Kem chống nắng có tác dụng dưỡng da không

Bạn đừng nghĩ chỉ cần 1 lọ kem chống nắng và bôi chúng lên mặt, lên cơ thể là đã chống nắng một cách hiệu quả. Có rất nhiều người vẫn kêu than tại sao dùng kem chống nắng mà da vẫn bị tổn thương? Bạn cần phải xem lại cách mình dùng kem chống nắng đã đúng hay chưa?

Những sai lầm dùng kem chống nắng dưới đây không ít người mắc phải khiến biện pháp tưởng chừng hữu hiệu này lại thành vô tác dụng.

1. Đợi đến khi ra ngoài mới bôi kem chống nắng

Nếu bạn thường xuyên quên hoặc vì lý do nào đó nên chỉ bôi kem chống nắng khi ra ngoài trời thì bạn đang mắc sai lầm.

Bạn nên bôi kem chống nắng thường xuyên và bôi trước khi ra ngoài khoảng 30 phút. Đây là mức thời gian tối thiểu để kem có thể hấp thụ vào da và phát huy tác dụng.

Dùng kem chống nắng đều đặn hàng ngày.

2. Chỉ bôi kem chống nắng ở phần da lộ ra ngoài

Có lẽ bạn chưa biết, tia UV có thể xuyên qua quần áo và tất cả các chất vải dày mỏng khác nhau. Vì thế, bạn cần bôi kem chống nắng toàn bộ cơ thể. Nếu bạn chỉ bôi phần da lộ ra ngoài, nguy cơ ung thư da vẫn luôn đeo bám bạn.

3. Không bôi kem chống nắng cho môi

Môi cũng giống như các phần da khác, thường dễ bị tổn thương bởi tia cực tím. Vì vậy, bạn cần sử dụng kem chống nắng cho cả đôi môi. Bạn có thể chọn một cây son dưỡng có SPF, chất kem sẽ tồn tại lâu trên môi tạo ra màng lá chắn bảo vệ da. Ngoài ra, bạn cũng cần sử dụng lượng son nhiều hơn so với kem chống nắng vì khi ăn uống, giao tiếp, son dưỡng sẽ nhanh bị trôi.

Môi cũng bị ảnh hưởng nếu không bôi kem chống nắng khi tiếp xúc với nắng.

4. Không chú ý tới các thành phần trong kem chống nắng

Bạn cần đảm bảo loại kem chống nắng mình lựa chọn phù hợp với làn da và hoàn cảnh sử dụng. Một số người có tuyến da nhờn, ra mồ hôi nhiều cần bôi chống nắng 2 tiếng/lần.

Hoặc đối với các trường hợp đi bơi, bạn nên bôi hai lớp chống nắng để bảo vệ an toàn cho da.

Nên sử dụng các loại kem bổ sung thành phần chống thấm nước để tiết kiệm thời gian, tiền bạc.

5. Dùng kem chống nắng toàn thân cho mặt

Kem chống nắng cho mặt và kem chống nắng toàn thân có thành phần khác nhau nên bạn không thể sử dụng kem chống nắng toàn thân cho vùng mặt. Da mặt thường nhạy cảm hơn da cơ thể, vì vậy kem chống nắng cho mặt thường ít gây kích ứng và không làm tắc lỗ chân lông. Nếu bạn đang bị mụn hoặc da nhạy cảm, tránh các loại kem chống nắng toàn thân cho vùng mặt.

6. Chỉ nắng mới dùng kem chống nắng

Mặc dù không có ánh nắng vào những ngày râm mát nhưng 80% tia cực tím vẫn xuyên qua mây và có thể tấn công cơ thể bạn. Vì vậy, dù ngày râm mát bạn cũng nên bôi kem chống nắng thường xuyên.

Bất cứ khi nào trong ánh nắng mặt trời cũng có tia UV, vì vậy bạn ra ngoài đường cần bôi kem chống nắng ngay.

7. Không sử dụng đủ lượng cần thiết

Nhiều người chỉ bôi một lượng kem chống nắng như những loại kem dưỡng khác nên không đủ lượng kem để chống nắng. Vì vậy, dùng quá ít kem chống nắng sẽ khiến việc chống nắng trở nên vô nghĩa.

Để kem chống nắng phát huy tối đa chỉ số SPF khi bôi toàn bộ cơ thể cần dung tích bằng một chiếc ly nhỏ. Còn với các loại chống nắng dạng xịt thì tối thiểu phải phủ ít nhất 2 lớp kem liên tiếp trên da mới đảm bảo công dụng của chúng.

Lấy đủ liều lượng kem chống nắng để bôi mặt và toàn thân.

8. Trong nhà không cần bôi kem chống nắng

Cửa sổ và kính chắn gió trong nhà có thể chặn được tia UVB khiến chúng ta không cảm thấy bị cháy nắng nhưng những tia UVA lợi hại thì vẫn xuyên qua được. Vì vậy, dù ở trong nhà hay ngồi trong ô tô thì bạn vẫn phải bôi kem chống nắng như thường.

9. Không lưu tâm đến chỉ số kem chống

Rất nhiều loại kem chống nắng chỉ có tác dụng chống tia UVB, nguyên nhân gây ra hiện tượng cháy nắng da.

Tuy nhiên, việc chống lại tia UVA cũng rất quan trọng bởi tia này xâm nhập vào da sâu hơn, là nguyên nhân khiến da bị lão hóa sớm.

Để bảo vệ da tối đa, bạn cần các loại kem chống nắng có công thức “quang phổ rộng”, có chỉ số SPF tối thiểu 35 và PA++ trở lên.

Chỉ số chống nắng liên quan đến da và mức độ chống tia UV bảo vệ làn da bạn.

10. Chỉ bôi kem chống nắng một lần/ngày

Bạn thường nghĩ bôi kem chống nắng một lần sẽ có tác dụng cho cả ngày, tuy nhiên, lớp kem bạn bôi lên người chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn cần bôi lại kem chống nắng 2 tiếng/lần.

11. Không chú ý hạn sử dụng kem chống nắng

Kem chống nắng cũng như các loại mỹ phẩm chăm sóc da khác, chúng có hạn sử dụng tối thiểu sau khi mở nắp 6 tháng – 1 năm. Bạn nên sử dụng kem chống nắng thường xuyên và mạnh dạn loại bỏ những hộp đã hết hạn sử dụng.

12. Không bôi kem chống nắng bảo vệ đôi mắt

Nếu bạn nghĩ đeo kính râm là đủ bảo vệ mắt thì bạn đã sai lầm. Có loại kem chống nắng dành riêng cho mắt và có loại kính râm chống UV.

Bạn nên kết hợp cả hai loại này để bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” một cách hiệu quả nhất.

Ngoài việc dùng các biện pháp chăm sóc, bảo vệ da, bạn nên tới cơ sở y tế uy tín kiểm tra da thường xuyên, để phát hiện sớm những vùng da phát triển bất thường, bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Bệnh viện đa khoa MEDLATEC với đội ngũ Giáo sư, phó Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên môn cao, cùng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại là địa chỉ uy tín, được hàng triệu người dân tin tưởng khám sức khỏe định kỳ mỗi năm.

Đặc biệt, ngoại đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Da liễu giàu kinh nghiệm, MEDLTEC có đầy đủ các dịch vụ kỹ thuật như phân tích da, tái tạo da bằng công nghệ Chemical Peeling cùng những công nghệ hiện đại của Mỹ, đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Mọi thông tin chi tiết, Quý vị vui lòng liên hệ:

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Địa chỉ:

Cơ sở 1: 42-44 Nghĩa Dũng, Phúc Xá - Ba Đình, Hà Nội.

Cơ sở 2: 99 Trích Sài – Tây Hồ - Hà Nội.

Cơ sở 3: Số 5, Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội.

Tổng đài tư vấn: 1900 56 56 56 hoặc 0917 124 699.

Website: www.medlatec.vn * Email:

Kem chống nắng hiện nay được sử dụng rất phổ biến nhất là những ngày trưa hè nóng bức. Nhiều bạn nam không quan tâm đến nước da nên thường bỏ qua sản phẩm này. Tuy nhiên kem chống nắng không chỉ giúp ngăn sạm da, cháy nắng. Hãy cùng bác sĩ Nguyễn Thị Thảo tìm hiểu về các tác dụng của kem chống nắng mà có thể bạn chưa biết hết.

Ánh nắng ảnh hưởng như thế nào đến da bạn?

Tuy có tác động tích cực cho xương, răng xong ánh nắng mặt trời cũng có những tác hại nhất định. Trong ánh nắng mặt trời chứa nhiều tia tử ngoại như UVA, UVB, UVC. Trong đó UVA có bước sóng dài nhất và năng lượng thấp nhất có trong ánh nắng buổi sáng. UVA gây ung thư da, sạm nám, tàn nhang và nếp nhăn. Còn tia UVb có nhiều trong ánh nắng buổi trưa với cường độ mạnh nhất từ khoảng 9h – 16h, gây hiện tượng cháy nắng và ung thư da.

Ánh nắng gây sạm da

Cháy nắng đen da, tàn nhang, lão hóa gây ảnh hưởng thẩm mỹ có thể ai cũng nhìn ra. Tuy nhiên tác động nguy hiểm hơn cho sức khỏe như các tổn thương da khiến nhạy cảm, bỏng nắng; ung thư da sẽ chỉ biểu hiện sau khoảng thời gian lâu sau đó. Do đó để tránh điều trị khó hơn thì sử dụng các biện pháp chống nắng thực sự cần thiết.

Xem thêm: Tàn nhang: Tất tần tật những điều cần biết

Tác dụng của kem chống nắng

Kem chống nắng giống như một lớp phủ ngoài da, ngăn da tiếp xúc với các bức xạ gây hại. Do đó nó có thể làm giảm và ngăn ngừa lão hóa da, các vết nám và tàn nhang. Ngoài ra một số nhà sản xuất còn bổ sung tác dụng của kem chống nắng khác là  dưỡng ẩm hoặc nâng tông da. Và các công dụng này tương tự như phấn nền, thích hợp dùng khi trang điểm.

Sản phẩm chống nắng rất quan trọng vừa để làm đẹp da vừa để bảo vệ da. Đối với một số trường hợp sử dụng các thuốc hoặc sản phẩm gây nhạy cảm ánh sáng; những bệnh nhân bị bỏng hay đang mọc da non thì da càng dễ tổn thương bởi UV. Do đó, ở những người này cũng cần sử dụng kem chống nắng theo khuyến nghị của bác sĩ. Và hãy sử dụng kem chống nắng phổ rộng để bảo vệ da khỏi cả tia UVA và UVB.

Thành phần trong kem chống nắng

Hoạt chất chống nắng

Hoạt chất chống nắng trong từng sản phẩm phụ thuộc cơ chế chống nắng của kem. Theo cơ chế kem chống nắng được chia làm 2 loại: kem chống nắng vật lý và hóa học.

  • Kem chống nắng vật lý còn gọi là sunblock có thành phần chính là oxit kẽm hoặc titanium dioxide. Vì vậy nó có ưu điểm là dùng được cho da nhạy cảm. Kem tạo một lớp dày trước da nên khả năng che phủ lâu và bảo vệ da tốt hơn. Tuy nhiên sản phẩm để lại một lớp mờ đục khi bôi lên da, để lâu sẽ gây bí da. Hiện nay, công nghệ tạo kết cấu kem từ các vi hạt đã cải thiện phần nào nhược điểm trên.
  • Kem chống nắng hóa học hay sunscreen chứa rất nhiều thành phần như avobenzone, sulisobenzone, oxybenzone và acid para-aminobenzoic [PABA]. Các chất này giúp kem thẩm thấu và chuyển hoá tia UV thành tia có năng lượng thấp hơn. Vì thế mà ánh nắng yếu hơn trước khi chúng làm tổn thương da và trở nên vô hại hơn. Tuy nhiên các chất này cũng dễ gây kích ứng hơn ở những người da nhạy cảm.

Chất dưỡng ẩm

Một số nhà sản xuất hiện nay hướng tới các sản phẩm chăm sóc da toàn diện nên thường bổ sung các chất dưỡng ẩm ngay trong kem chống nắng. Chất giữ ẩm bao gồm glycerin, ceramide, sodium hyaluronate và collagen. Thậm chí có thể chọn nguyên liệu dưỡng ẩm từ thiên nhiên như lô hội và bột ca cao.

Vitamin

Kem chống nắng có thể được bổ sung thêm vitamin E, vitamin C. Đây là các chất chống oxy hóa giúp giảm nếp nhăn, tăng cường công dụng chống nắng. Ngoài ra vitamin C còn có tác dụng làm sáng da, cải thiện sắc tố.

Hương liệu, cồn

Hương liệu thường được thêm vào với một số hoạt chất chống nắng có mùi khó chịu. Còn cồn có vai trò rút ngắn thời gian thẩm thấu, giúp kem khô nhanh. Tuy nhiên hương liệu và cồn lại là những chất dễ gây kích ứng. Do đó kem chống nắng không cồn, không hương liệu sẽ an toàn hơn.

Các chỉ số chống nắng

Chỉ số SPF [sun protection factor]

Chỉ số này đánh giá thời gian còn tác dụng chống tia UV của sản phẩm. Dựa theo định mức quốc tế, ta có thể coi 1 SPF tương ứng khoảng 10 – 15 phút tác dụng chống nắng. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố môi trường mà thực tế thời gian chỉ bằng khoảng 50 – 60% lý thuyết. Đồng nghĩa với chỉ số SPF 30 thì có thời gian chống nắng khoảng 200 phút.

Chỉ số PA [protection factor of UVA]

Chỉ số PA nói lên khả năng, mức độ bảo vệ da khỏi tia UVA của kem chống nắng. PA+ có hiệu quả chống tia UVA 40-50%, PA++ khoảng 60-70% và PA+++ có hiệu quả cao nhất trên 90%.

Tác hại của kem chống nắng

Kem chống nắng sẽ trở nên gây hại nếu bạn bị dị ứng với sản phẩm. Phản ứng dị ứng nhẹ thường khởi đầu bằng dấu hiệu ngứa, đỏ da, nổi mẩn phồng rộp. Phạm vi dị ứng có thể xảy ra ở mọi vùng da trên cơ thể tiếp xúc với sản phẩm. Và tần suất hay gặp nhất là vùng da mặt, cánh tay. Nguyên nhân do đây là những nơi da nhạy cảm hoặc thường được bôi lượng lớn kem chống nắng.

Dị ứng kem chống nắng

Để đảm bảo an toàn, bạn nên test kem trên vùng da nhỏ ở cánh tay. Nếu có các dấu hiệu trên bạn phải ngưng ngay sản phẩm đang dùng. Hãy rửa vùng da tiếp xúc với kem chống nắng bằng nước sạch nhiều lần kết hợp dưỡng ẩm da. Trường hợp nặng hơn có thể phải kiểm tra tại bệnh viện và dùng thuốc kháng dị ứng, kháng viêm. Các triệu chứng nặng đó bao gồm tức ngực, khó thở, khò khè, sưng da, buồn nôn, da xanh tái.

Trên đây là các thông tin cơ bản cần biết về thành phần cũng như tác dụng của kem chống nắng. Hy vọng những thắc mắc của bạn đã được giải đáp và chúc bạn có một làn da khỏe mạnh trong những ngày hè này.

Video liên quan

Chủ Đề