Lúc ngủ cơ thể có chuyển hóa vật chất và năng lượng không

Theo y học cổ truyền, các cơ quan trong cơ thể hoạt động theo một chu kỳ liên tục mỗi ngày để cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất và loại bỏ độc tố. Hãy cùng Prudential tìm hiểu sự thay đổi của các bộ phận qua từng khung giờ trong ngày, từ đó có kế hoạch thay đổi thói quen sinh hoạt để hướng đến một cuộc sống lành mạnh hơn.

Cứ mỗi 2 giờ vòng năng lượng tuần hoàn [Qi] của đồng hồ sinh học trong cơ thể sẽ đi qua lần lượt các cơ quan nội tạng. Khi một cơ quan trong cơ thể được nạp đầy năng lượng thì mức năng lượng của cơ quan đối diện sẽ bị hạ xuống thấp nhất, tuần hoàn liên tục trong vòng 24 giờ.

Từ 5-7 giờ:

Buổi sáng là thời gian vàng để nuông chiều các bộ phận của hệ tiêu hóa. Trong đó, từ 5-7 giờ sáng là thời điểm tá tràng và ruột già được kích hoạt và làm việc hiệu quả nhất để thanh lọc cơ thể. Do đó, ngay sau khi thức dậy, bạn nên uống một ít nước lọc và đi bộ một đoạn ngắn hoặc tập thể dục nhẹ nhàng giúp cơ thể kích hoạt việc thải độc.

Để giảm nguy cơ táo bón, bạn có thể ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ trong bữa sáng, thực hiện các động tác xoa bóp, massage ruột già và vùng bụng dưới nằm bên phía cánh tay phải để giúp cơ quan này thải độc hiệu quả.

Theo vòng năng lượng tuần hoàn, khi ruột già đạt mức năng lượng cao nhất thì thận sẽ có mức năng lượng yếu nhất. Chính vì thế, những người bị suy chức năng thận thường sẽ cảm thấy khó dậy sớm được, do nồng độ cortisol [có tác dụng thúc đẩy bạn thức dậy] được sản xuất từ tuyến thượng thận của họ không đạt đỉnh như những người bình thường.

Từ 7-9 giờ:

Trong khung thời gian này, dạ dày sẽ hoạt động hết công suất để tiêu hóa thức ăn. Bạn cần ăn sáng và có thể uống một ít trà hoặc cafe. Bữa sáng sẽ giúp cơ thể bắt kịp nhịp độ khuếch tán và làm nóng năng lượng Qi vào giữa ngày, cung cấp dinh dưỡng cho ruột, hỗ trợ khả năng hấp thu và đồng hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể.

Trong khung giờ này, bạn có thể tập thở bằng bụng để thúc đẩy máu lưu thông và năng lượng đến dạ dày, từ đó hỗ trợ quá trình trao đổi chất và tiêu hóa. Mật ong, đậu phộng, cà rốt hoặc táo là những thực phẩm tốt cho dạ dày trong buổi sáng.

Từ 9-11 giờ:

Đây là khung giờ tụy và lá lách hoạt động mạnh, giúp não bộ hoạt động hiệu quả và tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể.

Nhờ bữa ăn sáng trước đó, cơ thể được bổ sung năng lượng đầy đủ, dạ dày tiêu hóa tất cả thực phẩm, hấp thụ đủ dinh dưỡng đến các kinh tuyến của lá lách, giúp cơ quan này vận hành tốt hơn. Lá lách chuyển hóa thức ăn dạ dày hấp thu thành năng lượng đưa đến não bộ. Nếu các chất được gửi đến “dây chuyền sản xuất dinh dưỡng” đúng lúc, sẽ không có thức ăn thừa nào chuyển hóa thành chất béo gây thừa cân. Đồng thời, 10 giờsáng cũng là lúc cơ thể tỉnh táo cao độ để tập trung làm việc.

Từ 11-13 giờ:

Đây là khung giờ tim hoạt động mạnh để vận chuyển máu đến toàn bộ cơ thể. Do đó, bạn nên tránh việc tập thể dục cường độ cao trong thời điểm này vì sẽ ảnh hưởng đến tim.

Bạn cần ăn trưa trong khoảng thời gian này, có thể bổ sung táo, nhãn trong bữa ăn để cung cấp máu và chất dinh dưỡng thích hợp cho tim. Một giấc ngủ ngắn sau bữa trưa sẽ giúp cơ thể được hồi phục, tiếp thêm năng lượng cho buổi chiều, đồng thời giúp tim loại bỏ độc tố, hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ngủ ngay sau khi ăn, vì sẽ không tốt cho dạ dày. Bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng vài phút và không nên ngủ trưa nhiều hơn một tiếng. 

Từ 13-15 giờ:

Đây là thời gian ruột non bắt đầu làm việc để tiêu hóa thức ăn trong bữa trưa. Ruột non phân phối các chất dinh dưỡng được tiêu hóa đến các bộ phận liên quan. Cụ thể, các chất lỏng từ ruột non được chuyển đến bàng quang, chất thải sẽ tới ruột già và chất dinh dưỡng được đưa đến lá lách để tạo máu và năng lượng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên dùng bữa trưa nhẹ nhàng và nhai kỹ khi ăn để ruột non hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất. Trước bữa ăn, bạn có thể thực hiện một vài động tác đá chân để kích hoạt ruột non hoạt động tốt hơn.

Trong giai đoạn này, các chức năng của não hoạt động mạnh, các cơ quan trong cơ thể cũng kết nối tốt nhất vào khoảng 14h30 và phản ứng nhanh nhất trong khoảng 15h30. Do đó đây là khung thời gian lý tưởng để giải quyết các vấn đề, đưa ra các quyết định quan trọng.

Từ 15-17 giờ:

Đây là thời gian bàng quang hoạt động nhiều nhất. Bàng quang là bộ phận quan trọng giúp loại bỏ nhiều độc tố trong cơ thể. Gần như tất cả các chất độc ở các cơ quan khác đều phải tới bàng quang và được thải ra ngoài qua nước tiểu.

Do đó, trong giờ này, bạn cần uống thật nhiều nước, tốt nhất là nên uống một tách trà để thanh lọc cơ thể, tận dụng công suất hoạt động của bàng quang, thúc đẩy quá trình thải độc.

Từ 17-19 giờ:

Thời gian này, thận hoạt động nhiều nhất trong ngày. Độc tố tích lũy trong thận sẽ gây nên tình trạng phù nề, lâu dần dẫn đến các bệnh liên quan như suy thận, sỏi thận. Từ 17 giờ trở đi, tim mạch và các cơ bắp hoạt động hiệu quả. Do đó, bạn nên chạy hoặc đi bộ trong khung giờ này giúp thận đào thải độc tố tốt hơn.

Đồng thời, đây cũng là thời điểm ăn tối. Bạn có thể bổ sung các thực phẩm tốt cho thận trong bữa ăn bao gồm nấm, tảo bẹ.

Từ 19-21 giờ:

Màng tim hoạt động nhiều nhất trong khung 19-21 giờ giúp bạn thoải mái và phấn chấn về tinh thần. Màng ngoài tim là túi chứa chất lỏng bao quanh tim và rễ của các mạch máu lớn. Con người có thể bị mất ngủ hoặc tức ngực khi màng ngoài tim không loại độc tố hiệu quả.

Thời điểm này, dạ dày hoạt động rất yếu do vòng năng lượng đang mạnh ở tim, do đó bạn nên tránh ăn tối quá no hoặc ăn quá trễ.

Từ 21-23 giờ:

Tuyến giáp và tuyến thượng thận còn đang điều phối năng lượng cho tất cả các cơ quan khác trong cơ thể để tăng tốc độ trao đổi chất và làm tăng nhiệt độ cơ thể. Trong khoảng thời gian này, bạn nên đọc sách và thư giãn để cơ thể được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc.

Từ 23 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau:

Thời gian đi ngủ là lúc các bộ phận túi mật, gan và phổi hoạt động sôi nổi nhất để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia khuyên bạn nên đi ngủ trước 23 giờ  để đảm bảo cho các bộ phận thải độc làm tốt nhất công việc của mình.

Chính vì hoạt động nhiều nên trong thời gian này, những người có bệnh về túi mật, gan sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu; người bệnh phổi sẽ ho nhiều hơn.

Tuy nhiên, trong khi ngủ, các bộ phận tim, ruột non và bàng quang sẽ có mức năng lượng thấp nhất. Điều này lý giải tại sao những người ăn đêm dễ thừa cân. Do đó, để giảm tải hoạt động cho ruột non, bàng quang và tim, bạn không nên ăn quá no, uống quá nhiều nước hay vận động quá mạnh trước khi đi ngủ.

Mỗi cơ quan trong cơ thể đều có một khung giờ nhất định để làm việc hết công suất và một khung giờ để nghỉ ngơi. Những thói quen không điều độ và lệch quỹ đạo hoạt động của vòng năng lượng tuần hoàn sẽ dẫn đến những căn bệnh không mong muốn. Do đó, việc lập kế hoạch làm việc – ăn uống – nghỉ ngơi tương ứng với thời gian hoạt động của các cơ quan theo vòng năng lượng tuần hoàn rất cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh.

Bên cạnh việc quan tâm đến sức khỏe thể chất, ngày nay nhiều người cũng có xu hướng tăng cường bảo vệ sức khỏe trước các rủi ro với gói bảo hiểm nhân thọ uy tín. Giải pháp này giúp người tham gia an tâm sống khỏe, sống hạnh phúc từng ngày.

>> Tìm hiểu bảo hiểm nhân thọ là gì cho người mới tham gia? 

>> Mua bảo hiểm nhân thọ: 12 nguyên tắc không thể bỏ qua 

Quá trình chuyển hóa đặc biệt là chuyển hóa lúc nghỉ giống như một bộ máy của cơ thể. Đó là năng lượng bạn đốt cháy chỉ giữ cho tim bạn đập, phổi bạn thở và các cơ quan khác hoạt động.

Nếu bạn không phải là vận động viên thực thụ thì chuyển hóa lúc nghỉ chỉ đạt từ 60 cho đến 75% lượng calo mà bạn đốt cháy mỗi ngày và con số này cũng rất khác nhau ở mỗi người. Nếu có hiểu biết về quá trình chuyển hóa cơ bản, bạn có thể tính được lượng thức ăn bạn ăn vào mà không làm tăng cân.

Những người có tỷ lệ chuyển hóa cơ bản cao tự nhiên có thể ăn nhiều hơn mà vẫn không tăng bị tăng cân hơn những người có tiến độ tiêu thụ calo chậm hơn. Nghe có vẻ hay đấy chứ? Bạn đã có một chiếc máy tuyệt vời đốt cháy hàng trăng calo một này mà không cần đứng lên ngồi xuống.

Nhưng đây mới là tin xấu này: rất khó để có thể thúc đẩy chuyển hóa cơ bản ra ngoài giới hạn định sẵn của nó mặc dù chúng ta có thể làm chậm lại quá trình này. Dưới đây là một vài những thông tin khoa học có thể giúp bạn giảm cân

Giấc ngủ

Các nhà nghiên cứu đã biết rằng một giấc ngủ ngắn sẽ dẫn tới việc tăng cân. Những người ngủ không đủ 6 tiếng vào ban đêm thường dẫn tới tình trạng thèm ăn và thèm đồ ngọt.

Hóa ra, việc thèm ăn không chỉ là vấn đề  duy nhất khi bạn ngủ không đủ, việc đó còn khiến chuyển hóa cơ bản chậm hơn.

Mặc dù những người có giấc ngủ hạn chế thường cảm thấy năng động và tỉnh táo trong nhiều giờ của một ngày nhưng chuyển hóa cơ bản có thể giảm 50-60 calo một ngày. Có thể đây không phải là lượng calo lớn nhưng nếu cộng lại trong nhiều ngày thì sẽ là một con số lớn.

Protein

Cơ thể chúng ta dành nhiều calo hơn cho việc tiêu hóa protein hơn là cho cacbonhydrat và chất béo. Như vậy sẽ tốt hơn nếu bạn ăn nhiều protein, nhưng người ta lại chưa chắc về việc ăn nhiều protein hơn có thể thúc đẩy tăng chuyển hóa cơ bản hay không. Đó mới chỉ là lý thuyết mà thôi. Một số nghiên cứu cho thấy nếu như lượng protein tăng thêm một chút thì chuyển hóa cơ bản tăng lên, nhưng nếu tăng nhiều thì lại không thấy chuyển hóa cơ bản tăng.

Chế độ ăn keto có thể giúp bạn có calo từ mỡ thay vì lấy calo từ đường như bình thường. Lượng calo được giải phóng ra từ chất béo và protein nhưng lại mất nhiều thời gian hơn.

Một nghiên cứu gần đây trên bệnh nhân thừa cân và béo phì theo hai chế độ ăn ít calo khác nhau. Chế độ đầu tiên có lượng carb nhiều hơn và lượng chất béo thấp hơn. Chế độ ăn thứ hai là chế độ keto - lượng chất béo cao nhưng lượng carb thấp. Protein ở cả hai chế độ là như nhau. Các đối tượng ở cả hai chế độ đều giảm cân nhưng chuyển hóa cơ bản của chế độ keto thì cao hơn một chút.

Vì vậy một thông điệp cho những ai đang muốn giảm cân là bạn không cần cắt giảm lượng protein mà tập trung vào cắt giảm lượng calo..

Giảm cân

Khi bạn giảm cân có thể chúng ta cố gắng chống chọi với việc tăng cân trở lại.

Bạn càng kéo trọng lượng của bạn xuống thì cơ thể của bạn càng cố gắng chống lại. Một cách cơ thể chống lại sự mất cân bằng đó là làm chậm lại sự trao đổi chất, càng giảm cân nhanh và nhiều thì chuyển hóa cơ bản càng chậm lại

Một loạt gần đây các nghiên cứu đã chỉ ra chính xác cách chuyển hóa cơ bản chậm lại một cách mạnh mẽ sau khi giảm cân. Những người béo phì được luyện tập thể dục lên tới 4 tiếng rưỡi mỗi ngày, và chế độ ăn nghiêm ngặt để giảm cân nhanh chóng và sau 7 tháng họ đã bắt đầu giảm cân. Nhưng giai đoạn sau khi cân nặng giảm đi chậm dần thì người ta đo được chuyển hóa cơ bản cũng giảm đi tới 600 calo một ngày. Đây là điều mà các nhà khoa học không thể ngờ tới và họ đã nghĩ tới giả thuyết là hoc môn leptin có thể đóng vai trò trong việc này.

Như vậy việc giảm cân nhanh chóng không hề tốt như nhiều người nghĩ. Các nhà khoa học đang cố gắng thuyết phục mọi người rằng giảm cân một cách từ từ sẽ sẽ là cách giảm cân bền vững hơn so với việc cắt giảm lượng calo đáng kể và vắt kiệt sức trong phòng tập.

Tham khảo thêm thông tin về quá trình chuyển hóa tại bài viết Bốn sự thật thú vị về quá trình chuyển hóa trong cơ thể

Video liên quan

Chủ Đề