Học cao cấp lý luận chính trị để làm gì

Dự tại điểm cầu Nghệ An có đồng chí Lê Đức Cường - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, các đồng chí lãnh đạo Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và một số đơn vị cấp huyện.

Trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Quy định số 54-QĐ/TW, ngày 12/5/1999 của Bộ Chính trị về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng, Nghị quyết số 32-NQ/TW, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và tiếp thu ý kiến của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương, Quy định số 57-QĐ/TW, ngày 08/02/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có nhiều điểm mới về đào tạo lý luận chính trị.

Thứ nhất, lần đầu tiên từ trước tới nay, thẩm quyền ban hành quy định là Ban Bí thư, đã phân cấp, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ đào tạo về lý luận chính trị, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị liên quan trong từng bậc đào tạo về sơ cấp, trung cấp và cao cấp, giải quyết được vấn đề nhiều cơ quan ban hành quy định, hướng dẫn về đối tượng, tiêu chuẩn thiếu tính phối hợp, liên thông, đồng bộ.

Thứ hai, quy định đã làm rõ và cụ thể về đối tượng, tiêu chuẩn đào tạo lý luận chính trị trong từng cấp:

- Về trình độ sơ cấp lý luận chính trị: Đối tượng học là đảng viên; đoàn viên, hội viên các tổ chức chính trị, xã hội; công chức cấp xã; người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và một số đối tượng khác có nguyện vọng phù hợp với yêu cầu chung. Tiêu chuẩn của người tham gia đào tạo sơ cấp lý luận chính trị thuộc các đối tượng trên phải tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

- Về trình độ trung cấp lý luận chính trị: Đối tượng đào tạo là cán bộ lãnh đạo, quản lý được quy định tại khoản 1, Điều 5 của Quy định, không trùng với đối tượng đào tạo sơ cấp và cao cấp. Đồng thời, lần đầu tiên quy định rõ đối tượng là cán bộ Quân đội, Công an. Tiêu chuẩn của người được đào tạo trung cấp lý luận chính trị thuộc các đối tượng trên phải là đảng viên dự bị hoặc chính thức; tốt nghiệp cao đẳng trở lên [tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn]; với cán bộ học hệ không tập trung thì nữ phải từ 33 tuổi, nam từ 35 tuổi trở lên.

Về trình độ cao cấp lý luận chính trị: Đối tượng đào tạo là cán bộ lãnh đạo, quản lý từ cấp huyện đến Trung ương, không trùng với đối tượng đào tạo trung cấp và phải phù hợp với các văn bản, quy định hiện hành. Tiêu chuẩn của người tham gia đào tạo cao cấp lý luận chính trị thuộc các đối tượng trên phải là đảng viên chính thức, tốt nghiệp đại học trở lên; với cán bộ học hệ không tập trung thì nữ phải từ 38 tuổi, nam từ 40 tuổi trở lên.

-Thứ ba, lần đầu tiên theo quy định này, một số học viện, trường của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được đào tạo trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ lực lượng vũ trang.

-Thứ tư, quy định đã xác định rõ việc phân cấp nhiệm vụ đào tạo lý luận chính trị: Trung tâm chính trị cấp huyện được giao đào tạo sơ cấp chính trị. Trường Chính trị cấp tỉnh đào tạo trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ của địa phương và của các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương làm việc trên địa bàn. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đào tạo cao cấp lý luận chính trị.

- Thứ năm, quy định đã phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị liên quan trong từng bậc đào tạo theo nguyên tắc một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính; các cơ quan có liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, không trùng lặp, chồng chéo.

-Thứ sáu, quy định đã xác định rõ lộ trình dừng việc đào tạo trung cấp lý luận chính trị của các cơ sở đào tạo thuộc các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương từ ngày 01/01/2024, để các học viện, trường tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ngành; công tác đào tạo trung cấp lý luận chính trị đối với cán bộ của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương do các trường chính trị cấp tỉnh thực hiện.

        Lý luận chính trị là hệ thống tri thức về lĩnh vực chính trị, phản ánh mối quan hệ của các giai cấp trong việc giành và giữ chính quyền; thể hiện thái độ và lợi ích giai cấp đối với quyền lực Nhà nước trong xã hội có giai cấp. Nó là bộ phận quan trọng trong kho tàng lý luận của nhân loại, là kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn qua nhiều thế hệ.
        Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Chính trị - xã hội trong tình hình hiện nay đang là sự đòi hỏi cần thiết và cấp bách. Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 04 tháng 6 năm 2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý nêu rõ quan điểm: đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý là nhiệm vụ quan trọng của Ðảng. Mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời, học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, gắn học tập với rèn luyện phẩm chất đạo đức, tư cách người cách mạng.
        Nghị quyết đã xác định mục tiêu là tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực, phong cách làm việc hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Việc học tập lý luận chính trị không những giúp cho người học có sự hiểu biết sâu sắc, đầy đủ, toàn diện hơn về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước mà còn củng cố niềm tin và bản lĩnh chính trị, ý thức giai cấp và tinh thần yêu nước, từ đó thúc đẩy cán bộ, đảng viên tự giác, tự nguyện, hăng hái hành động, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
        Xác định việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị là nhiệm vụ thường xuyên cơ bản lâu dài, vừa cấp bách trong xây dựng đội ngũ cán bộ của Hệ thống chính trị ở địa phương. Hằng năm, Ban thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum giao kế hoạch cho Trường Chính trị tỉnh tổ chức mở các lớp lý luận chính trị trong đó có các lớp Trung cấp Lý luận chính trị - Hành chính. Trong những năm qua, số lượng học viên đăng ký học Trung cấp Lý luận chính trị - Hành chính ngày càng tăng, chất lượng, hiệu quả học tập được nâng lên, kết quả đó được thể hiện rõ trong 02 năm học gần đây: 
        Năm học 2017 - 2018 số lớp đã tốt nghiệp ra trường là: 12 lớp, với số lượng 888 học viên; trong đó xếp loại giỏi: 17 học viên, chiếm 1,91%; loại khá: 234 học viên, chiếm 26,35%; loại trung bình: 637 học viên, chiếm 71,74%.
        Năm học 2018 - 2019 số lớp đã tốt nghiệp ra trường là: 15 lớp, với số lượng 974 học viên; trong đó xếp loại giỏi: 66 học viên, chiếm 6,77%; loại khá: 520 học viên, chiếm 53,39%; loại trung bình: 388 học viên, chiếm 39,84%.
Như vậy, kết quả học tập thời gian qua đã được nâng lên, tuy nhiên tỉ lệ học viên khá, trung bình còn cao và vẫn còn một số ít học viên chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học lý luận chính trị; chưa coi trọng việc đầu tư thời gian công sức học tập, nghiên cứu; chưa xác định tốt động cơ, mục đích học tập; tinh thần ý thức học tập chưa cao; chấp hành nội quy, quy chế học tập chưa thật nghiêm túc.
Do vậy, trong thời gian tới để góp phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo lý luận chính trị theo Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 04 tháng 6 năm 2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý thiết nghĩ mỗi học viên phải nâng cao ý thức và có phương pháp tốt trong học tập cụ thể:
          Một là: Mỗi học viên cần phải nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của lý luận chính trị, nhận thức sâu sắc lời giáo huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: do “kém về lý luận, hoặc khinh lý luận, hoặc lý luận suông, nhiều cán bộ, đảng viên của ta mắc phải bệnh chủ quan, gặp mọi việc không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử lý cho khéo, không biết nhận rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan, ý mình nghĩ thế nào làm thế ấy. Kết quả thường thất bại” [1]
Từ đó có ý thức, tinh thần động cơ thái độ học tập đúng đắn. Đồng thời xác định đúng mục đích học tập lý luận chính trị: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ, học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại” [2]. Nếu học tập lý luận chính trị xác định mục đích không đúng đắn: học để vì tư lợi cá nhân, lấy bằng cấp, thăng tiến; để đáp ứng tiêu chuẩn được đề bạt, bổ nhiệm lên những vị trí cao hơn. Động cơ học tập không trong sáng, tinh thần thái độ học tập lệch lạc thì việc học tập không thể có chất lượng, hiệu quả.
            Hai là: Trước khi lên lớp học viên cần phải chuẩn bị tài liệu và nghiên cứu bài để khi lên lớp có đầy đủ tài liệu, giáo trình, phương tiện và chủ động trong quá trình học tập. Học, đọc bài cũ và bài mới trước khi đến lớp là khâu quan trọng không thể thiếu, nó giúp cho người học nắm vững, ôn lại những kiến thức đã học và hình dung được tổng quan bài học mới, nhờ đó khi nghe giảng không bỡ ngỡ với những nguyên tắc, quy luật, khái niệm, phạm trù … mà giảng viên truyền đạt trên lớp.
          Ba là, Người học lý luận chính trị phải siêng đọc sách, báo nói chung mà nhất là những tài liệu về lý luận chính trị nói riêng. Hiện nay, thư viện của Trường có rất nhiều đầu sách các loại [có khoản trên 1.000 đầu sách]. Nơi đó hội tụ khá đầy đủ các sách, báo, tạp chí lý luận giúp cho việc học tập sẽ tốt hơn. Ngoài kiến thức đã được giảng viên truyền đạt tiếp thu tại lớp, học viên có thể mượn, đọc và nghiên cứu tài liệu trong các giờ giải lao, thời gian nghiên cứu … để nắm bắt tiếp thu nhiều hơn, trang bị khối kiến thức lý luận cần thiết phục vụ tốt cho môn học và phần học đó.         
          Bốn là: Khi lên lớp nghe giảng học viên phải tập trung tư tưởng, tránh bị phân tán. Phải nghiêm túc khi học tập trên lớp và biết kết hợp tốt nghe, nhìn, hiểu và ghi chép. Việc nghe giảng rất quan trọng, giúp người học hiểu vấn đề, luyện được kỹ năng ghi nhớ trên lớp, tích lũy kiến thức. Việc ghi chép bài giúp cho người học thêm một lần nữa rèn luyện khả năng ghi nhớ, nên ghi theo cách hiểu. Trong giờ thảo luận, người học mạnh dạn phát biểu tranh luận và phản biện, nên bày tỏ ý kiến của mình trước lớp, với giảng viên hướng dẫn thảo luận. Từ đó giảng viên sẽ tiếp nhận ý kiến, giải thích những vấn đề vướng mắc mà người học chưa hiểu rõ. Cố gắng chọn phương pháp học hiểu, tiếp thu ngay tại lớp, chủ động trong việc học, tránh trường hợp soạn bài, ôn bài dồn vào những ngày thi, nhất là vào ngày Thi tốt nghiệp sẽ làm cho mình chán ngán “ngộp thở” vì tài liệu quá nhiều.
        Thiết nghĩ mỗi học viên khi tham gia học lý luận chính trị cần phải có ý thức tự giác trong học tập, xác định đúng mục đích học tập, tự xây dựng kế hoạch, phương pháp học tập một cách khoa học, phù hợp để cuối khóa học đạt được kết quả cao. Trên cơ sở đó vận dụng vào thực tiễn trong công việc của mình góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị, địa phương ngày càng phát triển. Đó cũng chính là sự thể hiện tinh thần, ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 04 tháng 6 năm 2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý./.


Chú thích:
[1] [Hồ Chí Minh: Toàn tập, t. 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, trang 208].
[2] [Hồ Chí Minh: Toàn tập, t. 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, trang 208].

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

 



 

Video liên quan

Chủ Đề