Làm THE nào DE học tốt theo lời Bác dạy

Rèn luyện và học tập theo lời Bác Hồ dạy ​

[ĐCSVN] - Là một trong hai thí sinh đoạt giải Nhất Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2018, Nguyễn Trần Dương Thương, học sinh lớp 11 chuyên Hóa trường THPT Chuyên Hùng Vương [Phú Thọ] xứng đáng là học sinh tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Học sinh Nguyễn Trần Dương Thương [thứ 2 từ trái sang]

vinh dự nhận giải Nhất tại Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi. Ảnh: Thế Lượng

Vượt khó khăn, xây ước mơ

Sinh ra và lớn lên ở xã vùng cao Tân Phú [Tân Sơn, Phú Thọ], Nguyễn Trần Dương Thương có hoàn cảnh gia đình khá đặc biệt. Nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ là lao động tự do, thu nhập không cao, một mình nuôi em khôn lớn.

Xác định được những khó khăn của gia đình, được sự động viên của mẹ và thầy cô, Thương đã tạo cho mình động lực học tập tốt ngay từ khi còn nhỏ. Từ tiểu học đến THCS, em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện, luôn là học sinh tiêu biểu trong học tập và rèn luyện của huyện vùng cao Tân Sơn.

Tốt nghiệp THCS, Nguyễn Trần Dương Thương thi vào lớp chuyên Hóa của trường THPT Chuyên Hùng Vương. Là một học sinh vùng cao, việc thi vào trường chuyên là rất khó khăn nhưng bằng sự quyết tâm của bản thân, Thương đã vượt qua kỳ thi tuyển sinh để trúng tuyển vào môn chuyên mà bản thân em mơ ước.

Thương cho biết, em chọn vào trường chuyên vì đó là môi trường tốt để phát triển bản thân, nơi em sẽ có cơ hội phát triển năng lực để đạt được ước mơ của mình. Trong hai năm vừa qua, tuy học xa nhà nhưng Thương luôn có ý thức tự học, tự rèn cho mình cách sống tự lập để tập trung vào công việc học tập.

Trong hai năm học tại trường THPT Chuyên Hùng Vương, Nguyễn Trần Dương Thương đều đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. Trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2017 - 2018, Thương là học sinh thi vượt cấp của đội tuyển Hóa và đạt giải khuyến khích.

Thầy giáo Trần Thanh Tuấn, giáo viên chủ nhiệm lớp 11 chuyên Hóa cho biết: “Nguyễn Trần Dương Thương là một học sinh có đạo đức tốt, có ý chí vươn lên trong trong cuộc sống. Mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, xuất thân từ miền núi, nhưng sau năm học lớp 10, em vươn lên vị trí học tốt nhất lớp”.

Trải nghiệm từ Cuộc thi có ý nghĩa

Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo phát động Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2018, Nguyễn Trần Dương Thương là một trong nhiều học sinh của trường THPT Chuyên Hùng Vương hưởng ứng tham gia một cách tích cực.

Được sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, Thương cùng các bạn trong lớp đã tích cực tìm hiểu thể lệ Cuộc thi, tìm đọc và nghiên cứu tài liệu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông qua sách, báo, các phương tiện thông tin để làm tư liệu trả lời các câu hỏi.

Thương cho biết, nói về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh không phải ở trong một vài cuốn sách mà tư liệu về Bác khá rộng nên cần phải đọc, tích lũy và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi. Đồng thời, để hiểu được những lời dạy của Bác thì cần phải vận dụng thông qua những câu chuyện về Bác, gắn với thực tiễn cuộc sống và công việc của bản thân.

Khi được hỏi về ý nghĩa của Cuộc thi đối với tuổi trẻ nói chung và bản thân nói riêng, Nguyễn Trần Dương Thương chia sẻ rằng, Cuộc thi có ý nghĩa rất sâu sắc đối với tuổi trẻ và bản thân em. Đây là cơ hội để chúng em tìm hiểu nhiều hơn về tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ. Thông qua những lời dạy của Bác, giúp cho bản thân em có những bài học sâu sắc về lối sống, học tập và có những định hướng đúng đắn trong quá trình học tập. Không những thế, những lời dạy của Bác còn có ảnh hưởng sâu sắc tới lời ăn tiếng nói hằng ngày, về kỹ năng sống của tuổi trẻ chúng em.

Trong quá trình tham gia cuộc thi, Nguyễn Trần Dương Thương và các bạn của em gặp rất nhiều thuận lợi vì được nhà trường, thầy cô hướng dẫn cụ thể, tạo điều kiện về tư liệu và cơ sở vật chất để các em tham gia các vòng thi được nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Khi được hỏi, học và làm theo tấm gương của Bác Hồ có khó không? Thương tự tin trả lời: “Những lời dạy của Bác Hồ không chung chung trừu tượng. Bởi vậy, khi học tập, mỗi người cần gắn việc học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với thực tiễn công việc mà mình đang làm, gắn với cuộc sống của mình”.

Thấm nhuần lời dạy của Bác

Thương cho biết, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác Hồ đã để lại trong em những bài học quý giá như: Sự tự giác trong học tập; sự ngăn nắp, gọn gàng, tiết kiệm trong cuộc sống; sự bền bỉ, kiên trì khi thực hiện công việc; đức tính khiêm tốn, ham học hỏi và tinh thần trách nhiệm...

Được vào vòng thi chung kết là một quá trình nỗ lực không ngừng của Thương. Em cho biết, vào đến vòng chung kết, em cảm thấy mình là người may mắn và em bước vào dự thi với một tâm trạng hết sức thỏa mái, không quá lo lắng và áp lực. Vì thế, Thương đã xuất sắc vượt qua các câu hỏi của vòng thi.

Chia sẻ về kinh nghiệm tham gia cuộc thi đạt kết quả cao, Nguyễn Trần Dương Thương chia sẻ, cần nắm chắc kiến thức về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đọc nhiều những câu chuyện về Bác để hiểu những bài học thông qua câu chuyện. Đồng thời, vận dụng linh hoạt những lời dạy của Bác với thực tiễn cuộc sống và công việc của bản thân. Khi tham gia các vòng thi cần bình tĩnh, tự tin và chú ý đến thời gian theo quy định.

Sau cuộc thi, Nguyễn Trần Dương Thương và các bạn trong trường sẽ tiếp tục tìm hiểu về tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, bởi theo em: “Việc học và làm theo Bác không phải ngày một ngày hai đã có kết quả mà phải trải qua một quá trình dài lâu. Học Bác phải gắn những bài học bổ ích với thực tiễn cuộc sống...”../.

Nguyễn Thế Lượng

QĐND – Sự nghiệp giáo dục và đào tạo đang đứng trước bước ngoặt quan trọng: Tự vượt chính mình để làm theo lời Bác Hồ dặn: Dù khó khăn, gian khổ đến đâu cũng phải thi đua “dạy tốt, học tốt”, “trồng người” vì lợi ích trăm năm…

Năm học vừa qua, toàn ngành giáo dục đã có sự khởi động cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, được dư luận đồng tình ủng hộ. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cũng được triển khai đều khắp, nội dung thiết thực với công tác dạy và học. Đã có sự chuyển biến mới trong các kỳ thi cùng với tăng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục… Phát huy kết quả bước đầu đó, đáp ứng cao hơn yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, trong năm học mới, toàn ngành giáo dục tiếp tục triển khai mạnh mẽ cuộc vận động: Nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục và mở rộng thêm: Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp của học sinh.

Đó là yêu cầu rất cao, đòi hỏi mỗi nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục rèn luyện tư cách, phẩm chất, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chấp hành pháp luật, không vi phạm đạo đức nhà giáo, thường xuyên tự học, nâng cao trình độ. Các học sinh, sinh viên sẽ triển khai các hoạt động theo chủ đề với trọng tâm là tăng cường ý thức và ý chí học tập vì đất nước, vì bản thân, tu dưỡng đạo đức, xây dựng nếp sống văn minh, tuân thủ nội quy nhà trường và pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia công tác xã hội và các hoạt động tình nguyện. Phát triển hệ thống khảo thí và kiểm định chất lượng, tiếp tục đổi mới công tác thi, kiểm tra đánh giá theo yêu cầu phản ánh đúng chất lượng. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Nâng cao năng lực của hệ thống quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương và năng lực quản lý của các trường. Củng cố và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, phát triển mạng lưới trường, lớp học, phòng học bộ môn, nhà công vụ cho giáo viên; thu hút các nguồn lực cho xây dựng cơ sở vật chất, trường, lớp học, thiết bị giáo dục bằng những chính sách và quy hoạch rõ ràng…

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là yêu cầu rất cao, đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, bảo đảm các yêu cầu về giáo dục chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh; giáo dục thể chất; giáo dục thẩm mỹ; giáo dục hướng nghiệp; giáo dục trật tự an toàn giao thông và giáo dục pháp luật; giáo dục phòng, chống các tệ nạn xã hội, tội phạm; giáo dục bản sắc văn hóa các dân tộc; thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về giáo dục quốc phòng – an ninh và các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác giáo dục quốc phòng – an ninh trong ngành giáo dục và đào tạo.

Bằng tất cả trách nhiệm và tình cảm của mình, cùng với toàn dân, toàn quân ta quyết góp phần tạo chuyển biến mới trên mặt trận diệt giặc dốt, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước. Các cơ quan, đơn vị có kế hoạch cụ thể, tham gia giáo dục truyền thống anh hùng của đất nước, dân tộc và quân đội ta; giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; giáo dục kiến thức quốc phòng, hướng nghiệp binh nghiệp; nêu gương sáng Bộ đội Cụ Hồ cho học sinh noi theo. Đồng thời, góp phần giảm bớt khó khăn về cơ sở vật chất, trang, thiết bị dạy học; tổ chức xóa mù chữ, phổ cập giáo dục; chủ động phối hợp với địa phương nơi đóng quân phòng, chống thiên tai bão, lũ, khắc phục kịp thời hậu quả, nhanh chóng khôi phục nền nếp dạy và học…

Đất nước trong thời bình song trước diễn biến phức tạp của thời cuộc, sự chống phá điên cuồng của các thế lực thù địch, đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ được đào tạo, bồi dưỡng bài bản, theo một hệ thống khoa học. Vì vậy, nhiệm vụ của các nhà trường quân đội trong năm học mới rất nặng nề. Bằng các bài giảng kết hợp lý thuyết với thực hành, tổng kết và rút ra bài học kinh nghiệm, các nhà trường góp phần rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, truyền thống quyết chiến quyết thắng, nâng cao chất lượng tổng hợp, củng cố và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ. Tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng đào tạo. Điều chỉnh nội dung và phương thức đào tạo phù hợp với chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Tiếng trống trường vang dậy khắp non sông, mở ra năm học 2007-2008 và ngày “Toàn dân đưa trẻ đến trường”. Năm học mới với quyết tâm nâng cao chất lượng toàn diện, thúc giục toàn quân, toàn dân đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo chuyển biến toàn diện theo lời Bác dạy, đáp ứng yêu cầu nhân lực thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

qdnd.vn

Video liên quan

Chủ Đề