Kit thử là gì

Lợi dụng tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp, trên mạng xã hội rao bán tràn lan bộ kit test nhanh COVID-19 với giá từ 300.000 đồng đến 800.000 đồng. Các chủ hàng quảng cáo mặt hàng xuất xứ từ nhiều nước như Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…

Theo quảng cáo, mỗi bộ kit này gồm 2 test dùng cho 2 người hoặc 2 lần sử dụng, có kết quả ngay sau 15 phút. Nếu bảng hiện 1 vạch là âm tính, 2 vạch là dương tính. Do vậy, việc lấy mẫu cũng được người bán quảng cáo là "cực kỳ dễ dàng" bằng cách dùng que lấy dịch ở mũi, sau đó bơm vào dung dịch và chờ kết quả.

Tuy nhiên khi hỏi hoá đơn, chứng từ thì những người này cho biết do là hàng xách tay từ nước ngoài về nên có giá rẻ và không cần giấy tờ gì cả [?].

Trên mạng xã hội rao bán số lớn kit test nhanh COVID-19 giá vài trăm nghìn đồng/bộ nhưng không có chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Theo Tổng cục Quản lý thị trường, qua kiểm tra, phát hiện một số lượng lớn các bộ kit test nhanh COVID-19 được nhập lậu vào Việt Nam. Các sản phẩm này đa dạng và phần lớn được thẩm lậu vào nội địa qua đường xách tay. 

Mới đây, lực lượng Quản lý thị trường TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã kiểm tra, thu giữ vài nghìn bộ kit test nhanh COVID-19 và hầu hết là không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

“Do vậy, đề nghị người tiêu dùng hết sức lưu ý khi mua sản phẩm này, phải kiểm tra rõ ràng thông tin nguồn gốc sản phẩm và phải được cấp phép của Bộ Y tế”, ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường nhấn mạnh.

Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội thu giữ số lượng lớn bộ kit test COVID-19 không rõ nguồn gốc.

Trong khi đó, sau khi Báo Sức khoẻ & Đời sống đăng tải bài viết: Kit test nhanh COVID-19 không rõ nguồn gốc "chào hàng" khắp nơi, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó Trưởng ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết: “Hiện nay, các test xét nghiệm SARS-CoV-2 muốn nhập khẩu, lưu hành và sử dụng tại Việt Nam phải được Bộ Y tế thẩm định và cấp phép theo các quy định tại Thông tư số 47/2010/TT-BYT. Hơn nữa, các sản phẩm này thuộc nhóm có nguy cơ rủi ro cao [loại C, D] nên mọi hoạt động mua bán, kinh doanh test xét nghiệm SARS-CoV-2 phải đáp ứng các yêu cầu của ngành y tế về nhân sự, điều kiện kho bảo quản, phương tiện vận chuyển.

Người dân cần hết sức cảnh giác, không nên tự ý mua những mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bán trôi nổi trên thị trường, đặc biệt là mạng xã hội bởi những sản phẩm chưa được cấp phép lưu hành khi xét nghiệm có thể cho kết quả không chính xác. Như vậy, không những mất tiền oan mà nếu tin tưởng vào những kết quả này còn tiềm ẩn nguy cơ phát tán và lây lan dịch bệnh cho cộng đồng”.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cũng nhấn mạnh: Với các sản phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 đã được cấp phép, Bộ Y tế đã thông báo rộng rãi đến Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các đơn vị trực thuộc đồng thời cũng đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế.

Ngày 13/7/2021, Bộ Y tế cũng đã có công văn số 604/TTrB-P1 gửi các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong phòng chống dịch COVID-19, trong đó việc thanh tra, kiểm tra về nhập khẩu, cung ứng, mua bán các trang thiết bị y tế và các test xét nghiệm SARS-CoV-2.

Để quản lý chặt chẽ, Bộ Y tế đề nghị các cơ quan chức năng cùng vào cuộc để kiểm tra, đồng thời cảnh báo người tiêu dùng cần cẩn trọng khi mua hàng, đặc biệt không nên mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên mua dụng cụ và tự thực hiện xét nghiệm nhanh COVID-19 bởi có một số loại trôi nổi, không đảm bảo chất lượng chính xác.

Liên quan đến hiện tượng một số người dân tự đi mua dụng cụ xét nghiệm nhanh COVID-19, PGS.TS Trần Đắc Phu, chuyên gia cố vấn ở Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam khẳng định, các xét nghiệm nhanh COVID-19 là loại sinh phẩm liên quan đến sức khỏe nên phải do Bộ Y tế thẩm định, cho phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam.

"Người dân không nên mua và tự thực hiện xét nghiệm nhanh bởi có một số loại trôi nổi, không đảm bảo chất lượng chính xác", PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Theo đó, các xét nghiệm nhanh có giá trị sử dụng chính xác với các trường hợp: Có triệu chứng nghi mắc COVID-19 như ho, sốt...; sau khi nhiễm từ 2-7 ngày. Còn với những trường hợp nhiễm sau 7 ngày [nồng độ virus ít đi], độ chính xác của xét nghiệm nhanh không cao, khó phát hiện ra người dương tính với SARS-CoV-2.

Chuyên gia Trần Đắc Phu giải thích việc thực hiện xét nghiệm COVID-19 thực hiện miễn phí, theo quy định của Bộ Y tế với các trường hợp có nguy cơ mắc [có triệu chứng, trờ về từ vùng có nguy cơ...]. xét nghiệm nhanh có giá trị chứng nhận tại thời điểm thực hiện xét nghiệm, người được xét nghiệm cơ bản không nhiễm SARS-CoV-2, không phải là nguồn bệnh lây sang người khác.

Sau thời điểm đó, người được xét nghiệm không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, chủ quan, lơ là, không thực hiện nghiêm thông điệp 5K, vẫn có nguy cơ nhiễm virus.

Cao Tuân - Thái Bình

[Nguồn: Sức khỏe đời sống]

Theo các bác sĩ, người dân chỉ nên thực hiện test nhanh Covid-19 nếu có triệu chứng của bệnh hoặc yếu tố dịch tễ. Đồng thời, phải lựa chọn đúng loại test đã được Bộ Y tế công bố.


Việc lấy mẫu test nhanh SARS-CoV-2 thực hiện tại nhà và ở cơ sở y tế.
Hiện nay, dù gía kit test nhanh đang nhảy múa trên thị trường nhưng mặt hàng này chưa bao giờ hết nóng. Bởi test nhanh SARS-CoV-2 là phương pháp rất dễ thực hiện, cho kết quả nhanh để phát hiện người mắc Covid-19.

Tuy nhiên, test nhanh kháng nguyên vẫn có thể cho ra kết quả dương tính giả, gây lo lắng. Thậm chí, với kết quả đó, một số người sẽ tự mua thuốc điều trị, gây hại đến sức khỏe.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Nguyên trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho rằng, chỉ khi nào có triệu chứng hoặc yếu tố dịch tễ, bạn mới cần thực hiện test nhanh. 

Khi test nhanh hiển thị 2 vạch bên cạnh chữ C và chữ T, nghĩa là mẫu bệnh phẩm dương tính. Nếu chỉ hiển thị 1 vạch bên cạnh chữ C, nghĩa là âm tính. Với nhiều loại que test khác nhau, màu hiển thị của vạch có thể là đỏ, xanh, hoặc đen. Tuy nhiên, ý nghĩa không thay đổi.

Trong một số trường hợp, vạch ở chữ T không rõ ràng, mờ, nhạt, khiến người dân lo lắng, không chắc chắn về độ chính xác. Nhiều mẫu test còn bị nhòe ở vùng hiển thị, cũng không thể xác định kết quả âm hay dương tính.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh khuyến cáo, người dân nên mua các loại test nhanh kháng nguyên nằm trong danh sách công bố của Bộ Y tế. Đồng thời, thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Khi lấy mẫu, tùy theo mỗi bộ kit test sẽ phải thực hiện lấy mẫu dịch tỵ hầu hoặc dịch mũi. Dịch tỵ hầu và dịch mũi có thao tác lấy mẫu khác nhau, độ sâu của que thử cũng khác nhau. Do đó việc đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì bộ kit test rất quan trọng.Người dân cần lưu ý, khi nhỏ dung dịch chứa mẫu bệnh phẩm vào khay đựng, phải đặt trên mặt phẳng, không lắc nghiêng, không sốt ruột và tác động đến mẫu test. 

Mẫu test nhanh phải chờ đủ thời gian để cho kết quả đúng. Thời gian này được ghi rõ trong hướng dẫn sử dụng của mỗi bộ kit test khác nhau, thông thường từ 15-30 phút. Nếu 2 vạch xuất hiện sau khung thời gian trên bao bì hướng dẫn, rất có thể là dương tính giả.

Lợi dụng tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp, trên mạng xã hội và các website/ứng dụng thương mại điện tử rao bán bộ kit test nhanh COVID-19 với giá từ 300.000 đồng đến 800.000 đồng. Các chủ hàng quảng cáo mặt hàng xuất xứ từ nhiều nước như Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, v.v… Theo quảng cáo, các bộ kit này có kết quả nhanh, việc lấy mẫu cũng được người bán quảng cáo là "cực kỳ dễ dàng", v.v… Tuy nhiên, các Kit test trên chủ yếu là hàng trôi nổi/xách tay không có hóa đơn chứng từ, chưa được phép lưu hành tại Việt Nam.

Ngày 01 tháng 8 năm2021 Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên mua các bộ test nhanh được rao bán trên mạng, không có tên trong danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Trên thị trường có nhiều loại test nhanh đang bán trên thị trường có độ nhạy thấp, kết quả không chính xác. Người dân khi thử ra kết quả âm tính sẽ mất cảnh giác, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người, trong khi thực tế kết quả đó có thể là dương tính, nguy cơ phát tán và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Dưới đây là danh sách 16 loại kit test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 được Bộ Y tế cấp phép:

STT

Tên Kit test

Xuất xứ

Phương pháp test

Giá tham khảo
[đồng/mỗi lần test]

1

Flowflex SARSCoV-2 Antigen Rapid Test

Trung Quốc

Xét nghiệm kháng nguyên nCoV trong mẫu ngoáy dịch mũi hoặc mẫu ngoáy dịch tỵ hầu của người

 109.200  -185.000

2

Trueline Covid-19 Ag Rapid Test

Việt Nam

Xét nghiệm định tính phát hiện kháng nguyên nCoV trong mẫu ngoáy dịch tỵ hầu, của Công ty TNHH Medicon

100.000  

3

Biosynex Covid-19 Ag BSS

Pháp

Xét nghiệm trong mẫu ngoáy dịch mũi hoặc mẫu ngoáy dịch tỵ hầu

135.000  

4

V Trust Covid-19 Antigen Rapid Test

Đài Loan

Xét nghiệm trong mẫu ngoáy dịch tỵ hầu

160.000  

5

CareStart Covid-19 Antigen

Mỹ

Xét nghiệm mẫu dịch tỵ hầu

130.000- 150.000  

6

Espline SARS-CoV-2

Nhật Bản

Xét nghiệm kháng nguyên nCoV trong dịch mũi họng

190.000-200.000  

7

GenBody Covid-19 Ag

Hàn Quốc

Xét nghiệm mẫu dịch tỵ hầu.

135.000  

8

Humasis Covid-19 Ag Test

Hàn Quốc

Xét nghiệm mẫu dịch tỵ hầu.

198.000

9

Asan Easy Test Covid-19 Ag

Hàn Quốc

Xét nghiệm mẫu dịch tỵ hầu.

150.000

10

SARSCoV-2 Rapid Antigen Test

Hàn Quốc

Xét nghiệm trong mẫu phết mũi họng hoặc mẫu phết mũi họng và hầu họng

116.800

11

Panbio Covid-19 Ag Rapid Test Device

Hàn Quốc

Xét nghiệm kháng nguyên nCoV trong dịch tỵ hầu

170.000  

12

Panbio™ Covid-19 Ag Rapid Test Device [Nasal]

Hàn Quốc

Xét nghiệm kháng nguyên nCoV trong dịch tỵ hầu.

152.000

13

Standard Q Covid-19 Ag

Hàn Quốc

Xét nghiệm kháng nguyên nCoV trong dịch tỵ hầu.

4.950.00 đồng [hộp 25 test].

14

SGTi-flex Covid-19 Ag

Hàn Quốc

Xét nghiệm kháng nguyên nCoV trong dịch tỵ hầu.

198.000

15

BioCredit Covid-19 Ag

Hàn Quốc

Xét nghiệm kháng nguyên nCoV trong dịch tỵ hầu.

175.000

16

COVID-19 Ag

Hàn Quốc

Xét nghiệm kháng nguyên nCoV trong dịch tỵ hầu.

175.000

Do đó, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số khuyến cáo:

  • Người tiêu dùng chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương. Các website phải cung cấp đầy đủ các thông tin như: Thông tin về chủ sở hữu website [Tên đơn vị bán hàng, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế …], thông tin về điều kiên giao dịch chung, các chính như đổi trả hàng và hoàn tiền, chính sách giao nhận, vẫn chuyển, thanh toán, bảo mật thông tin cá nhân người tiêu dùng.
  • Người dùng nếu mua online: chỉ mua sản phẩm Kit test Covid -19 ở các đơn vị là các cửa hàng thuốc có uy tín, đã được cấp phép và các mặt hàng nằm trong danh mục Bộ Y tế đã cấp phép lưu hành.
  • Nếu mua hàng qua các mạng xã hội, cần phải tìm hiểu kỹ các đánh giá của người mua trước, tìm hiểu kỹ thông tin về người bán, xem xét về vấn đề nguồn gốc rõ ràng, các đơn vị là các cửa hàng thuốc được cấp phép và các mặt hàng nằm trong danh mục được phép lưu hành, tuyệt đối không nên mua ở những Fanpage không có thông tin người bán và không có địa chỉ rõ ràng, hoặc khi hỏi thông tin thì cố tình giấu địa chỉ bán hàng, chỉ nhận đặt hàng qua tin nhắn [inbox], chỉ bán hàng online chứ không có cửa hàng cụ thể.

Nguồn tham khảo:

  • //ncov.moh.gov.vn/web/guest/-/6847426-6440

Video liên quan

Chủ Đề