Uống thuốc cầm máu có hại không

Transamin là một loại thuốc cầm máu, chống chảy máu được điều chế dưới các dạng khác nhau gồm:

Viên nang Transamin 250mg hộp 10 vỉ x 10 viên: chứa 250mg axit tranexamic

Viên nén Transamin 500mg hộp 10 vỉ x 10 viên: chứa 500mg axit tranexamic

Dung dịch tiêm chứa axit tranexamic 250mg/5ml: hộp 10 ống x 5ml.

Thành phần thuốc Transamin

Thuốc cầm máu Transamin chứa hoạt chất chính là axit tranexamic. Axit tranexamic thuộc nhóm cầm máu, ức chế tiêu sợi huyết [fibrin] bằng cách ức chế hoạt hoá plasminogen thành plasmin, do đó plasmin không được tạo ra. Do đó, acid tranexamic có tác dụng chống chảy máu, chống dị ứng và chống viêm.

Công dụng của thuốc Transamin

Thuốc Transamin được sử dụng để cầm máu, chống chảy máu  do tăng tiêu fibrin toàn thân trong:

+ Bệnh bạch cầu

+ Thiếu máu bất sản

+ Ban xuất huyết

+ Chảy máu bất thường trong hoặc sau phẫu thuật

Dùng điều trị chảy máu bất thường do tăng tiêu fibrin tại chỗ trong những trường hợp sau:

+ Chảy máu cam

+ Chảy máu âm đạo [rong kinh]

+ Chảy máu thận, chảy máu phổi

+ Chảy máu bất thường trong hoặc sau phẫu thuật tuyến tiền liệt

Ngoài ra, thuốc Transamin còn làm giảm các triệu chứng đỏ, sưng, ngứa trong các bệnh như mề đay, dị ứng thuốc hoặc ngộ độc thuốc, giảm sưng và rát họng đối với các bệnh viêm amidan, viêm họng-thanh quản, đau trong khoang miệng hoặc áp-tơ trong các trường hợp viêm miệng.

Trường hợp nào không được sử dụng Transamin?

Không dùng thuốc cầm máu Transamin trong các trường hợp:

- Bệnh nhân có huyết khối [như huyết khối não, nhồi máu cơ tim, viêm tĩnh mạch huyết khối…] và bệnh nhân có nguy cơ bị huyết khối

- Người có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc

- Bệnh nhân đang điều trị bằng liệu pháp đông máu

- Bệnh nhân suy thận nặng

- Tình trạng tiêu sợi huyết do bệnh lý đông máu tiêu hủy

- Người có tiền sử động kinh 

Hướng dẫn sử dụng thuốc Transamin

Cách dùng và liều dùng

Đối với người lớn

Dạng uống

Uống 750 – 2.000mg acid tranexamic/ngày, chia làm 3 – 4 lần, tương đương 2 – 4 viên nén Transamin 500mg/ngày. Nên uống trong bữa ăn cùng với ly nước đầy để tăng hiệu quả của thuốc và giảm kích ứng dạ dày

Dạng tiêm

Dùng 1-2 ống [5-10ml] mỗi ngày, thường được tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp một lần hoặc chia làm hai lần. 2-10 ống [10-50ml] được dùng cho mỗi lần truyền tĩnh mạch nhỏ giọt, theo yêu cầu trong hoặc sau khi phẫu thuật. 

Liều uống tham khảo theo Dược điển Việt Nam:

+ Rong kinh [khởi đầu khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt]: Uống mỗi lần 1g, ngày 3 lần, tới 4 ngày. Liều tối đa mỗi ngày 4g.

+ Chảy máu mũi: Uống mỗi lần 1g, ngày 3 lần trong 7 ngày.

+ Phẫu thuật răng cho người bị bệnh hay chảy máu: Uống mỗi lần 25mg/kg, ngày 3 – 4 lần, bắt đầu 1 ngày trước khi phẫu thuật.

+ Điều trị ngắn ngày chảy máu do tiêu fibrin quá mức: Mỗi lần uống 1 –1,5g [hoặc 15 – 25 mg/kg], ngày 2 – 4 lần.

+ Phù mạch di truyền: Uống mỗi lần 1 – 1,5g, ngày 2 – 3 lần.

Đối với trẻ em

Thông thường mỗi lần uống 25mg/kg và tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Thận trọng khi sử dụng

Cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cầm máu Transamin trong các trường hợp:

- Bệnh nhân sau phẫu thuật, nằm bất động và đang được băng bó cầm máu [có thể xảy ra huyết khối tĩnh mạch]

- Bệnh nhân có bệnh đông máu do dùng thuốc [đồng thời sử dụng với heparin…]

- Người gặp tình trạng tiểu ra máu có liên quan đến thận

- Phụ nữ kinh nguyệt không đều, phụ nữ mang thai

- Người bị suy thận, người cao tuổi

Lưu ý khi sử dụng 

- Không dùng thuốc kèm với estrogen, phức hợp yếu tố IX hoặc chất gây đông máu vì tăng nguy cơ huyết khối

- Báo với các bác sĩ nếu như bạn đang mắc phải một số bệnh sau: xuất huyết não, xuất hiện cục máu đông trong cơ thể, có vấn đề về thị giác…

- Tuân thủ liều lượng, không tự ý tăng liều hay thay đổi liều khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ 

- Kiểm tra chức năng gan và thị giác thường xuyên khi điều trị dài ngày

- Khi dùng thuốc nếu xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào cần báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời

Tác dụng phụ của thuốc Transamin

Một số tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Transamin đối với cả dạng viên uống và dạng tiêm gồm: chán ăn, khó tiêu, ợ nóng,  nôn hoặc buồn nôn, ngứa, phát ban, buồn ngủ, nhức đầu...

Riêng đối với thuốc dạng tiêm có thể có biểu hiện lâm sàng là choáng, hiện tượng sốc hiếm khi xảy ra.

Một số tác dụng phụ phụ hiếm gặp: đau tức ngực, thở dốc, đau cánh tay trái, ho ra máu, ngất, lú lẫn, thị lực giảm sút. 

Tương tác thuốc Transamin

Thuốc có khả năng tương tác với các loại thuốc khác như: thuốc ngừa thai, ngừa thai nội tiết như viên thuốc, miếng dán, đặt vòng, Estrogen, thuốc gây đông máu [hemocoagulase], chất làm loãng máu hoặc thuốc chống đông máu như warfarin, heparin và Batroxobin…

Thuốc Transamin có sử dụng cho bà bầu được không?

Hiện nay nghiên cứu về tác hại của thuốc Transamin trên phụ nữ mang thai và đang cho con bú chưa rõ ràng. Tốt nhất là trường hợp này cần hỏi ý kiến bác sĩ và được phép sử dụng khi có sự đồng ý của bác sĩ/chuyên gia.  

Cách bảo quản thuốc Transamin

- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay đặt tại những nơi ẩm ướt, nhiệt độ cao

- Nhiệt độ bảo quản tốt nhất dưới 30 độ C

- Để tránh xa tầm tay trẻ em 

Thuốc Transamin giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Thuốc Transamin được bán với giá khoảng 450.000đ/hộp 10 vỉ x 10 viên 500mg. Bạn có thể mua thuốc tại các hiệu thuốc tây, trung tâm thuốc, quầy thuốc bệnh viện,...hoặc đặt mua trực tuyến tại nhathuocsuckhoe.com.

Tạm kết: Thuốc Transamin là thuốc cầm máu, chống xuất huyết. Cần sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ và tuân thủ liều lượng để đảm bảo an toàn, tránh những tác dụng không mong muốn. 

Uống thuốc cầm máu khi bị rong kinh có được không hay bị rong kinh uống thuốc cầm máu được không là một số các phương pháp chị em vẫn thường áp dụng khi gặp phải tình trạng rong kinh. Thế nhưng, đây có phải là phương pháp đúng đắn và nên áp dụng hay không?

Bị rong kinh là bị gì? Nguyên nhân gây nên tình trạng rong kinh?

Rong kinh là tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Xảy ra khi chu kì kinh > 1 tuần , lượng máu biến mất > 80ml . Nói tóm lại rong kinh là hiện tượng có kinh đúng chu kỳ, nhưng kỳ kinh lại kéo dài hơn bình thường, thường trên 7 ngày, lượng máu kinh mất rất nhiều quá mức 80 ml.

Rong kinh làm cơ thể bạn nữ bị mất máu quá rất nhiều có thể làm cơ thể bạn nữ mệt mỏi, suy nhược. Tác động trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh phụ khoa. Ngoài ra, nếu như không được điều trị kịp thời rong kinh có thể đưa ra những biến chứng hiểm nguy.

Nguyên nhân gây nên tình trạng rong kinh

Bạn có thể bắt gặp 2 nguyên nhân sau gây rong kinh: Rong kinh do cơ năng và rong kinh do thực thể.

Rong kinh cơ năng

Đây là tình trạng chảy máu thường gặp tại giai đoạn đầu hoặc cuối của thời kỳ hoạt động sinh sản do rối loạn nội tiết tố như:

Rong kinh ở tuổi dậy thì và mãn kinh: đây là giai đoạn nhẹ và giai đoạn cuối của thời kỳ hoạt động sinh sản. Khi bắt đầu có kinh, cơ thể bạn gái đang trong quá trình hoàn thiện nên buồng trứng, tử cung và hormon chưa hoàn thiện khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn không đều. đến giai đoạn tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt cũng không đều, hiện tượng rong kinh có thể xảy ra. Kinh nguyệt có thể thưa dần, ra máu kéo dài hoặc ra máu khá nhiều hơn.

Thay đổi tâm lý: Lúc tâm lý của bạn bị thay đổi hoặc gặp những vấn đề như: thay đổi môi trường sống, stress, căng thẳng, mệt mỏi,… cũng khiến chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng.

Trong trường hợp bị rong kinh do cơ năng, bạn không nên quá nỗi lòng. Thay vào đó, bạn cần sinh hoạt điều độ, điều chỉnh nhịp độ sinh hoạt ổn định, giữ tinh thần thoải mái thì hiện tượng rong kinh sẽ không còn.

Rong kinh do thực thể

Bệnh polyp tử cung: đây là hiện tượng khối u dính vào thành tử cung và sa vào buồng tử cung. Chúng có thể không gây ra bất cứ dấu hiệu nào nhưng cũng có thể đưa tới tình trạng rong kinh kéo dài. Có những tổn thương thực thể ở tử cung và buồng trứng lành tính nhưng cũng có các thương tổn gây nên hậu quả nghiêm trọng đến cơ thể, nhất là khả năng sinh sản nếu như không được chữa trị kịp thời.

U xơ tử cung: 30 - 50 tuổi là độ tuổi phụ nữ dễ mắc u xơ tử cung. Các u cục lành tính này cũng có khả năng gây nên tình trạng kinh nguyệt nhiều và kéo dài không bình thường. Bạn có thể kết hợp điều trị nội khoa và theo dõi ít nhất 6 tháng 1 lần nếu như khối u nhỏ. tuy nhiên, trong trường hợp u cục có kích cỡ lớn kèm theo rong kinh thì cần can thiệp bằng các phương thức như phẫu thuật tách u hoặc cắt tử cung,…

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NAM VIỆT

[Được sở y tế cấp phép hoạt động]

Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515

Tư vấn online bấm > > TƯ VẤN MIỄN PHÍ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Chủ Đề