Lịch đi học trở lại của học sinh THCS Hà Nội

Sở Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] Đắk Nông vừa có thông báo cho học sinh chuẩn bị đi học trực tiếp trở lại. Theo đó, học sinh tiểu học và mầm non trên địa bàn tỉnh học trực tiếp từ 28/3.

Theo đó, Sở GD-ĐT bảo đảm điều kiện tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục nên thông báo cho học sinh tiểu học, trẻ mầm non trở lại trường học trực tiếp nhằm hoàn thành mục tiêu năm học 2021 - 2022 đúng kế hoạch và bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

Số ca F0 giảm mạnh, các địa phương cho học sinh trở lại trường. Ảnh: Lê Phú.

Sở GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục tại địa phương chuẩn bị đầy đủ, bảo đảm điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị, vệ sinh, khử khuẩn trường, lớp học. Còn các trường THCS đã tạm dừng tổ chức dạy học trực tiếp cục bộ trong thời gian qua cũng sẽ tổ chức dạy học trực tiếp vào 28/3. Các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT tiếp tục tổ chức dạy học trực tiếp tại trường theo đúng quy định, với tinh thần “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

UBND Phú Thọ vừa ban hành văn bản chỉ đạo tổ chức dạy học phù hợp với tình hình, diễn biến dịch COVID-19.

Đối với giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, UBND tỉnh Phú Thọ giao UBND các huyện, thị, thành phối hợp với Sở GD&ĐT chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục trực thuộc phối hợp với cơ quan y tế đánh giá thực trạng về tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn; quyết định hình thức tổ chức dạy học phù hợp [trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến từ ngày 28/3/2022]. Ưu tiên bố trí dạy học trực tiếp đối với học sinh lớp 9.

Đối với giáo dục THPT, Giáo dục thường xuyên, giao Sở GD&ĐT phối hợp với UBND huyện, thị, thành thống nhất, quyết định việc tổ chức dạy học phù hợp với tình hình, diễn biến dịch bệnh đối với từng cơ sở giáo dục. Ưu tiên bố trí dạy học trực tiếp đối với học sinh lớp 12.

UBND tỉnh Phú Thọ giao Sở GD&ĐT và UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức dạy học trực tiếp [nếu có] đảm bảo an toàn, thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

Tại Hà Nội, 1 tuần trước đây, hầu hết các trường THCS và THPT trên địa bàn Hà Nội cho học sinh lớp 6 trở lại học trực tiếp. Một số trường có tỷ lệ học sinh đi học trực tiếp khá cao như: Trường Marie Curie [khoảng 94%], Trường Lômônôxốp [khoảng 90%], trường THCS Chu Văn An [trên 80%]…

Trước số ca F0 đã giảm mạnh, UBND thành phố Hà Nội đề nghị Sở GD&ĐT thường xuyên cập nhật văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT để có hướng dẫn cụ thể các địa phương chủ động hơn nữa trong công tác bảo đảm phòng, chống dịch cho học sinh từ lớp 7 đến 12 học trực tiếp tại trường.

Về việc tổ chức bán trú, thành phố thống nhất chủ trương giao Sở GD&ĐT xem xét bảo đảm phù hợp tình hình thực tế trong công tác phòng, chống dịch hiện nay và điều kiện cụ thể của từng địa phương, trường, lớp, được sự đồng thuận của gia đình, phụ huynh học sinh. Nhiều trường tại Hà Nội dự kiến tổ chức học bán trú từ đầu tháng 4/2022.

Sở GD&ĐT Ninh Bình cho biết, căn cứ vào tình hình thực tế diễn biến dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh và được sự đồng ý của UBND tỉnh Ninh Bình, Sở GD&ĐT đã ban hành văn bản số 404 về việc tổ chức dạy học trực tiếp đối với học sinh tiểu học.

Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình yêu cầu phòng GD&ĐT các huyện, thành phố thông báo đến các cơ sở giáo dục tiểu học đón học sinh đi học trở lại trường kể từ ngày 4/4. Đồng thời, căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế của từng trường để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và có thể cho học sinh ăn bán trú. Các trường tiếp tục tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và chuẩn bị tốt các điều kiện đón học sinh trở lại trường. Tiến hành vệ sinh khử khuẩn khuôn viên trường, lớp và chuẩn bị đầy đủ vật tư y tế, cơ sở vật chất phòng chống dịch. Tăng cường các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở giáo dục tổ chức ăn bán trú.

Sở yêu cầu các trường chỉ đạo giáo viên thường xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh [qua điện thoại, nhóm fanpage, facebook, zalo…] để cập nhật tình hình sức khoẻ của học sinh, đồng thời tư vấn các biện pháp chăm sóc và phòng dịch phù hợp, hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm dịch tại trường.

Sở GD&ĐT Nghệ An cũng có văn bản hướng dẫn về kế hoạch dạy học của tỉnh trong giai đoạn mới. Theo đó, từ ngày 4/4, học sinh thuộc các bậc học từ mầm non, tiểu học, THCS cho đến THPT sẽ trở lại trường học trực tiếp từ ngày 4/4.

Để đảm bảo an toàn cho học sinh trở lại trường, Sở GD&ĐT Nghệ An yêu cầu các cơ sở giáo dục cần điều chỉnh chương trình chăm sóc, dạy học để đảm bảo kế hoạch năm học.

Với giáo dục phổ thông, các trường cần tiếp tục rà soát để bổ sung thiết bị thu phát, đường truyền, bố trí bộ phận kỹ thuật hỗ trợ các tiết dạy ở lớp học trực tuyến - trực tiếp khi có học sinh, giáo viên thuộc diện phải cách ly y tế.  Các trường tập trung ôn tập cho học sinh lớp 9 và lớp 12 đảm bảo kiến thức, kỹ năng để tham gia các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và tốt nghiệp THPT năm 2022.

Lê Vân/Báo Tin tức

Nhân viên một trường học ở Hà Nội gấp rút dọn vệ sinh lớp học để chuẩn bị đón học sinh trở lại trường - Ảnh: HUY TRẦN

Theo quyết định của UBND TP Hà Nội từ cuối tháng 1-2022, học sinh từ lớp 7 đến 12 toàn thành phố sẽ trở lại trường học trực tiếp từ ngày 8-2. 

Trước đó, học sinh trong nhóm này ở một số vùng có cấp độ dịch 1, 2 đã đi học trực tiếp được vài tuần. Nhiều trường cho học sinh nghỉ cách quãng đợt giáp Tết khi dịch bùng phát mạnh tại Hà Nội.

Mỗi nhóm một phương án

Ngày 5-2, UBND TP Hà Nội tiếp tục có quyết định cho phép học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 tại 18 huyện, thị xã trở lại trường học trực tiếp từ ngày 10-2. 

Như vậy, sẽ chỉ còn học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 tại 12 quận tiếp tục học trực tuyến. Trong khi đó, trẻ mầm non toàn thành phố vẫn tiếp tục ở nhà.

Trong các quyết định, UBND TP Hà Nội yêu cầu các nhà trường phối hợp chặt chẽ với ban chỉ đạo phòng chống dịch trên địa bàn để có phản ứng nhanh với các tình huống phát sinh dịch khi học sinh trở lại trường học trực tiếp. 

Tùy theo tình huống cụ thể, có thể các nhà trường sẽ cho học sinh quay lại học trực tuyến khi không đủ điều kiện an toàn để dạy học trực tiếp. 

Các trường đón học sinh trở lại trường sau dịp nghỉ Tết chỉ bố trí học 1 buổi/ngày, sắp xếp thời khóa biểu để đảm bảo giãn cách, thực hiện phân luồng học sinh vào đầu giờ học và khi tan học.

Cũng theo yêu cầu bắt buộc, 100% các trường phải thực hiện việc xây dựng kịch bản xử trí khi có F0 trong trường khi học sinh học trực tiếp. Khâu rà soát, theo dõi sức khỏe học sinh phải được các trường phối hợp với phụ huynh học sinh thực hiện chặt chẽ. 

Học sinh được đo thân nhiệt, bắt buộc khai báo y tế trước khi vào trường học. Các trường phải khử khuẩn, dọn vệ sinh trước khi đón học sinh quay lại trường và làm ngay sau các buổi học.

Gấp rút chuẩn bị

Từ ngày 29-1, hầu hết các trường bậc THCS ở Hà Nội trở lên đã huy động cán bộ, giáo viên, nhân viên đến trường tổng vệ sinh. Một số trường thực hiện diễn tập sau khi bố trí phân luồng ra vào trường theo nhiều cổng khác nhau hoặc theo các lối đi có dải phân cách mềm.

Ngày 6-2, mặc dù trời mưa rét nhưng nhiều trường tiểu học ở khu vực 18 huyện, thị xã cũng phải gấp rút huy động giáo viên, nhân viên đến trường chuẩn bị cho việc đón học sinh trở lại.

"Quyết định của thành phố ban hành vào dịp nghỉ Tết nên các trường đều phải gấp rút tranh thủ ngày nghỉ cuối cùng để có thể chuẩn bị tốt nhất việc đón học sinh trở lại. Chúng tôi đã khử khuẩn, mua thêm máy đo nhiệt độ, thiết bị y tế. 

Giáo viên chủ nhiệm các khối đã liên hệ với phụ huynh để cùng phối hợp nhắc nhở các con chuẩn bị tinh thần, sức khỏe cho việc trở lại trường" - thầy Nguyễn Văn Xuất, hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Sóc Sơn, cho biết.

Theo cô Nguyễn Ngọc Anh, hiệu trưởng Trường THCS Thành Công [Hà Nội], việc vệ sinh, khử khuẩn và xây dựng phương án đón học sinh quay lại trường đã hoàn tất trước dịp nghỉ Tết, nhưng trong các ngày 6 và 7-2, trường tiếp tục rà soát các khâu chuẩn bị, tổng vệ sinh lần chót và diễn tập đón học sinh.

Cô Nguyễn Thị Nhiếp, hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa, cho biết học sinh lớp 12 của trường sẽ trở lại học trực tiếp từ ngày 7-2, còn các khối khác từ ngày 8-2. 

Theo thời khóa biểu, học sinh học chính ca sẽ theo hình thức học trực tiếp, còn trái ca thì học trực tuyến để được dạy đủ thời lượng nhưng vẫn đảm bảo giãn cách.

"Trường đã bố trí để có sóng WiFi tốt nhất tại trường, phục vụ cho giáo viên vừa dạy trực tiếp vừa dạy trực tuyến ngay tại trường, đảm bảo linh hoạt tối đa trong hoàn cảnh phải vừa dạy học, vừa phòng dịch" - cô Nhiếp nói.

Khoảng 17 triệu học sinh sẽ đến trường ngày 7-2

Theo Bộ GD-ĐT, khoảng 17 triệu học sinh và trẻ mầm non sẽ đến trường học trực tiếp từ ngày 7-2, ngay sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán.

Trong đó, 63/63 tỉnh thành đã lên kế hoạch đưa học sinh THCS, THPT đi học trực tiếp bắt đầu trong khoảng thời gian từ ngày 7 đến ngày 14-2.

Có 60/63 tỉnh thành đã lên kế hoạch đưa học sinh bậc mầm non, tiểu học quay trở lại trường học trực tiếp trong tháng 2. 100% các ĐH, CĐ đã lên kế hoạch cho sinh viên, học viên đi học trở lại trong tháng 2-2022.

Bộ GD-ĐT chỉ đạo Sở GD-ĐT phối hợp với Sở Y tế và các ban ngành xây dựng kịch bản phù hợp đón học sinh trở lại trường, có phương án xử lý các tình huống xảy ra dịch trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp.

Tại phiên họp Chính phủ đầu năm mới, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết ngay sau Tết, Bộ GD-ĐT có kế hoạch kiểm tra tình hình chuẩn bị, tổ chức cho học sinh, sinh viên quay trở lại trường học tại một số nơi.

Việc thiếu giáo viên mầm non tại các cơ sở mầm non tư thục là một trong những bất cập được Bộ GD-ĐT dự báo.

Ngày 7-2, học sinh các tỉnh miền Tây trở lại trường

Ông Dương Tấn Hiển, phó chủ tịch thường trực UBND TP Cần Thơ, kiểm tra và làm việc tại Trường THCS Đoàn Thị Điểm [quận Ninh Kiều] trước khi các trường trên địa bàn thành phố đón học sinh trở lại học trực tiếp từ 7-2 - Ảnh: THÙY TRANG

Theo kế hoạch của nhiều địa phương ở miền Tây, từ hôm nay [7-2], học sinh sẽ trở lại trường học trực tiếp, tuy nhiên mỗi nơi mỗi cách.

Tại Cần Thơ, UBND TP Cần Thơ đã có văn bản thống nhất cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học và THPT trở lại trường từ ngày 7-2.

Theo đó, học sinh các cấp chỉ học một buổi/ngày, tùy theo sự sắp xếp của các đơn vị trường học sẽ cho học sinh đến trường luân phiên sáng và chiều.

Tại Bạc Liêu, theo kế hoạch của Sở Giáo dục - khoa học và công nghệ, từ ngày 7-2 học sinh các khối 5, 9, 12 sẽ học trực tiếp tại trường, các khối còn lại sẽ có kế hoạch học sau.

Còn tại Cà Mau, từ ngày 7-2 chỉ học sinh từ lớp 6 tới lớp 12 mới đến trường học trực tiếp, còn học sinh tiểu học sẽ đến trường từ 14-2.

Bà Trần Thị Ngọc Diễm, giám đốc Sở GD-ĐT An Giang, cho biết sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, học sinh vẫn học trực tuyến bình thường. Đến ngày 14-2, học sinh sẽ được học trực tiếp trở lại, ngoại trừ khối tiểu học.

"Có thể sau ngày 14-2 từ 1 đến 2 tuần thì chúng tôi sẽ nghiên cứu cho các em học sinh khối tiểu học quay trở lại trường học trực tiếp. Thời gian này vừa chuẩn bị cũng vừa để khảo sát lấy ý kiến cha mẹ học sinh tiểu học. Nếu tiểu học vào học trực tiếp ổn thì chúng tôi sẽ tính đến các nhóm học sinh mầm non, mẫu giáo" - bà Diễm nói.

Trong khi đó, ông Huỳnh Thanh Hùng, phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp, cho biết học sinh lớp 5 đến lớp 12 của Đồng Tháp sẽ học trực tiếp từ ngày 7-2. Đối với trẻ mầm non, học sinh các lớp 1, 2, 3, 4 sẽ học trực tiếp từ ngày 14-2.

T.TRANG - C.QUỐC - B.ĐẤU

TP.HCM: Hiệu trưởng các trường quyết định phương án dạy học, mở lớp bán trú

VĨNH HÀ

Video liên quan

Chủ Đề