Hướng dẫn nấu cháo ếch cho bé

Vậy là bạn đã đi qua 3 cách nấu cháo ếch cho bé dễ thực hiện. Ếch là một trong những nguyên liệu không quá khó để tìm, bạn có thể mua ếch từ những khu chợ gần nhà, các siêu thị hay cửa hàng tiện ích ngày nay.

Sở dĩ thịt ếch là thực phẩm phổ biến chính là nhờ thành phần dinh dưỡng phong phú mà nó đem lại. Dưới đây là những tác dụng của thịt ếch đã được chứng minh theo Đông y cũng như y học hiện đại.

1. Theo quan niệm Đông y

Theo Đông y, thịt ếch có vị ngọt, tính hàn đem lại tác dụng bổ dưỡng. Người xưa thường dùng nó trong các trường hợp trẻ bị cam tích hay biếng ăn, còi xương. Một số bé vào mùa hè hay gặp tình trạng rôm sẩy, mụn nhọt, ngứa, quấy khóc không yên cũng được cho ăn thịt ếch.

Ngoài ra, thịt ếch còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người mới ốm dậy, đồng thời giúp hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.

2. Theo y học hiện đại

Người ta đã chứng minh trong thịt ếch bao hàm nhiều chất dinh dưỡng có thể kể đến như:

  • Các vitamin A, B, C, E…
  • Khoáng chất cần thiết là canxi, kẽm, sắt và đồng

Tất cả những thành phần kể trên đều rất cần thiết cho những trẻ chậm tăng cân, biếng ăn, suy dinh dưỡng hay thậm chí là ăn không ngon miệng.

Hàm lượng sắt cao có trong thịt ếch cũng giúp ngăn ngừa chứng thiếu máu. Ngoài ra, lượng protein dồi dào trong thịt ếch giúp vết thương nhanh phục hồi hơn.

Lưu ý gì trong cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm?

Khi chế biến ếch để cháo cho bé, đa số chúng ta sử dụng đùi ếch. Vì đây là phần có nhiều thịt, ít xương và dễ chế biến nhất. Trong khi sơ chế ếch để lấy thịt nấu cháo, mẹ cũng cần lưu ý phải tách bỏ da, làm sạch ruột, tách hết những đường gân chỉ trên đùi ếch [do dễ nhầm lẫn với ấu trùng sán]. Đồng thời nên nấu chín kỹ để loại bỏ các tác nhân gây bệnh.

Thêm một chú ý trong cách chọn nguyên liệu, bạn nên mua ếch còn sống, rồi nhờ người bán làm giúp, lọc da và bỏ phần nội tạng. Khi sơ chế, bạn nên xát thịt ếch với muối thật kỹ, rửa sạch, rút bỏ hết các đường gân trên đùi ếch rồi mới dùng để nấu cháo.

Nhiều mẹ thường chỉ cho con ăn nước và không ăn cái nhưng điều đó hoàn toàn sai lầm. Bởi lẽ phần nào cũng có những dưỡng chất nhất định tốt cho trẻ. Vả lại tập cho con ăn cả nước lẫn cái cũng là cách để con hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.

Mong rằng với những cách nấu cháo ếch cho bé thật đơn giản ở trên, mẹ đã bỏ túi cho mình thêm những món ăn ngon để thực đơn ăn dặm của con không còn nhàm chán.

Trong thịt ếch có nhiều thành phần dinh dưỡng như: protein, chất béo, đường, canxi, phốt pho, kali, natri, sắt, đồng, magie, vitamin A B D E, … Đây là những chất cần thiết cho cơ thể trẻ, quan trọng cho trẻ em suy dinh dưỡng cần phải tăng cân.

Một cái đùi ếch chưa 73g calories, 16g protein, thịt ếch là món ăn dinh dưỡng không thể thiếu cho trẻ, vì vậy các mẹ hãy bổ sung món cháo ếch cho bé ăn dặm trong phần thực đơn của bé.

Theo Đông y, thịt ếch có vị ngọt, tính hàn, không độc. Trẻ em ăn thịt ếch sẽ giúp tăng cường sức khỏe, ăn ngon miệng và ngủ ngon giấc.

Ngoài ra, thịt ếch còn giúp bồi bổ cho người ốm dậy, thanh nhiệt giải độc và giúp hấp thu các chất dinh dưỡng rất tốt.

Các công thức nấu cháo ếch cho bé ăn dặm ngon

Mẹ có thể học nhiều cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm để thay đổi khẩu vị, giúp con ăn ngon miệng và không bị ngán nhé.

1. Cháo ếch đậu xanh

Nguyên liệu: 30g gạo, 20g đậu xanh, 50g thịt ếch, 30g mồng tơi, 10ml dầu ăn, 300ml nước lọc.

Thực hiện:

  • Thịt ếch: Lọc thịt ở đùi, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn cho vào bát, thêm ít nước, quấy tan
  • Gạo và đậu xanh được ngâm mềm, cho vào ninh nhừ
  • Đem xào chín thịt ếch rồi cho vào nồi cháo, khuấy đều, sau đó tắt bếp, múc cháo ra tô chờ nguội rồi cho bé ăn

2. Cháo ếch hạt sen

Nguyên liệu nấu cháo ếch cho bé ăn dặm: 300g thịt ếch, 1 chén cháo, 100g hạt sen tươi, 70g bông cải xanh, 50g đậu quả Hà Lan, 3 tai nấm mèo [mộc nhĩ], 2 muỗng cà phê mỡ hành, 1 nhánh gừng, 1 củ cà rốt [củ nhỏ].

Thực hiện nấu cháo ếch cho bé ăn dặm:

  • Ếch: Sơ chế sạch, lọc lấy phần thịt đùi rồi băm nhỏ
  • Cho ếch vào tô có mỡ hành rồi dặt vào lò vi sóng. Bật lò vi sóng ở chế độ micro khoảng 2 phút
  • Nấm mèo ngâm qua nước ấm, bỏ chân cắt miếng
  • Hạt sen đổ xâm xấp nước, cho vào lò vi sóng 2 phút
  • Bông cải xanh tách nhánh nhỏ, ngâm, rửa sạch. Cà-rốt gọt vỏ, tỉa hoa, cắt miếng
  • Trụng sơ đậu Hà Lan, bông cải, cà rốt
  • Bằm nhuyễn hoặc xay tất cả rau củ
  • Cho cháo vào đun sôi rồi thêm hỗn hợp rau củ vào đun tiếp 2 phút nữa. Sau đó, bạn múc ra, chờ cho đến khi cháo nguội bớt, còn âm ấm thì cho bé ăn

3. Cháo ếch cho bé ăn dặm với rau cải thìa

Nguyên liệu: Gạo 20g, lá cải thìa băm nhuyễn 10g, thịt ếch băm nhuyễn 20g, dầu 5g, nước 250ml

Thực hiện:

  • Cho nước vào nồi thịt ếch rồi khuấy đều cho thịt không bị vón vào nhau, sau đó đem đun chín
  • Cho rau vào nồi thịt ếch nấu khoảng 2 phút rồi để nguội
  • Hầm cháo nhừ rồi cho phần thịt ếch và rau mới nấu vào khuấy đều, nêm nếm vừa miệng. Sau đó, bạn múc ra bát, khuấy thêm 1 thìa cà phê dầu ô liu rồi cho bé ăn

4. Cháo ếch bí đao

Nguyên liệu: Gạo tẻ 50g, thịt đùi ếch 200g, 1 khúc bí đao đã gọt vỏ, bỏ ruột, hành, rau mùi, 1 lát gừng bằng đầu ngón tay út.

Thưc hiện:

Page 2

Ngay cả khi không tự tin về khả năng nội trợ của mình, bạn vẫn hoàn toàn có khả năng chế biến những món ăn dặm ngon tuyệt cho bé. Còn chờ gì mà không "bắt lấy" những bí quyết cực kỳ đơn giản dưới đây?

Không giống như suy nghĩ của nhiều người, việc chế biến món ăn dặm cho bé không quá cầu kỳ và đòi hỏi nhiều kỹ thuật như nấu một bữa ăn thịnh soạn. Chỉ với những bước đơn giản sau đây, mẹ đã có thể “cho ra lò” một món ăn dặm ngon không tưởng cho nhóc nhà mình rồi.

Tuy không cần quá cầu kỳ, những những món ăn dặm cho bé cần được đảm bảo vệ sinh tuyệt đối

1/ Sơ chế thức ăn

Không giống như người lớn, hệ tiêu hóa và khả năng miễn dịch của trẻ vẫn còn khá non nớt và chưa được hoàn thiện. Vì vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nên được mẹ đặt lên hàng đầu.

Trước khi chế biến thức ăn, mẹ nên rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn. Rửa trực tiếp thực phẩm dưới vòi nước sạch để loại bỏ những loại vi khuẩn và bụi bẩn bám trên bề mặt. Tốt hơn hết, mẹ nên ngâm rau trong nước muỗi loãng ít nhất trong 5 phút để loại bỏ những vi khuẩn gây hại.

Với các loại trái cây hoặc các loại rau củ như cà rốt, khoai tây, khoai lang…, mẹ nên gọt vỏ và rửa lại thêm một lần nữa với nước. Cách này giúp hạn chế những chất bẩn từ vỏ có thể dính sang thịt quả sau khi gọt.

Mẹ nên cắt nhỏ các loại rau củ ra thành từng miếng nhỏ, như vậy khi nấu và xay nhuyễn sẽ dễ dàng hơn cho bạn.

3/ Công đoạn nấu nướng

Gọi là “nấu nướng” cho sang, thực tế, mẹ chỉ cần luộc chín sơ các loại rau củ trước khi nghiền nhuyễn cho bé. Đừng nghĩ trái cây thì không cần nấu mẹ nhé! Hệ tiêu hóa của bé còn kém, nên việc nấu chín có thể giúp con tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên, với những thực phẩm như chuối. kiwi, xoài, mẹ có thể bỏ qua bước này. Còn lại, dù là táo hay lê mẹ cũng nên nấu chín cho con nhé!

4/ Sự xuất hiện của “trợ thủ”

Với những bé mới tập ăn dặm, việc xay nhuyễn mọi thứ là điều cần thiết để tránh bé không bị hóc, nghẹn khi ăn. Nếu cảm thấy thức ăn quá đặc, mẹ có thể thêm một chút nước. Nếu nhà không có máy xay, đừng ngại nhờ anh xã giúp nghiền nhuyễn thức ăn cho con mẹ nhé!

Ghi nhớ 4 bước đơn giản trên, và việc chế biến thức ăn dặm cho bé không còn là “nhiệm vụ bất khả thi” với mẹ nữa. Tuy nhiên, muốn việc ăn dặm của con trở nên hoàn hảo hơn, mẹ nên lưu ý một vài chi tiết nhỏ sau đây nữa nhé!

– Mỗi khi cho con thử món mới, mẹ nên cho chờ khoảng 4 ngày để xem liệu bé có bị dị ứng với thực phẩm này không rồi mới tiếp tục.

– Mẹ có thể biến tấu thêm những món ăn khác nhau cho bé, bằng cách kết hợp các loại thực phẩm. Tuy nhiên, nên nhớ chỉ kết hợp những loại thử phẩm đã kiểm tra từ trước.

– Thực phẩm tự chế biến không có hạn sử dụng lâu như thực phẩm chế biến sẵn, nên cần được để lạnh và vứt bỏ sau một thời gian dài.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Page 3

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm đang khá “hot”. Có mẹ nào đang muốn thử áp dụng phương pháp ăn dặm này cho bé cưng không? MarryBaby mách mẹ những bí quyết quan trọng khi áp dụng phương pháp này nhé!

Điều đầu tiên để thành công của bất kỳ phương pháp nào là sự thống nhất ý tưởng trong cả gia đình. Bé sẽ không thể thích nghi nếu mẹ “chạy” một đằng còn ông bà một nẻo. Giải thích trước với cả gia đình và nhờ mọi người cùng bạn áp dụng phương pháp này.

Thời gian đầu, cách ăn dặm kiểu Nhật đòi hỏi khá nhiều công sức và thời gian. Vì vậy, nếu có người giúp, mẹ sẽ cảm thấy thoải mái và dễ dành hơn nhiều.

Rất nhiều bà mẹ đang áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho cục cưng của mình. Bạn thì sao?

Mẹ cũng nên chú ý tới tâm lý của bé cưng. Một vài bé sẽ rất khó khăn khi chuyển sang ăn dặm. Mẹ nên chuẩn bị tư tưởng trước. Đôi khi cũng cần “phát xít” một chút mới thành công được, mẹ nhé!

Nguyên tắc “bất di bất dịch” của ăn dặm kiểu Nhật là chú ý sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên để trẻ có thể cảm nhận chính xác mùi vị của từng loại thực phẩm.

Mẹ không nên sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp, thịt xông khói, thịt muối hay thêm bất kỳ gia vị nào trong món ăn của con. Các mẹ nên bắt đầu với món có vị tương đối nhạt rồi tăng dần mùi vị của món ăn.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật chủ yếu chú trọng đến rau xanh và trái cây, sự cân bằng giữa các nhóm thực phẩm, đặc biệt không chú trọng đường sữa. Vì vậy, nếu đặt mục tiêu nuôi con béo tròn, mẹ không nên áp dụng phương pháp này. Những trẻ theo phương pháp ăn dặm này thường “roi roi” nhưng rất khỏe mạnh.

Đặc biệt chú ý giữ nguyên mùi vị tự nhiên của các loại thực phẩm khi cho con ăn dặm, mẹ nhé!

Chú ý mùi vị riêng biệt của từng loại thực phẩm

Như đã nói, bí quyết của cách ăn dặm này chủ yếu kích thích vị giác của trẻ. Vì vậy, thay vì nấu một món ăn với nhiều mùi vị, mẹ nên chuẩn bị từng món ăn riêng biệt cho bé. Rau là rau, súp là súp. Mặc dù hơi mất thời gian nhưng đây là điều tốt nhất cho bé.

Ngoài ra, trong giai đoạn ăn dặm, mẹ vẫn có thể cho con uống sữa bình thường. Mỗi ngày từ 3 đến 4 cữ sữa và có thể giảm dần theo độ tuổi.

Khi bé đã quen dần với các loại thức ăn để thay đổi món cho bé. Tuy nhiên, vẫn nên đặc biệt chú ý đến mùi vị của món ăn. Trong giai đoạn đầu, nếu cho bé ăn những loại thực phẩm có quá nhiều vị ngọt có thể phản tác dụng.

Không chỉ đơn thuần là cho bé ăn, mẹ cũng phải chú ý tâm lý con nữa nhé! Mỗi trẻ sẽ có những đặc trưng riêng, và thậm chí chúng có thể thay đổi theo từng giai đoạn. Vì vậy, mẹ cần nắm bắt những điều này để điều chỉnh cho phù hợp.

Cách ăn dặm kiểu Nhật đòi hỏi mẹ phải kiên nhẫn và quyết tâm, đặc biệt không nên so sánh bé nhà mình với nhà hàng xóm. Thậm chí, mẹ cũng phải chuẩn bị tâm lý cho việc đột nhiên bé quay trở lại điểm xuất phát sau một thời gian.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Page 4

Những thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng cao nhưng lại có kích thước nhỏ, do đó chúng tiềm ẩn nguy cơ gây ngạt thở cho các nhóc tì. Một số loại hạt thường gặp như đậu phộng, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, óc chó,… Bạn có thể thêm chúng vào thực đơn của bé bằng cách xay nhuyễn thành bột mịn, sau đó cho một lượng nhỏ cỡ nửa muỗng cà phê vào trong bột ăn dặm của bé. Khi mới cho bé làm quen với các loại hạt này, bạn nên bắt đầu với một lượng nhỏ để xem thử bé có bị dị ứng hay không.

Mật ong và sữa bò là những thực phẩm cần tránh cho bé dưới 1 tuổi

3. Đường và muối

Đây là những thực phẩm cho bé ăn dặm bạn nên tránh xa. Những gia vị này không nên được thêm vào thực đơn cho bé ăn dặm. Nếu bạn cho bé ăn thức ăn đóng hộp, cần kiểm tra hàm lượng muối và đường trên vỏ hộp. Chọn những loại có hàm lượng gia vị thấp nhất có thể hoặc hoàn toàn không có muối và đường trong thành phần. Lý do là trẻ sẽ phải mất một khoảng thời gian làm quen với thức ăn dặm trước khi phát triển vị giác để có thể tiếp nhận muối và đường. Đừng lo, con yêu sẽ không cảm thấy món ăn lạt lẽo giống như những người lớn khác trong nhà đâu. Việc không thêm muối và đường vào thực đơn sẽ giúp cho vị giác còn non nớt của trẻ trải nghiệm được những mùi vị tinh tế của thức ăn tốt hơn.

4. Sữa bò

Bạn không nên cho bé làm quen với sữa bò trước khi bé được 1 tuổi. Một số trẻ em Việt Nam gặp phải tình trạng không dung nạp lactose, thành phần có trong sữa bò, nên trẻ sẽ có nguy cơ bị dị ứng. Khi cho bé uống sữa bò, nên thử với một lượng nhỏ để kiểm tra phản ứng của bé. Hãy cảnh giác với thực phẩm cho bé ăn dặm nhạy cảm này, bạn nhé!

5. Một số loại trái cây có hạt

Nho và táo cùng những trái cây có hạt khác là những tác nhân gây ngạt nguy hiểm cho bé. Do đó, đừng quên cắt chúng thật nhỏ và loại bỏ hạt để bé có thể hấp thu giá trị dinh dưỡng của chúng một cách an toàn. Kể cả khi bé bắt đầu tập đi và có thể nhai tốt, bạn vẫn nên cẩn thận với nho.

Một số lưu ý khi cho bé tập ăn rau

Khi con chỉ ăn một nhóm rau củ nào đó mà không ăn các nhóm rau rủ khác, trong cơ thể con chắc chắn sẽ thiếu một phần chất dinh dưỡng. Ngoài ra, các cách sơ chế và nấu nướng thực phẩm cho bé ăn dặm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị dinh dưỡng của rau củ. Mẹ hãy áp dụng một số bí quyết dưới đây nhé.

1. Dùng nồi, chảo bằng nhôm để nấu rau
Các món ăn, bao gồm rau củ quả, luôn chứa một lượng axít nhất định. Nếu dùng nồi đồng hoặc chảo đồng để nấu rau có thể khiến cho rau bị nhiễm đồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ lâu dài của con. Vì thế, các chuyên gia khuyên các mẹ nên dùng nồi nhôm hoặc sắt để chế biến thức ăn một cách an toàn.

2. Cho con ăn cả rau, củ, quả
Các loại rau có chứa nhiều vitamin tổng hợp, nhất là vitamin C giúp tăng cường đề kháng. Ngoài ra rau còn chứa các muối vô cơ tốt cho cơ thể. Khi con không thích ăn rau mà chỉ thích ăn củ, nhiều mẹ đã sai lầm khi chiều theo con, vô tình đánh mất đi nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho con.

3. Cho con tiếp xúc với ngũ cốc quá sớm
Trong nhiều trường hợp, bạn không nên tập cho con ăn dặm với ngũ cốc và các loại đậu, vì điều này dễ gây dị ứng với protein.

♦Một số sai lầm trong khâu sơ chế thực phẩm cho bé ăn dặm, nấu rau và cho con ăn rau
Khi mua rau về, mẹ cần sơ chế và nấu ngay. Nếu mẹ cất rau vào tủ lạnh hoặc ngâm nước quá lâu, rau sẽ không còn tươi và mất đi một phần dinh dưỡng.

Khi nấu soup, mẹ tránh dùng cải bó xôi, hành tây… vì các loại rau có chứ acid oxalic này khi nấu cùng soup sẽ khống chế sự hấp thu canxi của con.

Video liên quan

Chủ Đề