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 như sau:

I. Nội dung Báo cáo Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 trình cấp thẩm quyền phê duyệt:

1. Các sở, ban, ngành, quận, huyện báo cáo bao gồm cả các dự án do các đơn vị trực thuộc là chủ đầu tư: Tình hình triển khai và kết quả thực hiện đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 theo đúng các nội dung quy định tại phần I của Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 10/9/2019 của Chủ tịch UBND Thành phố. Ngoài ra, cần báo cáo bổ sung các nội dung sau:

- Số dự án và số vốn chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025 thuộc trách nhiệm của ngân sách Trung ương, chi tiết theo từng ngành, lĩnh vực và từng chương trình mục tiêu.

- Số nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 nhưng chưa được tổng hợp vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 (nếu có), giải trình rõ lý do không tổng hợp vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

- Các dự án đã hoàn thành thuộc trách nhiệm bố trí vốn ngân sách trung ương nhưng chưa cân đối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, bao gồm các khoản góp của nhà nước trong các dự án PPP (BOT, BT...).

- Báo cáo bổ sung: (i) Tình hình bố trí vốn ngân sách địa phương để thực hiện các chương trình mục tiêu theo quy định tại Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020; (ii) Danh mục dự án nhóm B trở lên bố trí vốn ngân sách địa phương; (iii) Tình hình bố trí vốn đầu tư giai đoạn 2016-2020 cho các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ và môi trường (gồm vốn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương);

2. Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được xây dựng theo đúng phần II của Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 10/9/2019 của Chủ tịch UBND Thành phố, trong đó, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 (đối với quận, huyện, thị xã) và mục tiêu định hướng phát triển ngành, lĩnh vực (đối với các Sở, Ban, ngành, đoàn thể) trong đầu tư công trung hạn 2021 - 2025; Việc phân loại ngành, lĩnh vực được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, cụ thể việc phân loại theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước; phải phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác trong và ngoài nước, cũng như của từng ngành, lĩnh vực, các quận, huyện, thị xã;

3. Khả năng huy động và cân đối các nguồn vốn; dự kiến tổng số vốn đầu tư để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực trong trung hạn, bao gồm vốn thực hiện nhiệm vụ quy hoạch, nhiệm vụchuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, hoàn trả các khoản ứng trước, hoàn trả các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư;

4. Tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương; tổng mức vốn ngân sách trung ương chi tiết theo từng ngành, lĩnh vực, dự kiến mức phân bổ cho từng Bộ, cơ quan trung ương và mức vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng địa phương đối với báo cáo trình Quốc hội.

Tổng mức vốn của từng cơ quan, tổ chức được giao kế hoạch vốn đầu tư công sử dụng nguồn ngân sách địa phương chi tiết theo từng ngành, lĩnh vực và mức vốn bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới đối với báo cáo trình Hội đồng nhân dân các cấp, trong đó, lưu ý: Tổng hợp nhu cầu vốn NSTW còn lại phải bố trí cho các dự án đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-20201, phân làm 02 nhóm: (i) nhu cầu vốn NSTW còn lại trong phạm vi tổng mức vốn trung hạn đã được cấp có thẩm quyền quyết định trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 phải bố trí cho các dự án chuyển tiếp, đang thực hiện dở dang, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025; (ii) nhu cầu vốn NSTW trong phạm vi tổng mức vốn trung hạn đã được cấp thẩm quyền quyết định trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 của các dự án đã có trong danh mục kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 nhưng chưa được bố trí vốn để thực hiện.

Trong khi chờ Trung ương thông báo tổng mức vốn đầu tư công (bao gồm cả vốn cân đối ngân sách địa phương) dự kiến cho các địa phương cho giai đoạn 2021-2025, tổng mức vốn đầu tư công trung hạn tạm dự kiến để xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 tăng 10% so với giai đoạn 2016-2020 và sẽ được cập nhật, chuẩn xác khi được cấp thẩm quyền thông báo.

4. Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025;

5. Lập danh mục và bố trí vốn đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 theo đúng các nội dung quy định tại mục 5 phần II của Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 10/9/2019 của Chủ tịch UBND Thành phố bao gồm vốn chuẩn bị đầu tư (bao gồm cả chuẩn bị đầu tư để lập, thẩm định, phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án và lập, thẩm định, phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án), lưu ý: Danh mục các dự án đầu tư trung hạn 5 năm 2021-2025 sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, lựa chọn danh mục các dự án và mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án trung hạn phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư công và khả năng huy động các nguồn vốn khác để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, mục tiêu phát triển ngành lĩnh vực và mục tiêu định hướng đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 – 2025.

6. Dự kiến kết quả đạt được của Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025;

7. Các giải pháp, đề xuất cơ chế chính sách thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025;

8. Hệ thống biểu mẫu kèm theo báo cáo Kế hoạch đầu tư công 2021 - 2025.

- Báo cáo giai đoạn 2016-2020: gồm 05 biểu mẫu từ số I.1 đến I.5.

- Báo cáo giai đoạn 2021-2025: gồm 05 biểu mẫu từ số II.1 đến II.5.

(Nội dung trên áp dụng cho các sở, ban, ngành, quận, huyện. Đối với các đơn vị sử dụng vốn đầu tư công quy mô nhỏ, số lượng dự án ít, tham khảo nội dung, biểu mẫu tại văn bản hướng dẫn này để xây dựng báo cáo cho phù hợp)

II. Tổ chức triển khai, tiến độ thực hiện báo cáo Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025:

1. Các Sở, ngành, Ban QLDA đầu tư xây dựng chuyên ngành của Thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức lập, thẩm định nội bộ Kế hoạch đầu tư công của đơn vị mình lưu ý đánh giá kỹ tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 bao gồm cả phần lời và hệ thống biểu tại công văn này.

Các Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình của Thành phố báo cáo xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn gửi UBND Thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư và đồng gửi các Sở chuyên ngành để tổng hợp Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 theo ngành, lĩnh vực (lĩnh vực giao thông gửi Sở Giao thông Vận tải; lĩnh vực đê điều, thủ lợi gửi Sở Nông nghiệp và PTNT, lĩnh vực giáo dục gửi Sở Giáo dục và Đào tạo…). Thời gian hoàn thành trước ngày 10/10/2019.

Các Sở chuyên ngành tổng hợp, xây dựng và thẩm định nội bộ Kế hoạch đầu tư công ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách gửi UBND Thành phố, đồng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp. Thời gian hoàn thành báo cáo UBND Thành phố, đồng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20/10/2019.

2. Các quận, huyện, thị xã:

2.1. UBND cấp huyện hướng dẫn các đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 (nguồn vốn do cấp huyện, cấp xã trực tiếp quản lý) trước ngày 30/9/2019.

2.2. UBND cấp huyện, cấp xã tổ chức lập, thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công (Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện, bộ phận chuyên môn tài chính - kế hoạch cấp xã) thẩm định kế hoạch đầu tư công của cấp mình, gửi Ủy ban nhân dân cấp trên. Thời hạn cấp huyện hoàn thành báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố, đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư xong trước ngày 20/10/2019.

Đối với đề xuất kế hoạch trung hạn của các dự án thuộc nhiệm vụ chi ngân sách cấp Thành phố giao quận, huyện, thị xã làm chủ đầu tư, các quận, huyện, thị xã báo cáo thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 và đề xuất các dự án thực hiện giai đoạn 2021-2025. Thời gian hoàn thành báo cáo UBND Thành phố, đồng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở chuyên ngành (lĩnh vực giao thông gửi Sở Giao thông Vận tải; lĩnh vực đê điều, thủ lợi gửi Sở Nông nghiệp và PTNT, lĩnh vực giáo dục gửi Sở Giáo dục và Đào tạo…): xong trước ngày 10/10/2019.

2.3. Sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố, UBND cấp huyện, cấp xã hoàn chỉnh kế hoạch đầu tư công của cấp mình, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến và gửi Ủy ban nhân dân Thành phố, đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư xong trước ngày 31/05/2020.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Sở Tài chính:

3.1. Tổng hợp, lập kế hoạch đầu tư công trung hạn (vòng 1) của Thành phố trên cơ sở báo cáo đề xuất của các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã và số Trung ương thông báo tổng mức vốn đầu tư công (bao gồm cả vốn cân đối ngân sách địa phương) dự kiến của Thành phố cho giai đoạn 2021-2025, báo cáo UBND Thành phố để gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (theo thời hạn yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

3.2. Tổ chức thẩm định kế hoạch đầu tư công cấp Thành phố của các Sở, ban, ngành (dự kiến từ ngày 01/02/2020 đến ngày 30/4/2020).

3.3. Sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã hoàn chỉnh kế hoạch đầu tư công của Thành phố, báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố cho ý kiến trước ngày 15/6/2020.

3.4. Sau khi có ý kiến của HĐND Thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoàn chỉnh kế hoạch đầu tư công trình UBND Thành phố để gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 30/6/2020.

Việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 của các ngành, các cấp và thành phố Hà Nội, có khối lượng công việc rất lớn, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các sở, ngành, quận, huyện, thị xã các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện theo đúng Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2019 của Chủ tịch UBND Thành phố, Hướng dẫn số 5743/BKHĐT-TH ngày 14 tháng 8 năm 2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về lập Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 và hướng dẫn tại văn bản này. Trong quá trình triển khai xây dựng Kế hoạch, đề nghị các sở, ngành, quận, huyện, đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi với Sở Kế hoạch và Đầu tư để xử lý, hướng dẫn bảo đảm thực hiện theo đúng tinh thần Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 10/9/2015 của Chủ tịch UBND Thành phố.

Các tài liệu liên quan, văn bản, biểu mẫu hướng dẫn xây dựng Kế hoạch có thể tải về từ trang web: http://www.hapi.gov.vn./.

Phụ lục số 1

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG 2016-2020

VÀ DỰ KIẾN ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN 2021-2025

(Kèm theo văn bản số 5121 /KH&ĐT-THQH ngày 20 /9/2019 của Sở Kế hoạch và Đầu tư)

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG GIAI ĐOẠN 2016-2020

1. Tình hình triển khai thực hiện kế hoạch theo ngành, lĩnh vực, chương trình, dự án theo từng nguồn vốn so với kế hoạch được duyệt, bao gồm:

- Tình hình phân bổ và điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn hằng năm cho các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020;

- Kế hoạch vốn kéo dài năm trước chuyển sang (nếu có);

- Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 (nếu có);

- Kết quả giải ngân, trong đó chia ra: vốn thuộc kế hoạch năm, vốn năm trước được kéo dài sang năm sau;

- Số lượng dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư so với quyết định đầu tư ban đầu;

- Số lượng dự án thực hiện chậm tiến độ so với quyết định đầu tư và kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt;

- Tình hình lập, thẩm định, phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư;

- Tình hình lập, thẩm định, phê duyệt quyết định đầu tư các dự án đầu tư công và điều chỉnh dự án đầu tư công (nếu có);

- Tình hình00 thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn tiền bán tài sản trên đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

- Đối với vốn đầu tư phân cấp cho cấp huyện, các quận, huyện, thị xã báo cáo rõ số vốn đầu tư phân cấp cho cấp huyện được giao hằng năm so với số vốn Thành phố giao, tình hình triển khai kế hoạch đầu tư công vốn đầu tư phân cấp cho cấp huyện; việc sử dụng vượt thu ngân sách cấp huyện hằng năm cho đầu tư.

2. Số dự án có nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB) đã bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, tình hình bố trí vốn các năm 2016-2019 để thanh toán nợ đọng XDCB, số vốn còn lại phải bố trí để thanh toán nợ đọng XDCB trong năm 2020 (phân định rõ nợ đọng thuộc trách nhiệm ngân sách Thành phố; ngân sách cấp huyện; ngân sách cấp xã).

3. Số vốn ứng trước đã bố trí thu hồi trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, tình hình bố trí vốn các năm 2016 - 2019 để thu hồi vốn ứng trước, dự kiến bố trí số vốn còn lại để thu hồi trong kế hoạch năm 2020. Số vốn ứng trước đến hết kế hoạch năm 2015 đã tổng hợp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 nhưng chưa bố trí đủ nguồn kế hoạch hằng năm để thu hồi và số vốn ứng trước phát sinh nhưng chưa được tổng hợp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn (nếu có), đề xuất biện pháp xử lý.

4. Số dự án hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2016-2020, số dự án dự kiến khởi công mới trong giai đoạn 2016-2020 nhưng chưa được bố trí vốn hằng năm, số dự án chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025, chi tiết dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C.

5. Việc quản lý, điều hành và chấp hành quy định pháp luật về đầu tư công giai đoạn 2016-2020.

6. Các kết quả đầu tư công đã đạt được, như: năng lực tăng thêm, nâng cao chất lượng dịch vụ công,... và những tác động tới việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của các sở, ngành, quận, huyện; việc quản lý và sử dụng các dự án đầu tư giai đoạn 2016- 2020 đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng.

7. Các khó khăn, vướng mắc và tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn; các nguyên nhân khách quan và chủ quan, bài học kinh nghiệm; trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân.

8. Các giải pháp, kiến nghị về cơ chế chính sách cần triển khai trong năm còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

9. Các cơ quan được giao triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, các chương trình mục tiêu Thành phố, Ban Dân tộc phối hợp với các đơn vị sử dụng vốn đầu tư ngân sách nhà nước triển khai Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 15/7/2016 về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016 -2020 được lồng ghép thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới tổ chức đánh giá tình hình thực hiện chương trình theo các nội dung dưới đây:

a) Tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu Thành phố giai đoạn 2016-2020.

b) Tình hình phân bổ và giao vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu Thành phố giai đoạn 2016-2020, tình hình lồng ghép giữa các chương trình, tình hình huy động nguồn lực và lồng ghép các nguồn vốn thực hiện chương trình các năm 2016-2019 và dự kiến năm 2020, tình hình giải ngân vốn của Chương trình.

c) Việc quản lý, điều hành và chấp hành các quy định trong quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu Thành phố giai đoạn 2016-2020.

d) Các kết quả đạt được, trong đó làm rõ kết quả đạt được các mục tiêu đã được phê duyệt tại các Quyết định đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu Thành phố; các khó khăn, vướng mắc và các tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện, làm rõ các nguyên nhân khách quan, chủ quan, bài học kinh nghiệm và trách nhiệm của các cấp, các ngành.

đ) Các giải pháp, chính sách cần triển khai đến hết kế hoạch giai đoạn 2016-2020 nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của chương trình đề ra.

* Một số nội dung được Bộ Kế hoạch và Đầu tư lưu ý:

- Số dự án và số vốn chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025 thuộc trách nhiệm của ngân sách Trung ương, chi tiết theo từng ngành, lĩnh vực và từng chương trình mục tiêu.

- Số nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 nhưng chưa được tổng hợp vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 (nếu có), giải trình rõ lý do không tổng hợp vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

- Các dự án đã hoàn thành thuộc trách nhiệm bố trí vốn ngân sách trung ương nhưng chưa cân đối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, bao gồm các khoản góp của nhà nước trong các dự án PPP (BOT, BT...).

- Báo cáo bổ sung: (i) Tình hình bố trí vốn ngân sách địa phương để thực hiện các chương trình mục tiêu theo quy định tại Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020; (ii) Danh mục dự án nhóm B trở lên bố trí vốn ngân sách địa phương; (iii) Tình hình bố trí vốn đầu tư giai đoạn 2016-2020 cho các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ và môi trường (gồm vốn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương).

(Báo cáo kèm theo các mẫu biểu I)

II. DỰ KIẾN ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN 2021-2025

1. Mục tiêu, định hướng, nguyên tắc lập kết hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025

Căn cứ mục tiêu, định hướng, nguyên tắc chung đã được nêu tại Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 10/9/2019, tình hình thực tế ở từng lĩnh vực, địa phương, đề xuất mục tiêu, định hướng và thứ tự ưu tiên đầu tư công của từng lĩnh vực, địa phương để thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư là cơ sở để cấp có thẩm quyền lựa chọn dự án đầu tư.

2. Rà soát danh mục dự án đầu tư công giai đoạn 2016-2020 chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025

Các sở, ngành, quận, huyện tổ chức rà soát các dự án đã được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, lập danh mục dự án đang đầu tư theo từng nguồn vốn; chia ra nhóm các dự án: (i) Danh mục dự án dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020 nhưng chưa bố trí đủ vốn; (ii) Danh mục dự án chuyển tiếp, hoàn thành sau năm 2020; (iii) Danh mục dự án đã được giao kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 nhưng chưa được giao kế hoạch đầu tư công hằng năm; (iv) Danh mục dự án sử dụng vốn nước ngoài đã ký Hiệp định nhưng chưa có trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

3. Rà soát số vốn nợ đọng xây dựng cơ bản và số vốn ứng trước

Các sở, ngành, quận, huyện tổng hợp, rà soát số vốn nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 nhưng chưa được tổng hợp vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 (nếu còn), số vốn ứng trước đến hết kế hoạch năm 2015 còn lại phải thu hồi trong giai đoạn 2021-2025; số vốn ứng trước phát sinh trong giai đoạn 2016-2020 nhưng chưa bố trí kế hoạch vốn để thu hồi (nếu có).

4. Lập danh mục và bố trí vốn kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 cho các dự án đầu tư công

Trên cơ sở các căn cứ và các nguyên tắc, mục tiêu, định hướng đầu tư công giai đoạn 2021-2025 quy định tại điểm 1 và 2 Mục II của Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 10/9/2019, các sở, ngành, quận, huyện lựa chọn danh mục và bố trí vốn kế hoạch đầu tư trung hạn của từng nguồn vốn trong từng ngành, lĩnh vực, chương trình theo thứ tự ưu tiên như sau:

a) Dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2016-2020 nhưng chưa bố trí đủ vốn;

b) Vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;

c) Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư;

d) Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt;

đ) Dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch;

e) Dự án khởi công mới phải đáp ứng điều kiện sau:

- Chương trình, dự án cần thiết, có đủ điều kiện được bố trí vốn kế hoạch theo quy định.

- Sau khi đã bố trí đủ vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định.

- Bảo đảm bố trí đủ vốn để hoàn thành chương trình, dự án theo tiến độ đầu tư đã được phê duyệt.

Dự báo nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 sẽ khó khăn, vốn còn lại dành cho các dự án khởi công mới không lớn. Vì vậy, các đơn vị rà soát, lựa chọn một số dự án đề nghị khởi công mới, chủ động sắp xếp thứ tự ưu tiên theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai trong giai đoạn 2021-2025 từ ưu tiên từ (1), (2)…

+ Ưu tiên (1): Dự án …., tổng mức đầu tư …, lý do đề xuất.

+ Ưu tiên (2): Dự án …., tổng mức đầu tư …, lý do đề xuất.

Kèm theo báo cáo tóm tắt thông tin từng dự án đề xuất khởi công mới giai đoạn 2021-2025 với các nội dung chính: (i) Sự cần thiết đầu tư; (ii) Chủ đầu tư; (iii) Căn cứ quy hoạch; (iv) Mục tiêu, quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư; (v) Sơ bộ tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư; (vi) Thời gian thực hiện dự án.

*Một số nội dung Bộ Kế hoạch và Đầu tư lưu ý:

- Tổng hợp nhu cầu vốn NSTW còn lại phải bố trí cho các dự án đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-20202, phân làm 02 nhóm: (i) nhu cầu vốn NSTW còn lại trong phạm vi tổng mức vốn trung hạn đã được cấp có thẩm quyền quyết định trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 phải bố trí cho các dự án chuyển tiếp, đang thực hiện dở dang, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025; (ii) nhu cầu vốn NSTW trong phạm vi tổng mức vốn trung hạn đã được cấp thẩm quyền quyết định trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 của các dự án đã có trong danh mục kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 nhưng chưa được bố trí vốn để thực hiện

5. Dự kiến kết quả đạt được của Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025.

(Báo cáo kèm theo các mẫu biểu II)

III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ: Các giải pháp, chính sách cần triển khai nhằm thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Phụ lục số 2

THÔNG TIN TÓM TẮT DỰ ÁN ĐỀ XUẤT

KHỞI CÔNG MỚI TRONG KẾ HOẠCH TRUNG HẠN 2021-2025

  1. Thứ tự ưu tiên đầu tư.

  2. Tên dự án.

  3. Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư.

  4. Mục tiêu, quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư.

  5. Dự kiến chủ đầu tư.

  6. Đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch đầu tư.

  7. Các văn bản liên quan đến dự án (nếu có).

  8. Sơ bộ tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng huy động các nguồn vốn để thực hiện dự án.

  9. Thời gian thực hiện dự án.

1 Lưu ý: tổng hợp nhu cầu sau khi đã trừ đi phần vốn đã dự kiến bố trí trong Kế hoạch đầu tư nguồn NSTW năm 2020.

2 Lưu ý: tổng hợp nhu cầu sau khi đã trừ đi phần vốn đã dự kiến bố trí trong Kế hoạch đầu tư nguồn NSTW năm 2020.