Lập dàn ý về vấn đề học tủ, học vẹt

I. Mở Bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

II. Thân Bài

a. Giải thích

+ Học tủ là gì?

+ Học vẹt là gì?

b. Thực trạng

Tình trạng học tủ xuất hiện tại các trường học

c. Nguyên nhân

+ Do ý thức tự giác học và rèn luyện trong một quá trình dài chưa có

+ Học sinh bị ép học quá nhiều kiến thức, quá nhiều môn học cùng lúc, không thể tiêu hóa nổi nên đến kì thi phải lựa chọn cách học tủ, học vẹt để giải quyết vấn đề điểm số

+ Hệ thống giáo dục thiếu thực tế, đặt nặng kiến thức sách vở, học sinh đọc thuộc lòng nhưng không hiểu bản chất vấn đề

d. Hậu quả

+ Học sinh hổng kiến thức

+ Điểm số cao nhưng thực chất học sinh không hiểu bài giảng

e. Giải pháp

+ Thay đổi phương pháp giảng dạy, truyền đạt tới học sinh

+ Tạo điều kiện phát triển thực tế

+ Học sinh cần có ý thức học tập

III. Kết Bài: Kết luận vấn đề

Dàn ý số 2

I. MỞ BÀI: Dẫn dắt, nêu khái quát về vấn đề học vẹt và học tủ trong xã hội ngày nay. Sơ lược nhận định, ý kiến của em về vấn đề này.

II. THÂN BÀI

Nêu khái niệm về học vẹt học tủ:

  • Học tủ là gì? Chỉ học một hoặc một vài phần trong số những kiến thức, bài học cần thiết.
  • Học vẹt là gì? Học thuộc vanh vách câu từ nhưng không hiểu ý nghĩa bài học.
  • Học tủ, học vẹt là cách học sai lầm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng học tập.
  • Nêu thực trạng học vẹt và học tủ trong nhà trường: cách học trở nên phổ biến, tràn lan, ít được quan tâm, kiểm soát,…[dẫn chứng một số ví dụ cụ thể].

Những nguyên nhân dẫn đến học vẹt, học tủ:

  • Tinh thần tự giác học tập của học sinh chưa cao [lười học bài, chờ may rủi nên chỉ học một phần].
  • Học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc lí giải và vận dụng kiến thức.
  • Nhiều trường hợp giáo viên nhồi nhét kiến thức, không tóm gọn trọng tâm bài học, cho ghi chép tràn lan khiến học sinh khó có thể vừa học thuộc vừa lí giải kĩ, tạo cảm giác mệt mỏi, chán học.
  • Việc rèn luyện, thực hành, ứng dụng thực tế trong nhà trường chưa được chú trọng khiến học sinh không có cơ hội kiểm chứng kiến thức, tiếp thu kiến thức thụ động, khó làm chủ kiến thức.

Những tác hại của học tủ, học vẹt:

  • Học sinh mất hứng thú với việc học, dễ chán nản.
  • Không làm chủ được kiến thức, không ứng dụng được kiến thức vào thực tế khiến việc học mất đi ý nghĩa của nó.
  • Chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống.
  • Hiệu quả làm việc trong tương lai không lí tưởng.
  • Xã hội ngày càng kém phát triển.

Biện pháp khắc phục việc học vẹt học tủ:

  • Tuyên truyền giúp học sinh cần nâng cao ý thức, điều chỉnh thái độ trong học tập và tiếp cận kiến thức.
  • Học sinh xác định rõ mục tiêu học tập để có phương pháp học phù hợp.
  • Cải cách, điều chỉnh phương thức giảng dạy kiến thức trong nhà trường.[tăng số lượng và hiệu quả các tiết thực hành, tóm gọn kiến thức trọng tâm tránh cho học sinh ghi chép thừa quá nhiều, làm sinh động bài giảng,…].

III. KẾT BÀI: Khẳng định lại quan điểm, ý kiến về vấn đề học tủ, học vẹt. Bàn luận mở rộng vấn đề.

Dàn ý số 3

I. MỞ BÀI

– Dẫn dắt giới thiệu đến vấn đề cần nghị luận: Học vẹt, học tủ.

– Ví dụ:

  • Mở bài số 1: Hiện nay, có rất nhiều học sinh đã hình thành nên cho bản thân thói quen xấu trong học tập. Đó chính là học tủ học vẹt. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sử dụng kiến thức của học sinh mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề khác.
  • Mở bài số 2: Ngày nay, trong việc giáo dục tồn tại rất nhiều vấn đề cần phải được chú ý và sửa chữa. Đặc biệt là với học sinh, vấn đề học tủ, học vẹt là rất đáng lo ngại.

II. THÂN BÀI

  • Học tủ là gì? → Đây là cách học chống đối trước những bài kiểm tra, kỳ thi. Người học sẽ chọn một bài bất kỳ mà họ cảm thấy có khả năng sẽ vào, sau đó chỉ học mỗi bài đó và mong rằng đi thi sẽ may mắn vào bài ấy. Những người học tủ cũng là người không hiểu rõ bài, không nghiêm túc trong học tập.

  • Học vẹt là gì? → Học vẹt, khái niệm này bắt nguồn từ hành động của những chú vẹt ta hay nuôi. Đó là cách học nhại, học thuộc mà không hiểu bản chất, để rồi qua một thời gian không động đến là sẽ quên sạch.

  1. Bàn luận vấn đề [Tác hại]

  • Với bản thân: Trước hết, với chính bản thân người học tủ học vẹt, kiến thức sẽ không thể nào nắm vững được. Qua thời gian là lại trở về tình trạng không biết gì về điều mình đã học. Cứ như thế, lượng kiến thức càng lớn dần, sẽ khó có thể tìm ra được cách mà tiếp thu hết vào đầu ngay được. Dần dần, bản thân người học sẽ rơi vào tình trạng ngày càng tuột xa với kiến thức, không thể chủ động được trong học tập, kết quả càng kém đi. Điều này sẽ tạo ra tâm lý sợ hãi, áp lực càng thêm lớn, không thể tập trung làm được điều gì… Quan trọng hơn nữa, học tập sẽ là nhân tố quyết định đến tương lai, không có kiến thức, thì làm sao bạn có thể chắc chắn rằng mình có thể may mắn bước qua mọi cánh cửa khó khăn của cuộc đời?

  • Với gia đình: Những gia đình có con cái học sa sút sẽ vô cùng lo lắng. Bởi vậy, khi ấy, không chỉ có mình bản thân bạn áp lực mà cả gia đình bạn cũng áp lực lo âu. Cha mẹ luôn mong muốn con mình có thể học tập thành tài để cuộc sống sau này bớt khổ nhọc, bởi vậy, kết quả kém tức là tương lai cũng đang bị đe doạ.

  • Với xã hội: Một người học tủ học vẹt, nhân lên thành một con số lớn sẽ ảnh hưởng đến nền giáo dục nước nhà. Người ta vốn nói, giáo dục là việc quan trọng nhất, chính là cách nhanh nhất hiệu quả nhất để phát triển đất nước. Nếu như chỉ toàn những người không hiểu rõ kiến thức, không có chút nào về điều mình học, vậy thì sao có thể đi lên đây?

  1. Mở rộng và rút ra bài học nhận thức hành động

  • Nguyên nhân: Trước tiên, đó là do lười biếng, trên lớp không chịu nghe giảng. Chính vì thế nên mới không hiểu rõ bài học mà phải lựa chọn phương pháp học như thế đối phó. Do giáo viên trên lớp giảng khó hiểu, không gây hứng thú cho bài học nên không chú ý tới. Hoặc nhiều người học những môn là do gia đình ép buộc, do chương trình học yêu cầu, chính những điều đó tạo áp lực, làm mất đi hứng thú và sự say mê học tập…

  • Biện pháp và bài học: Để tránh khỏi và giải quyết tình trạng này, mỗi người cần phải có kế hoạch học tập hợp lí, phân chia thời gian phù hợp rõ ràng và phải làm theo. Khi không hiểu thì nên hỏi lại bạn bè hoặc thầy cô, không nên để quá lâu…

III. KẾT BÀI

– Nêu suy nghĩ và ý kiến bản thân về vấn đề nghị luận.

– Ví dụ: Tương lai của mỗi người nằm trong tay bản thân mình, đừng chỉ vì một con số nhất thời mà học tủ, học vẹt. Hãy cố gắng hết mình trong học tập, bạn sẽ đạt được kết quả như ý muốn.

Hướng dẫn lập dàn ý “Nghị luận xã hội về vấn đề học vẹt, học tủ” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn Trong cuộc đời mỗi chúng ta ai cũng từng trải qua khoảng thời gian đến trường để học và vui chơi. Kỉ niềm đến trường luôn là kỉ niệm vui không thể quên đối với mỗi chúng ta. Bên cạnh những kỉ niệm vui thì cũng có những kỉ niệm buồn. dù là kỉ niệm vui hay kỉ niệm buồn thì nó vẫn ở trong tim chúng ta và đi theo chúng ta suốt quãng thời gian của cuộc đời. có nhiều người không còn thể đi học thì nuối tiếc, buồn bã và có những hối hận thời gian đã qua. Nhưng không chỉ có những kỉ niệm vui buồn, những kỉ niệm đáng nhớ chúng ta còn có những người bạn. nhưng trường học bạn bè nào không phải cũng tốt cũng có những bạn xấu. một trong những người bạn xấu là những người bạn không chuyên tâm vào học hành, bao giờ cũng nghĩ đến việc học vẹt, học tủ, không trung thực trong học tập để có những luyến tiếc sau này.

Chủ đề “Nghị luận xã hội về học vjet học tủ” được nhắc đến rất nhiều trong chương trình ngữ văn của bậc trung học cơ sở Một trong những chuẩn bị tốt nhất là lập dàn ý cho bài văn với đề “Nghị luận xã hội về học vẹt, học tủ”. Để các em có một chuẩn bị tốt thì Bài viết dưới đây Vforum sẽ Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Nghị luận xã hội về học vẹt, học tủ” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn.

DÀN Ý: I. Mở bài: giới thiệu về cách học vẹt, học tủVí dụ:
Không chỉ có những kỉ niệm vui buồn, những kỉ niệm đáng nhớ khi còn đi học mà chúng ta còn có những người bạn. nhưng trường học bạn bè nào không phải cũng tốt cũng có những bạn xấu. một trong những người bạn xấu là những người bạn không chuyên tâm vào học hành, bao giờ cũng nghĩ đến việc học vẹt, học tủ, không trung thực trong học tập để có những luyến tiếc sau này.


II. Thân bài: nghị luận về học vẹt, học tủ
- Thế nào là học vẹt, học tủ:
  • Học vẹt, học tủ là một cách học đối phó của học sinh hiện nay
  • Học vẹt, học tủ là chọn lọc những kiến thức để học, còn lại không học
  • Học tủ là học những kiến thức quan trọng một cách qua loa để dành cho thi cử, khi thi cử xong rồi thì lại quên
  • Học vẹt là cách học như một con vẹt, học sao thì vậy, không hiểu bài
- Nguyên nhân của sự học vẹt, học tủ:
  • Dơ sự phát triển của xã hội
  • Do nền giáo dục thiếu đi sự quan tâm
  • Do chương trình học ngán ngẫm
  • Do bản thân học sinh, sinh viên lười học
  • Do ba mẹ và thầy cô không quan tâm chăm sóc
- Tác hại của việc học vẹt, học tủ:
  • Khiến học sinh không thể lĩnh hội kiến thức một cách chắc chắn
  • Không nắm vững kiến thức
  • Tạo ra một thói xấu cho học sinh hình thành nên những thói xấu khác trong cuộc sống
- Cách khắc phục lối học vẹt học tủ:
  • Tạo điều kiện học tập thoải mái nhất
  • Không đè nặng vấn đề học tập đối với học sinh
  • Học sinh phải tự ý thức được hành động của mình
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về lối học vẹt, học tủ
Ví dụ:
Học vẹt, học tủ là một lối học không đúng, chúng ta nên chọn cho mình một lối học chính xác và phù hợp với bản thân nhất. Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Nghị luận về học vẹt, học tủ” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công và học tập tốt.

Xem thêm: Dàn ý Nghị luận xã hội về vấn đề Rừng vàng biển bạc lớp 9

  • Chủ đề dan y học vẹt học tủ lop 9 nghi luan xa hoi
  • Video liên quan

    Chủ Đề