Kế hoạch Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm'' giai đoạn 2016 2020

Như chúng ta đã biết môi trường giáo dục trong trường mầm non là hết sức cần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ, thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Chính vì vậy khi xây dựng môi trường học tập cần phải hướng vào trẻ để trẻ được chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi, khám phá, trải nghiệm theo phương châm Học bằng chơi, bằng trải nghiệm khám phá

Để thực hiện tốt chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" trường mầm non Tây Cốc đã thực hiện một số giải pháp cụ thể và đạt được kết quả như sau:

  1. Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện

Kế hoạch số 45/KH-MNTC ngày 25 tháng 10 năm 2017 kế hoạch triển khai chuyên đềXây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2016-2020.

2. Đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí

Hàng năm ban giám hiệu nhà trường đã vận động các tổ chức và cá nhân trong đó có phụ huynh ủng hộ tài trợ bằng tiền mặt và hiện vật để xây dựng môi trường giáo dục trong lớp và ngoài trời phù hợp tạo điều kiện để cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm mọi nơi mọi lúc nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

3. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

- Nhà trường xây dựng và triển khai kế hoạch Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch năm học của từng năm đều có nội dung tập huấn bồi dưỡng[có tham gia tập huấn bồi dưỡng cho CBQL do Phòng giáo dục tổ chức, tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho 100% CBGV hàng năm do nhà trường tổ chức]. Sau mỗi đợt tập huấn bồi dưỡng, hay dự giờ nhà trường tiến hành đánh giá kết quả đạt được rút ra được những nội dung chưa đạt và có kế hoạch bồi dưỡng tháng, năm tiếp theo.

4.Tổ chức [tham gia] tập huấn, hội thảo chuyên đề trong quá trình triển khai chuyên đề

- 100/% CBGV tham gia đầy đủ các hội thảo các đợt tập huấn cho phòng tổ chức

- Nhà trường tổ chức tập huấn chuyên đề theo từng năm học và bố trí cho tất cả CBGV tham dự đầy đủ.

5. Tổ chức [tham gia] Cuộc thi Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Nhà trường đã tham gia thi chuyên đề Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm vòng cụm năm 2017-2018 đạt giải B, năm 2018-2019 đạt giải A, đồng thời có 4 giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp huyện năm 2018-2019 đạt 3 đ/c xếp loại xuất sắc, 1 đ/c xếp loại tốt.

6. Kết quả triển khai chuyên đề

- Xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học[1];

+ Môi trường trong lớp: Vận động phụ huynh mua sắm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, trong lớp giáo viên thiết kế các góc mở trong lớp với những hình ảnh đẹp sinh động an toàn trẻ khi chơi tự tháo và lắp dễ dàng, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi qua đó góp phần phát triển trí tuệ. đồng thời mối quan hệ xã hội được phát triển mạnh mẽ như những hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ đúng mực, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng xử lý các tình hưống trong cuộc sống của trẻ ngày một tốt hơn. Trong quá trình hoạt động, tình cảm giữa cô và trẻ càng gắn bó, gần gũi, yêu thương và tôn trọng.

Hình ảnh môi trường hoạt động trong lớp

+ Môi trường ngoài trời: Vận động phụ huynh xây dựng góc chợ quê, góc thiên nhiên, góc trải nghiệm, góc sáng tạocho trẻ được trải nghiệm mua bán hàng hóa, làng nghề, làm ra những sản phẩm, được chăm sóc cây cối hoa màu, được chơi các trò chơi dân gianNgoài ra nhà trường quan tâm, chú trọng xây dựng khu vui chơi phát triển thể chất, với khuôn viên thoáng đãng, rộng rãi tạo nên nhiều khu vực cho trẻ vui chơi phát triển thể chất thông qua các đồ chơi hình dạng con vật ngộ nghĩnh, các trò chơi vận động như Cầu treo, bước chân khéo léo, chơi hạt muồng, chơi bóng nảy, bật sâu, bật xa, ném bóng....trẻ được tập luyện hàng ngày giúp trẻ nhanh nhẹn, dẻo dai, rèn luyện khả năng khéo léo, linh hoạt, mạnh dạn, tự tin...

Hình ảnh môi trường hoạt động các góc ngoài trời

+ Môi trường xã hội: nhà trường và giáo viên xây dựng môi trường gần gũi thân thiện với trẻ, thường xuyên trò chuyện với trẻ, tạo bầu không khí vui tươi phấn khởi trong nhà trường và các lớp, tạo cơ hội cho trẻ được trò chuyện giao tiếp với cô giáo bạn bè và mọi người. trò chuyện với trẻ vào giờ đón trẻ, trong các hoạt động ở mọi nơi mọi lúcđặc biệt là tổ chức các ngày hội ngày lễ, hội thi trong năm học,các cuộc thăm quan trải nghiệm bên ngoài nhà trường như: Tổ chức đêm hội trung thu, lễ hội mùa xuân, thăm quan tượng đài chiến thắng sông lô, thăm quan sư đoàn 316

Hình ảnh thăm quan trải nghiệm​​​​​​​

- Xây dựng kế hoạch giáo dục [2];

+ Đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch chuyên môn và triển khai tới các tổ, tới CBGV. Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên lên kế hoạch năm, tháng[chủ đề], tuần và tổ chức cho trẻ thực hiện các hoạt theo đúng theo kế hoạch. Hàng tháng, tuần có sự điều chỉnh cho phù hợp.

- Đổi mới tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ[3];

+ Qua thực hiện chuyên đề giáo viên đã có nhiều đổi mới sáng tạo về phương pháp tổ chức cho trẻ các hoạt chăm sóc và giáo dục trẻ, qua các hoạt động hàng ngày, các hoạt động lễ hội, tham quan, trẻ được khám phá thực hành trải nghiệm một cách say sưa hứng thú trong các hoạt động.

Hình ảnh hoạt động học​​​​​​​

- Đánh giá sự phát triển của trẻ [4];

+ Qua khảo sát đánh giá sự phát triển của trẻ học kỳ, cả năm học nhìn chung trẻ đã có nhiều chuyển biến rất rõ nét cụ thể: 90% trở lên trẻ đến trường có kỷ năng giao tiếp với cô giáo, ông bà, bố mẹ, người lớn và bạn bè.

+ Trẻ được trực tiếp trải nghiệm khám phá tìm tòi, biết quan sát và lắng nghe, biết đặt câu hỏi, biết suy nghĩ, liên tửởng phù hợp khả năng của trẻ làm trẻ thích thú, mạnh dạn, tự tin, tự mình khám phá, tự mình tham gia thực hành theo ý tưởng của trẻ đủ cả 5 lĩnh vực phát triển. Trẻ ngày càng hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động, các kỹ năng học tập cần thiết được rèn luyện thường xuyên tạo nền tảng tốt khi trẻ bước vào lớp 1.

- Công tác tuyên truyền, phối hợp, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng quan tâm xây dựng trường mầm non LTLTT[5].

+ Hàng năm nhà trường đã có kế hoạch tổ chức tuyên truyền các nội dung về tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, sự phát triển toàn diện của trẻ ở lứa tuổi mầm non, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần, sự hỗ trợ của các bậc cha mẹ về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, một số những hoạt động tổ chức nhằm kích thích trẻ chủ động tham gia, các biện pháp chăm sóc giáo dục mà phụ huynh có thể kết hợp khi trẻ ở nhà.

+ Huy động các nguồn lực của các ban ngành đoàn thể, phụ huynh tập trung hỗ trợ về kinh phí về nguyên vật liệu để xây dựng môi trường hoạt động giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.

+ Tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ có sự tham gia của cô, trẻ và phụ huynh đến dự các ngày hội ngày lễ của trẻ như: Ngày hội đến trường của bé,Vui tết trung thu, lễ hội mùa xuân Lễ chia tay trẻ 5 tuổi lên lớp 1

Hình ảnh về lễ hội vui chơi trải nghiệm​​​​​​​

Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường Mầm non đáp ứng yêu cầu chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm là thực sự cần thiết và rất quan trọng. Xây dựng tốt môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non là phương tiện, điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.

Kết quả của việc thực hiện xây dựng và tuyên truyền Lấy trẻ làm trung tâm đã làm phong phú các góc hoạt động trong lớp và ngoài trời. Lựa chọn, chuẩn bị học liệu cho trẻ sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Tạo cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động để trẻ có thể chủ động vui chơi, tìm tòi, khám phá, thực hành, trải nghiệm, sáng tạo, hợp tác với bạn bè, trò chuyện và chia sẻ ý kiến. Trẻ được thể hiện ý tưởng và nó lên ý tưởng của mình mà không bị gò bó. Trẻ luôn tích cực và hứng thú mọi lúc mọi nơi. Trường Mầm non Tây Cốc đã và đang cố gắng phấn đấu và duy trì thực hiện xuyên suốt để trẻ ngày càng tích cực phát triển toàn diện hơn.

Xin trân thành cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề