Lựa chọn nhà đầu tư cụm công nghiệp

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đồng ý chủ trương cho triển khai thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

Danh mục dự án gồm 20 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 620,5 ha. Trong 20 CCN thì có 7 CCN chưa đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, 7 CCN mở rộng có tính độc lập, 6 CCN có vốn nhà nước đầu tư một phần hạ tầng kỹ thuật.

Đối với 7 CCN chưa đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tổng diện tích là 286ha, bao gồm: huyện Tuy Phước có CCN Bình An; thị xã Hoài Nhơn có CCN Giao Hội, CCN Đệ Đức - Hoài Tân, CCN Hoài Hương; huyện Phù Mỹ có CCN Tân Tường An, CCN Thủy sản Mỹ Thành; huyện Tây Sơn có CCN Bình Tân.

 Cụm công nghiệp Đệ Đức, Hoài Tân, thị xã Hoài Nhơn 

Đối với 7 CCN mở rộng có tính độc lập, tổng diện tích là 224,9 ha, bao gồm: thị xã Hoài Nhơn có CCN Ngọc Sơn - Hoài Thanh Tây; huyện Tây Sơn có CCN Bình Nghi, CCN Gò Cầy, CCN Gò Giữa, CCN Tây Xuân, CCN Hóc Bợm; huyện Vân Canh có CCN thị trấn Vân Canh.

Đối với 6 CCN có vốn nhà nước đầu tư một phần hạ tầng kỹ thuật, tổng diện tích là 109,5 ha, bao gồm: thị xã An Nhơn có CCN Nhơn Phong; huyện Tây Sơn có CCN Cầu 16, CCN Rẫy Ông Thơ; huyện Hoài Ân có CCN Dốc Truông Sỏi, CCN Gò Bằng; thị xã Hoài Nhơn có CCN Tường Sơn.

 Cụm công nghiệp Cát Khánh, huyện Phù Cát 

Hiện nay, toàn tỉnh có 44 CCN được thành lập và đi vào hoạt động với diện tích đất sản xuất công nghiệp trên 939ha. Trong đó, 373 dự án sản xuất, chế biến hàng công nghiệp được bố trí với diện tích 584,5 ha. Bình quân 1,6ha/dự án và đạt tỷ lệ lấp đầy 62,2%.

Trong thời gian qua, tỉnh Bình Định đã quan tâm chỉ đạo công tác quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, quản lý và mời gọi các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, các nhà đầu tư thứ cấp vào đầu tư sản xuất kinh doanh tại các CCN trên địa bàn tỉnh; giải quyết việc làm cho hơn 23.550 lao động, chiếm 35% so với tổng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp, góp phần gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ của tỉnh Bình Định, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đồng thời góp phần kiểm soát, hạn chế ô nhiễm môi trường trong khu dân cư.

Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định cho biết, UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương cho triển khai thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong năm 2022 và những năm tiếp theo với tổng diện tích 620,5 ha.

Theo đó, trong 20 cụm công nghiệp, có 7 cụm chưa đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, 7 cụm công nghiệp mở rộng có tính độc lập và 6 cụm công nghiệp có vốn nhà nước đầu tư một phần hạ tầng kỹ thuật.

Đối với 7 cụm công nghiệp chưa đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tổng diện tích là 286 ha, bao gồm: cụm công nghiệp Bình An [huyện Tuy Phước]; cụm công nghiệp Giao Hội, Đệ Đức - Hoài Tân, Hoài Hương [thị xã Hoài Nhơn]; cụm công nghiệp Tân Tường An, Thủy sản Mỹ Thành [huyện Phù Mỹ]; cụm công nghiệp Bình Tân [huyện Tây Sơn]. 

7 cụm công nghiệp mở rộng có tính độc lập với tổng diện tích là 224,9 ha bao gồm: cụm công nghiệp Ngọc Sơn - Hoài Thanh Tây [thị xã Hoài Nhơn]; cụm công nghiệp Bình Nghi, Gò Cầy, Gò Giữa, Tây Xuân, Hóc Bợm [huyện Tây Sơn]; cụm công nghiệp thị trấn Vân Canh [huyện Vân Canh].

6 cụm công nghiệp có vốn nhà nước đầu tư một phần hạ tầng kỹ thuật có tổng diện tích là 109,5 ha bao gồm: cụm công nghiệp Nhơn Phong [thị xã An Nhơn]; cụm công nghiệp Cầu 16, Rẫy Ông Thơ [huyện Tây Sơn]; cụm công nghiệp Dốc Truông Sỏi, Gò Bằng [huyện Hoài Ân]; cụm công nghiệp Tường Sơn [thị xã Hoài Nhơn].

Theo Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định, UBND tỉnh đã chỉ đạo công tác quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, quản lý và mời gọi các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, các nhà đầu tư thứ cấp vào đầu tư sản xuất kinh doanh tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Việc này cũng góp phần giải đã quyết việc làm cho hơn 23.550 lao động, chiếm 35% so với tổng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp. Qua đó làm gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ của tỉnh Bình Định, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân…

Được biết, hiện toàn tỉnh Bình Định có 44 cụm công nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động với diện tích đất sản xuất công nghiệp trên 939 ha.

Tuy nhiên thời gian tới mục tiêu của tỉnh Bình Định vẫn tiếp tục tập trung phát triển các cụm công nghiệp hơn nữa. Cụ thể trong Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, thì dự tính trên địa bàn tỉnh sẽ có 61 cụm công nghiệp với diện tích 1.885,9 ha, diện tích đất công nghiệp 1.321,3 ha.

Vì vậy việc quy hoạch sử dụng đất cho cụm công nghiệp đã được yêu cầu phải dự báo sát với thực tế phát triển của từng địa phương để phân bổ kế hoạch phù hợp.

Theo kết quả tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết quý III/2021, cả nước có 563 khu công nghiệp nằm trong Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 210.900 ha. Trong đó, 397 khu công nghiệp đã được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 122.900 ha. Hiện cả nước có 291 khu công nghiệp đi vào hoạt động [với tổng diện tích đất tự nhiên 87.100 ha] và 106 khu công nghiệp đang trong quá trình xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 35.700 ha. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đã thành lập trên cả nước đạt khoảng 52,5%, nếu tính riêng các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động thì tỷ lệ lấp đầy đạt 71%.

Trao đổi với phóng viên Báo Đấu thầu, một số chuyên gia về quản lý, đầu tư khu công nghiệp cho biết, trong thời gian khá dài, chính sách về đầu tư xây dựng khu công nghiệp đã dần hoàn thiện và có sự điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, do những đặc thù của việc đầu tư vào khu công nghiệp nên rất ít dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp được tổ chức đấu thầu. Một số trường hợp tổ chức đấu thầu thì cũng dễ quay về con đường chấp thuận chủ trương đầu tư cho nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký và được đánh giá đủ năng lực thực hiện.

Do đặc thù các dự án xây dựng khu công nghiệp sử dụng diện tích đất tự nhiên lớn [trung bình mỗi dự án là gần 380 ha] nên thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án là của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương đầu tư, địa phương quản lý khu công nghiệp có thể chấp thuận chủ trương đầu tư cho nhà đầu tư làm hồ sơ đăng ký thực hiện dự án có đủ năng lực hoặc có thể đưa ra tổ chức đấu thầu. Một trong các lý do khiến thực tế rất ít dự án được đấu thầu rộng rãi là do không có quy định bắt buộc địa phương tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư khu công nghiệp. Đây là điểm khác biệt của các dự án đầu tư khu công nghiệp so với các dự án sử dụng đất [dự án bất động sản thông thường được đưa ra tổ chức đấu thầu, trường hợp có 1 nhà đầu tư thì chỉ định thầu hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư].

Theo ông Trần Xuân Dưỡng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, việc phát triển các dự án hạ tầng khu công nghiệp không hề đơn giản, đòi hỏi nhà đầu tư không chỉ có tiềm lực mạnh về tài chính mà phải có năng lực, kinh nghiệm thực sự trong việc điều hành, thu hút đầu tư để bảo đảm tỷ lệ lấp đầy sau khi đã đầu tư để hoàn vốn. Nếu nhà đầu tư không đủ năng lực vận hành khu công nghiệp thì thiệt hại không những đối với địa phương mà trước hết là thiệt thân nhà đầu tư. Vì thế, số lượng nhà đầu tư đủ sức để tham gia đầu tư vào các dự án hạ tầng khu công nghiệp rất ít. Hơn nữa, thực tế triển khai và vận hành các khu công nghiệp cho thấy, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên số vốn đầu tư là không cao, không hấp dẫn như một số lĩnh vực khác như cầu đường, bất động sản. Ở góc độ cơ quan quản lý địa phương, tìm được một nhà đầu tư có năng lực để thực hiện dự án khu công nghiệp là cơ hội tạo đà phát triển kinh tế - xã hội nhờ nguồn tiền ổn định từ thu phí cho thuê đất, thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Chính quyền chỉ phải lo quản lý về môi trường, công nghệ đầu tư của các nhà đầu tư thứ cấp tại khu công nghiệp và hỗ trợ chủ đầu tư khu công nghiệp vận hành thuận lợi khu công nghiệp với hiệu suất cho thuê mặt bằng cao nhất.

Chia sẻ với phóng viên Báo Đấu thầu, một nhà đầu tư khu công nghiệp cho biết, thời gian để “thai nghén” và đầu tư hoàn thiện 1 dự án hạ tầng khu công nghiệp thường mất nhiều năm do phải xin ý kiến của các cấp ở địa phương, bộ, ngành và Chính phủ. Nhiều dự án khu công nghiệp hiện nay đều do nhà đầu tư đề xuất, xây dựng và hoàn thiện hồ sơ trình các cấp và được chấp thuận chủ trương đầu tư. Nhà đầu tư phải phối hợp với nhiều ban ngành để hoàn thiện các nội dung thẩm định dự án như: đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; nhu cầu sử dụng đất; sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, khả năng đáp ứng điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, điều kiện về tỷ lệ lấp đầy... Nếu không thực sự tâm huyết, không nhẫn nại hoặc gặp một vài yếu tố bất lợi thì nhà đầu tư dễ “đứt gánh giữa đường”. Một dự án được nhà đầu tư đeo đuổi và chuẩn bị từ đầu thì nhà đầu tư khác sẽ không “mặn mà” nên có đưa ra đấu thầu thì thường chỉ có 1 nhà đầu tư quan tâm.

Trao đổi với phóng viên Báo Đấu thầu, ông Nguyễn Ngọc Hanh, Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ cho biết, để có thể đưa ra đấu thầu dự án khu công nghiệp thì địa phương phải chuẩn bị mặt bằng sạch. Trung bình mỗi dự án khu công nghiệp có diện tích đất tự nhiên hơn 300 ha, giá đền bù trung bình mỗi ha ở tỉnh Phú Thọ khoảng 3 tỷ đồng nên riêng tiền đền bù giải phóng mặt bằng khu công nghiệp đã lên tới cả ngàn tỷ đồng. Rất ít địa phương có thể bỏ 1 số tiền lớn và chuẩn bị được mặt bằng sạch cho các dự án khu công nghiệp để đưa ra đấu thầu. Một số địa phương có tiềm lực tài chính như Vĩnh Phúc, Đà Nẵng... cũng chỉ thí điểm đưa ra đấu thầu một số dự án khu công nghiệp quy mô nhỏ. Còn nếu chấp thuận chủ trương đầu tư và giao dự án khu công nghiệp cho nhà đầu tư thì nhà đầu tư sẽ bỏ tiền trước để giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng, sau khi hoàn thành và đưa vào vận hành mới tìm các nhà đầu tư thứ cấp để cho thuê mặt bằng. Đây là con đường phổ biến trong đầu tư các khu công nghiệp hiện nay của nước ta.

Video liên quan

Chủ Đề