Lấy 1 vi dụ cho dạng bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Cách làm nghị luận về ý kiến bàn về văn học hiệu quả nhất.

Cách làm nghị luận về ý kiến bàn về văn học: Xin tất cả mọi người, hôm nay thực sự mình cảm thấy rất hứng thú với bài viết này và muốn ngay lập tức chia sẻ nó tới mọi người vì tính chất và tầm quan trọng của nó đến điểm số của các bạn trong bài thi.

Bạn nào theo dõi Hocvan12 thì chắc chắn đã nắm được lộ trình ôn thi THPT Quốc Gia [ai chưa xem thì có thể đọc thêm ở bên dưới ]

Mình sẽ giải thích rõ hơn là vì sao lại như vậy, các bạn vẫn luôn nghĩ rằng việc phân tích văn bản mới là bản chất là tiền đề để có làm mọi đề. Đúng là như vậy nhưng mà nó chỉ đúng với vài năm về trước  và đúng với các em học cấp học dưới chúng ta.

Còn các bạn thì nên thay đổi quan niệm đó dần đi vì việc phân tích văn bản bây giờ đã có sơ đồ tư duy lo liệu cả rồi, một sơ đồ tư duy chi tiết hoàn toàn có thể thay thế cho việc bạn làm một bài phân tích văn bản.

Còn nghị luận bàn về ý kiến văn học thì sao?  Khi làm dạng bài này bạn phải kết hợp nhuần nhuẫn ba phương pháp lập luận chính: giải thích, phân tích và bàn luận nó đồng nghĩa với việc bạn đang làm một bài phân tích + một bài cảm nhận văn học + một bài nghị luận xã hội và xa hơn nữa dạng bài có thể là một câu hỏi 5 điểm trong đề thi và còn tiền đề giúp các bạn hoàn thành tốt kiểu bài so sánh hai vấn đề, hai hiện tượng vì hai dạng bài này có nhiều nét rất tương đồng và bổ trợ rất nhiều cho nhau.

Đọc thêm: Mở Bài, Kết Bài Hay. Thực Sự Khó Như Vậy Sao ?

Với những gì kể trên mong rằng bạn sẽ thay đổi quan niệm của mình về việc dạng bài nào mới là tiền đề trong việc học tập của mình. Và ngay từ  bây giờ sau khi học một văn bản mới nào thì đừng nghĩ tới việc phân tích văn bản đó làm gì cho mất thời gian thay vào đó hãy vẽ một sơ đồ tư duy và bắt tay vào một bài bình luận.

Như vậy bạn sẽ ghi nhớ kiến thức tốt hơn nhiều và tạo được những ý quan trọng cho các kiểu đề sau này.Vậy nên, hãy nghiên cứu kĩ bài viết này nha.

1: Phương pháp làm bài nghị  luận về ý kiến bàn về văn học

Dàn ý nghị luận về ý kiến bàn về văn học

Đây là sơ đồ tổng quan về các làm dạng bài này mà mình đã cung cấp cho các bạn ở trong bài viết
“Nắm giữ nghị luận văn học trong tay chỉ bằng một nốt nhạc”. các bạn có thể xem lại để hiểu rõ hơn. Bây giờ mình sẽ phân tích kĩ sơ đồ này cho các bạn nắm rõ được phương pháp làm. Nhưng trước khi bắt đầu thì các bạn nên nhớ kĩ kiểu bài này luôn có 2 dạng:

  • Dạng 1: nêu ý kiến nhận  định về một vấn đề, một hiện tượng, quan niệm…
  •  Dạng 2: nhiều ý kiến, nhận định, quan niệm,…

Tại sao mình lại phân ra như vậy vì phân tích một vấn đề thì các bạn có thể làm bình thường, nó khá giống với dạng bài nghị luận xã hội.

Nhưng nếu là nhiều vấn đề [chủ yếu là hai ] thì trước khi làm các bạn phải xác định rõ 2 vấn đề trên cũng làm rõ một vấn đề hay nói về 2 vấn  đề khác nhau, từ đó nhận định 2 vấn đề đó cùng đúng, cùng sai hay một đúng một sai. Đây chính là bước tìm hiểu đề.

a/ Mở bài:

 Đây là một phần khá cơ bản và chắc chắn không quá khó, các bạn chỉ cần nhớ kĩ 3 vấn đề sau là sẽ làm tốt được phần này:

  • dẫn dắt tác giả tác phẩm: Đối với mình thì mình hay quan sát phần tiểu dẫn của tác giả, tác phẩm để chọn ra một nhận định bao quát nhất về tác giả và mình chắc chắn rằng câu nhận định này ở phần trích dẫn nào cũng có và lấy lo thay cho phần dẫn dắt tác giả vừa ngắn gọn và đủ ý
  • Trích dẫn ý kiến: Từ tác giả tác phẩm hãy dẫn dắt tới vấn đề mà đề bài đặt ra,  hãy tạo một sợi liên kết giữa tác phẩm và ý kiến [ví dụ: Tây  tiến là một tác phẩm tiêu biểu của Quang Dũng nó thể hiện cho vẻ đẹp của người lính nhưng lại có một số ý kiến cho rằng… ]. Hãy tạo cho câu văn có sự liên kết với nhau chứ không nên dẫn dắt lan man sẽ phản tác dụng.  Các bạn nhớ là phải trích dẫn vấn đề hoặc nếu vấn đề quá dài thì các bạn chỉ cần tóm tắt nội dung vấn đề lại là được
  • Thể hiện quan niệm của mình với vấn đề, đúng hay sai, nếu bạn làm tốt phần này nó sẽ gây ra một sự tò mò và hấp dẫn người chấm thi.

b/ Thân bài:

Trước khi bắt tay viết phần thân của bài viết mình muốn các bạn nhớ rõ một quy tắc vô cùng quan trọng: “Ý kiến, nhận định —-> phân tích, giải thích, chứng minh —-> Ý kiến, nhận định”.

XEM THÊM: BÍ QUYẾT đạt điểm tối đa bài đọc hiểu với sơ đồ tư duy

Đây là một phần bắt buộc phải nhớ vì khi làm bài nó sẽ tạo thành một vòng tròn cứ như vậy. Thế nên lúc nào các bạn cũng phải bám sát theo vấn đề của đề bài đặt ra là gì.

Cách làm

  1. Giải thích [1 điểm ]: phần này đã thể hiện rất rõ ở sơ đồ, các bạn chỉ cần bám theo vấn đề giải thích những từ khóa còn chưa sáng tỏ, các hình ảnh, phép tu từ, sau đó kết hợp lại để đi đến ý nghĩa chung của vấn đề [nếu đề yêu cầu giải thích hai vấn đề thì giải thích lần lượt từng vấn đề sau đó đánh giá cả hai vấn đề]
  2. Chứng minh[ 1 điểm]:
  • Nếu đề bài yêu cầu chứng minh một vấn đề thì các bạn chỉ cần phân tích mặt đúng, mặt sai của vấn đề, đúng ở đâu? đúng ở phần nào của văn bản? chi tiết nào của văn bản thể hiện cho mặt đúng đó?… và ngược lại. Chỉ cần bám sát vào vấn đề các bạn sẽ dễ dàng đưa ra được dẫn chứng, phân tích vấn đề và chứng minh nó dựa vào văn bản
  • Nếu là hai vấn đề thì các bạn vẫn sẽ phân tích lần lượt từng vấn đề như trên.

      3. Bàn luận [1 điểm ]:

  • Các bạn bàn luận theo cấu trúc của sơ đồ đã cho: Ý kiến đúng hay sai? đã đầy đủ chưa? tại sao lại cho rằng như vậy? ý nghĩa là gì? 
  • LƯU Ý: nếu là bàn luận về hai ý kiến ngoài việc làm những bước trên các bạn phải chỉ rõ ý kiến nào đúng ý kiến nào sai, nếu có 1 ý kiến đúng và 1 ý kiến sai thì ý kiến sai có góp phần làm nổi bật  lên ý đúng không hoặc nếu cả hai cùng đúng, thì có bổ trợ cùng làm sáng tỏ cho nhau không. 
  • Cuối cùng là bàn luận mở rộng vấn đề, bạn phải hiểu các mặt của vấn đề để bàn luận như vậy sẽ chặt chẽ hơn.

c/ Kết bài:

  • Khái quát lại vấn đề nghị luận
  • Khẳng định vấn đề theo quan điểm riêng.

2: Một số kinh nghiệm làm bài.

  • Đầu tiên: mình có một góp ý nhỏ: các bạn nên làm phần mở bài theo cách dẫn trực tiếp. Đi từ tác giả tác phẩm tới vấn đề. Không cần phải quá hay nhưng vẫn đủ ý đủ điểm. Người chấm thi sẽ cảm nhận được sự xúc tích của bài làm, đọc một mở bài quá dài đôi khi cũng dễ gây nhàm chán
  • Thứ hai: luôn luôn phải bám sát vào ý kiến, nhận định. Vì rất có thể ý kiến, nhận định đó chỉ thể hiện quan niệm trong một vài khổ thơ hoặc một đoạn văn nào đó chứ không phải là toàn bài nên chúng ta cần tỉnh táo, chỉ phân tích những cái cần chứ đừng phí thời gian để phân tích cả bài xong không được gì.
  • Trong khi làm bài luôn luôn phác thảo nhanh  sơ đồ tư duy. Từ đó, các bạn có thể chia bố cục, phân đoạn một cách hợp lý. Khi đó bài viết sẽ dễ nhìn, dễ chấm. Ngoài ra tránh được cách viết lan man.
  • Viết bài theo ngôn ngữ riêng của mình, sáng tạo trong hình ảnh và tư duy mới trong cách dùng từ. Làm sao để biến những kiến thức học được thành của mình vì người chấm thi họ không hề muốn đọc một bài viết dài hơn một nghìn chữ toàn là những thứ đã nghe, đã xem, và đã chán, họ thích thú sự sáng tạo và cái mới. Hơn nữa với việc có lối viết riêng bạn  cũng sẽ nhận được [0,5 điểm ]. Vậy nên đừng bao giờ dựa quá nhiều vào sách tham  khảo, hãy tự tin, phát huy bản thân mình.

XEM THÊM:Nghị luận xã hội sao? Thật đơn giản với BẢO BỐI này

Originally posted 2018-07-26 09:19:00.

De văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, Dẫn ý nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, Văn mẫu nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, De văn nghị luận về hai ý kiến bàn về văn học, Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học Vợ chồng A Phủ, Cách làm bài văn nghị luận về 2 ý kiến, Cách làm bài văn nghị luận xã hội về một nhận định, Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học Vợ nhặt, Giáo án Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, Nghị luận xã hội về một ý kiến, Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học lớp 9, Bài văn chứng minh nhận địnha. Thực hành đề 1 – SGK:
* Đề 1: Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng: “Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước”
Hãy trình bày suy nghĩ của anh [chị]  đối với ý kiến trên
* Tìm hiểu đề:
- Yêu cầu đề bài:
+ Giải thích ý kiến:
 

  • Phong phú, đa dạng: có nhiều tác phẩm với nhiều hình thức, thể loại khác nhau
  • Chủ lưu: dòng chính [bộ phận chính],  khác với phụ lưu, chi lưu
  • Quán thông kim cổ: thông suốt từ xưa đến nay.
  • Ý nghĩa của câu:
Từ xưa đến nay, trong cái phong phú, đa dạng của văn học Việt Nam, dòng văn học yêu nước là một chủ lưu, xuyên suốt
+ Chứng minh ý kiến:
  • VHVN [VHDG, văn học viết] có nhiều tác phẩm, thể loại, đề cập nhiều đề tài
  • VH yêu nước là dòng chính, xuyên suốt từ xưa đến nay
  • Dẫn chứng tác giả, tác phẩm tiêu biểu, tập trung vào những tác phẩm thể hiện nội dung yêu nước.
-  Thao tác:
Giải thích, bình luận, chứng minh...
- Phạm vi tư liệu:
  Các tác phẩm tiêu biểu có nội dung yêu nước của VHVN qua các thời kỳ.
* Lập dàn ý:
- Mở bài:
  + Giới thiệu chung về VHVN: phong phú, đa dạng với hai đề tài lớn là yêu nước và nhân đạo.
  + Giới thiệu ý kiến
- Thân bài:
 + Giải thích ý kiến:
 
  • Văn học Việt Nam rất phong phú và đa dạng [Đa dạng về số lượng tác phẩm, đa dạng về thể loại, đa dạng về phong cách tác giả].
  • Văn học yêu nước là một chủ lưu, xuyên suốt.
  + Phân tích, chứng minh ý kiến: Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú và đa dạng
 
  • Miêu tả, thể hiện, đánh giá thiên nhiên, con người, xã hội dưới nhiều góc độ, tình cảm [cảm thương, ca ngợi, phê phán, lên án, tố cáo, chê cười, giáo huấn]
  • Bằng nhiều bút pháp: ngụ ngôn, huyền thoại, cường điệu, trữ tình, hiện thực, lãng mạn
  • Rất nhiều tác phẩm với nhiều hình thức thể loại [VHDG gần 10 thể loại, VH viết gần như đầy đủ]
  • Nguyên nhân: Cuộc sống con người VN phong phú, đa dạng, thơ văn VN phản ánh cuộc sống đó.
+ Phân tích, chứng minh ý kiến: Văn học yêu nước là chủ lưu, xuyên suốt xưa nay
 
  • Nguyên nhân: Do hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử VN, luôn chống đồng hoá, ngoại xâm nên nội dung yêu nước là chủ lưu, xuyên suốt của VHVN
  • Các nội dung yêu nước của VHVN: tình yêu, lòng tự hào, ý chí và hành động xây dựng, bảo vệ đất nước.
  • Chứng minh bằng VHDG: ca dao, truyền thuyết, vè... ca ngợi phong cảnh, anh hùng cứu nước
  • Chứng minh bằng VH viết: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình  Ngô, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập, Thơ Tố Hữu, Thơ Chế Lan Viên, Thơ Chính Hữu
  • Hình thức thể loại phong phú, đa dạng: thơ, cáo, hịch, văn tế, văn xuôi, chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ, tiếng Pháp…; phong cách sáng tác phong phú [lãng mạn, hiện thực, hiện thực XHCN]
  - Kết bài:
    + Khẳng định lại ý kiến.
+ Giá trị của ý kiến: Giúp ta nắm được hoàn cảnh lịch sử của đất nước và đặc điểm của văn học dân tộc;  nhớ đến công lao và tâm huyết của cha ông…
b. Thực hành đề 2:
 * Đề 2: Bàn về đọc sách, nhất là đọc các tác phẩm văn học lớn, người xưa nói:
“Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài.”
Anh [chị]  hiểu ý kiến trên như thế nào?
* Tìm hiểu đề:
- Yêu cầu đề bài:
+ Giải thích ý kiến:
 
  • Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua cái kẽ: tuổi trẻ đọc sách chỉ thấy được trong phạm vi nhỏ hẹp
  • Lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân: theo thời gian, kinh nghiệm, vốn sống nhiều hơn thì tầm nhìn được mở rộng hơn khi đọc sách.
  • Tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài: Càng nhiều vốn sống, văn hóa và kinh nghiệm thì đọc sách càng hiểu sâu hơn, rộng hơn.
  • Cả câu ý nói: Càng lớn tuổi, có vốn sống, vốn văn hoá và kinh nghiệm… càng nhiều thì đọc sách càng hiệu quả.
  + Chứng minh, bàn luận về ý kiến.
 
  + Phạm vi tư liệu: Thực tế cuộc sống
* Lập dàn ý:
   - Mở bài:
   + Giới thiệu, giải thích chung về vấn đề đọc sách
   + Dẫn ý kiến của Lâm Ngữ Đường.
   - Thân bài:
   + Giải thích ý kiến:
 
  • Giải thích cụ thể từng hình ảnh
  • Tổng hợp chung về ý nghĩa câu nói
  + Phân tích và chứng minh ý kiến:
   Ba lứa tuổi, ba cách đọc, ba kết quả khác nhau.
   Ví dụ: Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du:
 
  •  Tuổi thanh niên: Có thể xem là câu chuyện về số phận đau khổ của con người.
  •  Lớn tuổi hơn: Hiểu sâu hơn về giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm, hiểu được ý nghĩa xã hội to lớn của Truyện Kiều
  •  Người lớn tuổi: Cảm nhận thêm về ý nghĩa triết học của Truyện Kiều.
+ Bình luận chung về ý kiến:
 
  • Khẳng định mặt đúng của ý kiến: Vốn sống, kinh nghiệm sống phong phú thì đọc sách thu được kết quả cao
  • Nhưng ý kiến chỉ đề cập một phương diện của việc đọc sách: không phải chỉ có vốn sống, kinh nghiệm sống là đọc sách có hiệu quả. Còn nhiều yếu tố khác chi phối như trình độ học vấn, điều kiện, hoàn cảnh…
  • Không phải cứ nhiều tuổi, từng trải là hiểu đúng, sâu sắc tác phẩm. Ngược lại, người trẻ tuổi vẫn có thể hiểu sâu sắc tác phẩm [do tự nâng cao vốn sống, trình độ văn hóa, trình độ lý luận, ham học hỏi…]
  • Ví dụ: Những bài luận đạt giải cao của các học sinh giỏi về tác phẩm văn học [tự học, ham đọc, sưu tầm sách, nâng cao kiến thức].
- Kết bài:
+ Khẳng định lại mặt đúng của ý kiến
+ Ý kiến là gợi ý cho việc đọc sách hiệu quả: cần vượt qua cái khó về tuổi.

2. Đối tượng và cách làm bài:

 a. Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học lịch sử, về lí luận văn học, về tác phẩm văn học…
 b. Cách làm: Thường tập trung vào:
    - Giải thích
    - Nêu ý nghĩa
    - Tác dung của ý kiến đối với văn học và đời sống
c. Yêu cầu diễn đạt:
- Bố cục mạch lạc
- Lập luận chặt chẽ
- Luận cứ vững vàng

 II. Luyện tập: 

1. Bài tập 1/93:

a. Tìm hiểu đề:


 - Thể loại: Nghị luận [Giải thích, bình luận, chứng minh] một ý kiến bàn về một vấn đề  văn học.
- Nội dung:
  + Thạch Lam không tán thành quan điểm văn chương thoát li thực tế: “Thế giới dối trá và tàn ác”
  + Khẳng định giá trị cải tạo xã hội và giá trị giáo dục của văn học
- Phạm vi tư liệu:
  + Tác phẩm Thạch Lam
  + Những tác phẩm văn học tiêu biểu khác.
b. Lập dàn ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Thạch Lam.
- Trích dẫn ý kiến của Thạch Lam
- Cảm nhận về ý kiến
* Thân bài:
- Giải thích ý kiến:
  + Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực
 
  • Văn chương là công cụ nghề nghiệp, là vũ khí giúp nhà văn hoàn thành sứ mệnh của mình
  • Văn chương không bị sử dụng vào mục đích xấu, nó tác động đến tình cảm
+ Vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối tàn ác vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn
 
  • Văn chương vạch trần, phê phán những tệ lậu, những cái xấu của xã hội và đòi hỏi diệt trừ, thay thế nó
  • Bồi đắp tinh thần, xây dựng đời sống tâm hồn, thanh lọc tình cảm con người.

- Phân tích, bình luận và chứng minh ý kiến:

+ Phân tích:
Thạch Lam rất tự hào, đề cao vũ khí văn chương
Thấy được sức mạnh, sự cao cả, sự tác động của văn chương vào cuộc sống
+ Bình luận : Đó là một quan điểm rất đúng đắn, sâu sắc, toàn diện về giá trị văn chương:
 
  •  Trước CM Tháng Tám: quan điểm tiến bộ.
  •  Ngày nay: vẫn còn nguyên giá trị.
+ Chứng minh: Chọn và phân tích một số dẫn chứng [Truyện Kiều, Số đỏ, Chí Phèo, Hai đứa trẻ, Nhật ký trong tù....]  để chứng minh 2 nội dung:
 
  •  Tác dụng cải tạo xã hội của văn học.
  •  Tác dụng giáo dục con người của văn học 
* Kết bài:
- Khẳng định quan niệm đúng đắn của ý kiến.
- Ý nghĩa lâu dài của ý kiến: Giúp người đọc:
  + Hiểu và thẩm định đúng giá trị tác phẩm.
  + Trân trọng, yêu quý và giữ gìn những tác phẩm văn học tiến bộ.
 

 Tags: De văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, Dẫn ý nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, Văn mẫu nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, De văn nghị luận về hai ý kiến bàn về văn học, Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học Vợ chồng A Phủ, Cách làm bài văn nghị luận về 2 ý kiến, Cách làm bài văn nghị luận xã hội về một nhận định, Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học Vợ nhặt, Giáo án Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, Nghị luận xã hội về một ý kiến, Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học lớp 9, Bài văn chứng minh nhận định

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Video liên quan

Chủ Đề