Khiếm khuyết trên có thể là gì

Từ định nghĩa Latinh, một khiếm khuyết là một sự không hoàn hảo ở một ai đó hoặc một cái gì đó . Từ điển của Học viện Hoàng gia Tây Ban Nha [RAE] định nghĩa thuật ngữ này là thiếu bất kỳ đặc tính chất lượng nào của một cái gì đó .

Ví dụ: "Tôi muốn thay quần này: nó có khuyết điểm ở độ cao của đầu gối", "Các nhà phân tích tuyên bố rằng chiếc xe mới của công ty Đức gần như hoàn hảo vì rất khó tìm ra khuyết điểm", "Xu hướng phóng đại Đó là khuyết điểm tồi tệ nhất của bạn . "

Khái niệm này được sử dụng như một từ đồng nghĩa với lỗi, thất bại hoặc trục trặc . Các khiếm khuyết có thể được cảm nhận bằng các giác quan [như áo thiếu nút], nhận thấy trong hoạt động của một thứ gì đó [một chiếc xe có vấn đề về phanh] hoặc được liên kết với một cái gì đó mang tính biểu tượng hoặc chủ quan hơn [các khiếm khuyết đạo đức của một người ].

Con người phải nhận ra hai loại khiếm khuyết ở người hoặc ở người lân cận: khiếm khuyết về thể chấtkhiếm khuyết bên trong . Khiếm khuyết về thể chất thường liên quan đến một lý tưởng làm đẹp và có thể được ngụy trang bằng nhiều kỹ thuật khác nhau [một số trang phục, trang điểm, v.v.].

Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng ở cấp độ vật lý, có một loạt các khiếm khuyết ở một mức độ nghiêm trọng nhất định mà những gì họ có thể làm là trong một số trường hợp, người được hỏi phải trải qua một loạt các can thiệp phẫu thuật để lấy nội tạng của họ và hoạt động của chúng không bị tổn hại.

Vì vậy, ví dụ, có những gì được gọi là khuyết tật ống thần kinh, đó là những khuyết tật được xác định là thuộc loại bẩm sinh và ảnh hưởng đến cả tủy sống và não. Có một số lớp tồn tại trong số đó, tuy nhiên, trong số những loại thường gặp nhất là bệnh não hoặc tật nứt đốt sống, khiến cho không thể di chuyển ở chân.

Mặt khác, cũng có những gì được gọi là khiếm khuyết thông liên thất, như tên gọi của nó, ảnh hưởng trực tiếp đến tim. Cụ thể, điều đó có nghĩa là người có nó có một lỗ mở bất thường trong bức tường chịu trách nhiệm tách hai tâm thất có cơ quan đó là gì.

Loại bẩm sinh cũng là khiếm khuyết này có thể dẫn đến người đang nghi vấn có một loạt các vấn đề về thể chất có chiều sâu rất lớn có thể dẫn đến các khiếm khuyết khác của loại tim mạch. Tuy nhiên, một số trong số chúng thường được điều chỉnh trong phòng phẫu thuật để bệnh nhân có thể phát triển cuộc sống, càng xa càng tốt, càng bình thường càng tốt.

Tuy nhiên, các khiếm khuyết bên trong được liên kết với một thái độ hoặc hành vi có hại cho người đó hoặc với những người còn lại.

Các nhà tâm lý học nhấn mạnh rằng mọi người phải nhận ra và chấp nhận những khiếm khuyết, cả của chính họ và của những người khác. Đó là cách khả thi duy nhất để đạt được hạnh phúc và phát triển sự chung sống hài hòa.

Đối với luật pháp, cuối cùng, một khiếm khuyết về hình thức là một lỗi xuất phát từ sự vi phạm trong các quy tắc tố tụng. Những khiếm khuyết này có thể dẫn đến vô hiệu của thủ tục tố tụng.

“Khuyết tật trong tâm hồn đáng sợ hơn khuyết tật trên thân thể” [Nguyễn Ngọc Ký]

Nhân loại đã chứng kiến biết bao con người dù bị khiếm khuyết về thân thể nhưng đã biết vươn lên vượt qua nghịch cảnh có cống hiến quan trọng vì sự phát triển của con người. trái lại, có nhiều người tuy lành lạn nhưng lại sớm chịu đầu hàng số phận, sống một cuộc đời nhỏ bé. Bởi thế, thầy Nguyễn Ngọc Ký đã từng nói rằng: “Khuyết tật trong tâm hồn đáng sợ hơn khuyết tật trên thân thể”

“Khuyết tật trong tâm hồn” là gì?

Khiếm khuyết tâm hồn có nghĩa là tâm hồn ấy có nhiều điểm xấu, thói xấu [ỵếu đuối, cảm xúc không đủ để yêu thương chia sẻ] hoặc phát triển tâm hồn lệch lạc, xa rời chuẩn mực đạo đức của con người. Người khiếm khuyết tâm hồn là người ích kỉ, nhiều tính xấu…

“Khiếm tật trên cơ thể” là gì?

Khiếm khuyết trên cơ thể có nghĩa là cơ thể ấy sinh ra đã không lành lặn [khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật vận động…] hoặc bị tổn thương do các tác động từ bên ngoài. Câu nói đề cao vẻ đẹp tâm hồn con người: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

Vì sao nói: “Khuyết tật trong tâm hồn đáng sợ hơn khuyết tật trên thân thể”?

Trong cuộc sống, chúng ta vẫn thấy nhiều người có hình thức bên ngoài đẹp đẽ mà tâm hồn khiếm khuyết, họ thật sự là “mầm tai hoạ”. Đó là những kẻ vô cảm, ích kỉ, toan tính, độc ác… Vì lợi ích cá nhân bất chấp thủ đoạn gây hại cho người khác: rút ruột các công trình xây dựng, lừa tiền, quan tham, làm hàng giả…

Bên cạnh đó, ta vẫn thường thấy ở nhiều người đằng sau cơ thể không lành lặn là tâm hồn cao đẹp đáng quý. Thầy Nguyễn Ngọc Ký viết lại số phận mình bằng đôi chân, trở thành nhà văn, thầy giáo… Nguyễn Công Hùng bị bại liệt toàn thân, chỉ còn một ngón tay cử động, với niềm đam mê tin học, anh được phong tặng “Hiệp sĩ Công nghệ thông tin”. Anh viết nhiều phần mềm ứng dụng có giá trị, mở trường dạy tin học miễn phí cho thanh niên khuyết tật ở quê nhà…

Tâm hồn khiếm khuyết đáng sợ hơn một cơ thể khiếm khuyết mà biết sống đẹp, sống có ích. Khuyết tật cơ thể có thể khắc phục, chữa lành bằng khoa học, bằng ý chí và niềm tin để thành người không khiếm khuyết. Người khuyết tật có tâm hồn đẹp trở thành một thứ gương soi đặc biệt, họ có thể truyền đi cảm hứng sống cho hàng vạn người có cùng hoàn cảnh.

Khuyết tật tâm hồn vô cùng khó sửa, vì cái xấu, cái ác bào mòn, tâm hồn vẩn đục. Họ tự biến mình thành kẻ nhỏ nhen, lạnh lùng vô cảm từ đó gây ra thiệt hại không nhỏ cho gia đình và xã hội. Đó là điều mà thầy Nguyễn Ngọc Ký gọi là mầm mong của tai họa.

Người lành lặn hay người khuyết tật đều cần bồi dưỡng, vun đắp tâm hồn chính mình để sống tốt hon, yêu thương nhiều hơn. Mỗi ngày hãy tập quan sát, lắng nghe và suy cảm, tự thanh lọc tâm hồn mình. Tính cách không thể phát triển một cách dễ dàng và yên lặng. Chỉ qua trải nghiệm thử thách và gian khổ mà tâm hồn trở nên mạnh mẽ hơn, hoài bão hình thành và thành công đạt được.

Phê phán:

Những người khuyết tật có tâm hồn đẹp vẫn mạnh mẽ bước đi cùng cuộc đời và họ được trân trọng ngưỡng mộ. Trong khi, người khuyết tật tâm hồn với toan tính thấp hèn sẽ trả giá cho những việc xấu của mình, họ sẽ bị cuộc đời bóc đi lóp vỏ hình thức để chữa trị chỗ khuyết của tâm hồn. Lúc đó mới thật sự đau đón.

Bài học nhận thức:

Tâm hồn, nhân cách, nhân phẩm, năng lực ở bên trong mới là cái đáng quý. Hãy luôn luôn bồi dưỡng nhưng giá trị ấy. Có thể bạn yếu kém về thể chất, nhưng nếu biết nỗ lực, bạn có thể làm được những điều phi thường. Chỉ cần bạn có ước mơ đủ lớn, ý chí sẽ đưa bạn đến thành công.

“Khuyết tật trong tâm hồn đáng sợ hơn khuyết tật trên thân thể” là tâm sự chân thành, là kết quả sự trải nghiệm đầy đăng cay của một người thầy đã sống một cuộc đời có ý nghĩa dù cơ thể khiếm khuyết. Mỗi người chúng ta không nên chạy theo những phù phiếm mà quên đi việc tự bồi đắp tâm hồn của mình.

Khái niệm khuyết tật? Người khuyết tật là gì? Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật? Về các dạng tật và mức độ khuyết tật? Quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật? Người như thế nào được gọi là người khuyết tật?

Hiện nay, sau những cuộc vận động kiên trì của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lĩnh vực nhân quyền, nhận thức rằng người khuyết tật cũng là chủ thể bình đẳng của các quyền con người mới dần dần chiếm ưu thế trên thế giới. Sự chuyển biến về nhận thức dẫn tới thay đổi cả cách gọi tên của nhóm xã hội này. Thay cho việc dùng từ “những người tàn tật” [disable persons] có hàm ý miệt thị và hạ thấp, hiện nay, nhóm xã hội này được gọi một cách chính xác và trân trọng là những người khuyết tật [persons with disabilities]. Tên gọi mới, ngoài những yếu tố khác, mang hàm ý rõ ràng rằng đây là nhóm người tuy có những khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần, nhưng họ không phải và không được coi họ là những người vô dụng, đứng ngoài lề dòng chảy và là gánh nặng cho xã hội.

1. Người khuyết tật là gì?

Khái niệm người khuyết tật hiện đang là một khái niệm gây rất nhiều tranh cãi ở các quốc gia và cho đến nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất về người khuyết tật áp dụng chung cho các nước. Giữa các quốc gia có sự khác nhau về quan điểm khuyết tật, những quy định liên quan tới tình trạng và mức độ khuyết tật, cũng như cách sử dụng từ ngữ diễn tả.

Ví dụ:

Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, có ba mức độ suy giảm là: khiếm khuyết [impairment], khuyết tật [disability] và tàn tật [handicap]. Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lý hoặc/và sinh lý. Khuyết tật chỉ đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết. Còn tàn tật đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ.

Theo quan điểm của Tổ chức Quốc tế Người khuyết tật, người khuyết tật trở thành tàn tật là do thiếu cơ hội để tham gia các hoạt động xã hội và có một cuộc sống giống như thành viên khác. Do vậy, khuyết tật là một hiện tượng phức tạp, phản ánh sự tương tác giữa các tính năng cơ thể và các tính năng xã hội mà trong đó người khuyết tật sống.

Ở Việt Nam, khuyết tật và tàn tật là hai từ để chỉ cùng một khái niệm, từ năm 2009 trở về trước chúng ta vẫn dùng song song hai từ này trên cả phương tiện truyền thông đại chúng và văn bản pháp quy. Tuy nhiên, trong các pháp lệnh trước đây của Nhà nước Việt Nam, tàn tật là cụ từ được chính thức sử dụng. Tại Điều 1 – Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998, người tàn tật được định nghĩa như sau: “Người tàn tật theo quy định của Pháp lệnh này không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn“.

Đến năm 2010, Quốc hội Việt Nam đã chính thức sử dụng cụm từ người khuyết tật thay cho tàn tật trong các bộ luật ban hành có liên quan. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật năm 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, người khuyết tật được định nghĩa như sau:

“1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.

Người khuyết tật có những đặc điểm cơ bản như: Người khuyết tật là nhóm thiểu số lớn nhất thế giới và cũng là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất; Người khuyết tật có ở mọi nơi trên thế giới và các quốc gia phải có trách nhiệm bảo vệ người khuyết tật.

2. Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật:

Các nguyên nhân dẫn đến khuyết tật như: Bẩm sinh, bệnh tật, chiến tranh, sinh hoạt, tai nạn giao thông, tai nạn lao động. Nếu như giai đoạn trước đây, các nguyên nhân như: bẩm sinh, bệnh tật, chiến tranh là nguyên nhân chính dẫn tới khuyết tật. Thì trong những năm tới, các nguyên nhân như: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ô nhiễm môi trường sẽ khiến cho số lượng người khuyết tật có xu hướng ngày một gia tăng.

Xem thêm: Thủ tục cấp giấy xác nhận khuyết tật và hỗ trợ kinh phí chăm sóc người khuyết tật

3. Về các dạng tật và mức độ khuyết tật:

Tại Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về Dạng tật và mức độ khuyết tật:

“1. Dạng tật bao gồm:

a] Khuyết tật vận động;

b] Khuyết tật nghe, nói;

c] Khuyết tật nhìn;

d] Khuyết tật thần kinh, tâm thần;

đ] Khuyết tật trí tuệ;

e] Khuyết tật khác.

Xem thêm: Điều kiện để được hưởng trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật

2. Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:

a] Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;

Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.6568

b] Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;

c] Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này”.

Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật đã giải thích rõ ràng và chi tiết về các dạng tật theo Điều 2 và các mức độ khuyết tật theo Điều 3 Nghị định này. Cụ thể theo Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ – CP:

– Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.

Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật theo thông tư mới nhất

–  Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.

– Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.

– Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.

– Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.

–  Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần và khuyết tật trí tuệ.

Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định:

–  Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

– Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.

Xem thêm: Các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với người khuyết tật

– Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại người khuyết tật đặc biệt và người khuyết tật nặng.

4. Quyền của người khuyết tật:

Người khuyết tật thuộc nhóm người dễ bị tổn thương và theo cách phân loại theo chủ thể của quyền, thì quyền của người khuyết tật nằm trong quyền của nhóm. Nếu như quyền cá nhân được hiểu là các quyền thuộc về mỗi cá nhân, bất kể họ có hay không là thành viên của bất kỳ một nhóm xã hội nào và việc hưởng thụ các quyền này là tùy thuộc ý chí của mỗi cá nhân thì ngược lại, theo nghĩa rộng của nó, quyền của nhóm được hiểu là những quyền đặc thù, chung của một tập thể hay một nhóm xã hội nhất định, mà để được hưởng thụ các quyền này cần phải là thành viên của nhóm, và đôi khi cần phải thực hiện cùng với các thành viên khác của nhóm. Người khuyết tật cũng có các quyền cơ bản về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.

Nếu quyền con người được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế thì khái niệm quyền của người khuyết tật có thể được hiểu như sau: Quyền của người khuyết tật bao gồm các quyền tự do cơ bản của con người, là phẩm giá, nhu cầu, lợi ích và năng lực vốn có ở con người – với tư cách là thành viên của cộng động nhân loại và được chăm sóc, bảo vệ đặc biệt với tư cách là nhóm người đặc thù dễ bị tổn thương bởi sự khuyết tật, được thừa nhận và bảo hộ bằng pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.

Điều 4 Luật người khuyết tật năm 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật như sau:

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật

1. Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây:

a] Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;

b] Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;

Xem thêm: Hồ sơ hưởng trợ cấp đối với người khuyết tật

c] Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;

d] Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;

đ] Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Người khuyết tật thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật“.

Như vậy, pháp luật người khuyết tật năm 2010 đã có quy định khá rõ thế nào là người khuyết tật và các vấn đề khác có liên quan đến người khuyết tật.

5. Người như thế nào được gọi là người khuyết tật?

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho em hỏi pháp luật quy định người như thế nào được gọi là người khuyết tật?

Căn cứ pháp lý:

Xem thêm: Nguyên nhân và hậu quả của việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật

– Luật Người khuyết tật năm 2010;

– Nghị định 28/2018/NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.

Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật năm 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, người khuyết tật được định nghĩa như sau: “1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.

Người khuyết tật có những đặc điểm cơ bản như: Người khuyết tật là nhóm thiểu số lớn nhất thế giới và cũng là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất; Người khuyết tật có ở mọi nơi trên thế giới và các quốc gia phải có trách nhiệm bảo vệ người khuyết tật.

Khuyết tật có thể là sự khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể của một người hay bị suy giảm chức năng trong vấn đề về nhận thức, khuyết tật được biểu hiện dưới nhiều dạng tật và dị dạng khác nhau khiến cho đời sống sinh hoạt và cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó khăn.

Hiểu theo cách khác khuyết tật có thể là khiếm khuyết diễn ra rất lâu dài và không có cơ hội phục hồi về mặt tinh thần, thể chất, trí tuệ không được minh mẫn hoặc sự ảnh hưởng của các giác quan mà khi tương tác với xã hội họ gặp rất nhiều cản trở và ảnh hưởng; gây bất lợi đến quá trình làm việc và có thể những khiếm khuyết đó làm họ không thể hoạt động và làm các công việc giống như người bình thường.

Video liên quan

Chủ Đề