Lấy 3 ví dụ về nguồn âm trong tự nhiên

Bài viết Nguồn Âm Là Gì? Các Nguồn Âm Có Chung Đặc Điểm Gì? Lấy Ví Dụ Về Nguồn Âm thuộc chủ đề về Thắc Mắt đang được rất nhiều bạn lưu tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng HappyMobile.vn tìm hiểu Nguồn Âm Là Gì – Lấy Ví Dụ Về Nguồn Âm trong bài viết hôm nay nha !
Các bạn đang xem nội dung về : “Nguồn Âm Là Gì – Lấy Ví Dụ Về Nguồn Âm”

Sự rung động [chuyển động] qua lại vị trí cân bằng của dây cao su, thành cốc, mặt trống … gọi là dao động.

Khi phát ra âm, các vật đều dao động.

Vậy Dao động là gì?

Dao động là sự rung động [chuyển động] qua lại vị trí cân bằng.

  • Thế nào là vị trí cân bằng?

Vị trí cân bằng là vị trí lúc vật đứng yên.

+ Khi chưa kéo dây chun [dây chun đứng yên] ta nói lúc đó dây chun đang ở vị trí cân bằng [không phát ra âm thanh].

+ Khi kéo dây chun rồi thả tay ra lúc đó dây chun rung động và phát ra âm thanh ⇒ Dây chun là nguồn âm

Xem thêm: Cờ nhảy là gì ? Cách chơi cờ nhảy đơn giản, dễ hiểu.

a. Đặc trưng vật lý

Âm thanh, giống như nhiều sóng, được đặc trưng bởi tần số, bước sóng, chu kỳ, biên độ và vận tốc lan truyền [tốc độ âm thanh].

+ Tần số là số dao động mà nguồn âm có thể thực hiện được trong 1 giây. Đơn vị tần số là Hertz [viết tắt là Hz]. Tần số âm được xem là đại lượng quan trọng nhất của âm thanh.

+ Cường độ âm [I] là năng lượng được sóng âm truyền qua mỗi đơn vị diện tích được đặt vuông góc với phương truyền sóng trong mỗi đơn vị thời gian. Đơn vị đo cường độ âm là W/m2

+ Đồ thị dao động âm là tập hợp các đồ thị dao động của tất cả các họa âm trong cùng một nhạc âm.

Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số.

  • Vật dao động nhanh, tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao.
  • Vật dao động chậm, tần số dao động nhỏ, âm phát ra càng thấp.

Bài Viết Đọc Nhiều  Tin Học Văn Phòng Là Gì, Tin Học Văn Phòng Gồm Những Gì

b. Đặc trưng sinh lý

Cảm giác mà âm thanh gây ra cho cơ quan thính giác không chỉ phụ thuộc vào các đặc trưng vật lý của âm thanh đó mà còn phụ thuộc vào sinh lý của tai. Tai người phân biệt được các âm thanh khác nhau là do các đặc trưng sinh lý của âm thanh.

Các đặc trưng sinh lý bao gồm: độ cao, độ to và âm sắc. Mỗi đặc trưng sinh lý phụ thuộc vào 1 đặc trưng vật lý nhất định

Đặc trưng sinh lý  Đặc trưng vật lý 
Độ cao Tần số
Độ to Mức cường độ âm
Âm sắc Đồ thị dao động

3. Cách nhận biết các vật được gọi là nguồn âm?

Dựa vào định nghĩa và đặc điểm của nguồn âm để nhận biết một vật có phải nguồn âm hay không: Tất cả các vật dao động đều phát ra âm thanh. Mọi vật phát ra âm thanh đều được gọi là nguồn âm. Hay đã là nguồn âm thì vật đó đang dao động

4. Môi trường truyền âm

Môi trường các chất rắn, chất lỏng và chất khí đều có thể truyền được âm thanh. Khi các nguồn âm dao động, các hạt cấu tạo nên chất đó cũng dao động khiến âm thanh được truyền đi

Âm thanh không thể truyền trong chân không vì trong chân không có các hạt không được cấu tạo liên kết với nhau.

5.Sự phản xạ âm

Khi gặp các mặt chắn, các âm thanh luôn bị phản xạ nhiều hoặc ít.

Âm thanh phản xạ sau âm thanh trực tiếp ít nhất khoảng 1/15 giây được gọi là tiếng vang.

Những vật cứng, có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt.

Những vật mềm, xốp, bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém

Xem thêm: Ltd là gì? Inc là gì? một vài ngôn từ viết tắt tên công ty khác

6. VÍ dụ về nguồn âm trong sách giáo khoa

Câu C1 [trang 28 SGK Vật Lí 7]:

Tất cả chúng ta hãy cùng nhau giữ im lặng và lắng tai nghe. Em hãy nêu những âm mà em nghe được và tìm xem chúng được phát ra từ đâu.

Trả lời:

  • Tiếng rì rào của lá cây phát ra từ lá và cành cây dao động bởi gió.
  • Tiếng tích tắc gõ nhịp phát ra từ đồng hồ treo tường…

Câu C2 [trang 28 SGK Vật Lí 7]:

Em hãy kể tên một số nguồn âm.

Trả lời:

  • Dây đàn khi gẩy.
  • Mặt trống khi đánh, chuông đồng khi gõ.
  • Kèn khi thổi, loa phát thanh khi đang hoạt động.

Câu C3 [trang 28 SGK Vật Lí 7]:

Thí nghiệm 1: Một bạn dùng tay kéo căng một sợi dây cao su nhỏ. Dây đứng yên ở vị trí cân bằng. Một bạn khác dùng ngón tay bật sợi dây cao su đó

Hãy quan sát dây cao su và lắng nghe, rồi mô tả điều mà em nhìn và nghe được.

Trả lời:

Em nhìn thấy sợi dây cao su “rung rung” và nghe được tiếng “tăng tăng”.

Câu C4 [trang 29 SGK Vật Lí 7]:

Thí nghiệm 2: Sau khi gõ vào thành cốc thủy tinh mỏng ta nghe được âm 

Vật nào phát ra âm? Vật đó có rung động không? Nhận biết điều đó bằng cách nào?

Trả lời:

  • Cốc thủy tinh phát ra âm
  • Thành cốc có rung động.

+ Để nhận biết điều này, ta treo một con lắc bấc sát thành cốc. Khi gõ thìa vào thành cốc con lắc bấc rung rinh. Điều đó chứng tỏ thành cốc có rung động [hay nhìn thấy mặt nước trong cốc rung rinh, đều đó chứng tỏ thành cốc cũng rung động].

Câu C5 [trang 29 SGK Vật Lí 7]:

Thí nghiệm 3: Dùng bía cao su gõ nhẹ vào một nhánh âm thoa và lắng nghe âm do âm thoa phát ra

Âm thoa có dao động không? Hãy tìm cách kiểm tra xem khi phát ra âm thì âm thoa có dao động không.

Trả lời:

Âm thoa có dao động. Có thể kiểm tra dao động của âm thoa bằng cách:

  • Đặt con lắc bấc sát một nhánh của âm thoa khi âm thoa phát ra âm.
  • Dùng tay giữ chặt hai nhánh của âm thoa thì không nghe thấy âm phát ra nữa.
  • Dùng một tờ giấy đặt nổi trên mặt một chậu nước. Khi âm thoa phát ra âm, ta chạm một nhánh của âm thoa cào gần mép một tờ giấy thì thì thấy nước bắn tóc lên mép tờ giấy.

Bài Viết Đọc Nhiều  Backup là gì - Happymobile.vn

Kết luận: Khi phát ra âm, các vật đầu dao động.

Câu C6 [trang 29 SGK Vật Lí 7]:

Em có thể làm cho một số vật như tờ giấy, lá chuối… phát ra âm được không?

Trả lời:

Có thể dùng tờ giấy hay tàu lá chuối quấn thành một cái kèn. Thổi vào kèn, kèn sẽ phát ra âm thanh

Câu C7 [trang 29 SGK Vật Lí 7]:

Hãy tìm hiểu xem bộ phận nào dao động phát ra âm trong hai nhạc cụ mà em biết.

Trả lời:

  • Đàn ghi ta: bộ phận phát ra âm là dây đàn khi dao động.
  • Cái trống: bộ phận phát ra âm là mặt trống khi dao động.
  • Cái kèn: bộ phận phát ra âm là luồng không khí [hơi thở] qua kèn dao động.

Câu C8 [trang 29 SGK Vật Lí 7]:

Nếu em thổi vào miệng một lọ nhỏ, cột không khí trong lọ sẽ dao động và phát ra âm. Hãy tìm cách kiểm tra xem có đúng khi đó cột dao động không?

Trả lời:

  • Có thể kiểm tra sự dao động của cột không khí trong lọ bằng cách dán vài tờ giấy mỏng ở miệng lọ sẽ thấy tua giấy rung rung.
  • Hoặc có thể cho vào lọ một ít vụn giấy nhỏ li ti, khi thổi vào lọ thì lọ phát ra âm và thấy vụn giấy bay lên, xuống. Chứng tỏ không khí trong lọ đã dao động làm cho vụn giấy bay.

Câu C9 [trang 29 SGK Vật Lí 7]:

Hãy làm một nhạc cụ [đàn ống nghiệm] theo chỉ dẫn dưới

  • Đổ nước vào bảy ống nghiệm giống nhau đến các mực nước
  • Dùng thìa gõ nhẹ lần lượt vào từng ống nghiệm sẽ nghe được các âm trầm bổng khác nhau.

a] Bộ phận nào dao động phát ra âm?

b] Ống nào phát ra âm trầm nhất, ống nào phát ra âm bổng nhất?

Lần lượt thổi mạnh vào miệng các ống nghiệm sẽ nghe được các âm trầm, bổng khác nhau

c] Cái gì dao động phát ra âm?

d] Ống nào phát ra âm trầm nhất, ống nào phát ra âm bổng?

Trả lời:

Thí nghiệm cho thấy

a] Không khí và nước trong ống nghiệm dao động phát ra âm.

b] Ống nghiệm chứa cột nước khác nhau [cột không khí trong ống nghiệm cũng khác nhau] nên âm phát ra khác nhau. Mực nước trong ống nghiệm càng thấp [cột không khí càng cao] thì âm phát ra càng trầm hơn.

Do đó: Ống có nhiều nước nhất phát ra âm trầm nhất, ống có ít nước nhất phát ra âm bổng nhất.

c] Cột không khí trong ống dao động phát ra âm.

d] Ống có cột không khí dài nhất phát ra âm trầm nhất.

Ống có cột không khí ngắn nhất phát ra âm bổng nhất.

Xem thêm: Bootloader là gì? Cách kiểm tra máy đã mở khoá Bootloader hay chưa?

Các câu hỏi về Nguồn Âm Là Gì? Các Nguồn Âm Có Chung Đặc Điểm Gì? Lấy Ví Dụ Về Nguồn Âm

Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê Nguồn Âm Là Gì – Lấy Ví Dụ Về Nguồn Âm hãy cho chúng mình biết nha, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình nâng cao hơn hơn trong các bài sau nha

Chủ Đề