Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

Tính đến ngày 6/11, Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV Công an tỉnh Nam Định đã khởi tố 4 cán bộ của Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật [SPKT] Nam Định. Đó là ông Vũ Năng Đắc, 61 tuổi, nguyên Hiệu trưởng [mới về hưu tháng 6/2006]; Phùng Đình Thám, 55 tuổi, Trưởng phòng Quản lý khoa học và Thực tập sản xuất; Vũ Văn Thiệp, Trưởng phòng Kế toán tài vụ về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; khởi tố Trần Văn Hào, 54 tuổi, Trưởng khoa Điện - Điện tử về tội tham ô tài sản [trong đó ra lệnh bắt tạm giam đối với 2 bị can Hào và Thám].

Sự việc bắt đầu từ tháng 3/2006, các trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV, Công an tỉnh Nam Định đã phát hiện những dấu hiệu sai phạm trong việc mua sắm vật tư, thiết bị dạy học ở Trường Đại học SPKT Nam Định.

Vì đây là môi trường sư phạm rất nhạy cảm nên dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tá Phan Vĩnh, Giám đốc Công an tỉnh, lãnh đạo phòng đã lập kế hoạch đấu tranh hết sức tỉ mỉ và cẩn thận.

Các trinh sát, điều tra viên tham gia chuyên án phải ngày đêm thu thập và đọc đến thuộc lòng các thông tư của Bộ Tài chính, của Tổng cục Dạy nghề [đơn vị chủ quản trước đây của Trường Đại học SPKT Nam Định, từ tháng 3/2006 thuộc Bộ Giáo dục - Đào tạo] về lĩnh vực mua sắm trang thiết bị trong nhà trường cũng như đi rất nhiều tỉnh, thành phố từ Nam ra Bắc để xác định các đơn vị có tên trong các hoá đơn, hợp đồng mua bán hàng của nhà trường. Đến nay, các anh đã thu thập đủ chứng cứ và có thể kết luận ban đầu về hành vi phạm tội của các đối tượng.

Theo quy định, hàng năm Trường Đại học SPKT Nam Định phải tổ chức mua sắm vật tư, thiết bị, tài sản phục vụ đào tạo, giảng dạy cho học sinh, sinh viên. Quy chế nhà trường đề ra từ năm 2003 là việc mua sắm thiết bị thuộc nhiệm vụ của Phòng Quản lý khoa học và Thực tập sản xuất do ông Thám làm Trưởng phòng. Việc mua sắm phải thực hiện đúng Thông tư 121/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính.

Quy định thì rõ ràng là thế, nhưng khi thực hiện việc mua sắm các thiết bị cho Khoa Điện - Điện tử, Hiệu trưởng Đắc lại trao đổi và thống nhất với 2 ông Trưởng phòng là Thám và Thiệp để xé lẻ gói thầu thành các hợp đồng nhỏ có giá trị dưới 100 triệu đồng để không phải tổ chức đấu thầu, mà thực hiện mua sắm theo hình thức chào hàng cạnh tranh.

Sau khi bộ ba này đưa ra cách thức tiến hành, ông Thám được giao nhiệm vụ hướng dẫn cho Trần Văn Hào, Trưởng khoa Điện - Điện tử, thực hiện việc chia lẻ gói thầu và trực tiếp thực hiện việc mua sắm. Mấu chốt là ở chỗ, ông Hào vốn chỉ quen giảng dạy chứ từ trước đến nay không có nghiệp vụ về việc lập hợp đồng mua sắm tài sản, thiết bị. Thế nhưng, được "bật đèn xanh" thì ông Hào cứ làm liều, lợi dụng việc được giao để tham ô tài sản.

Từ năm 2003 đến quý II-2005, ông Hào đã đặt mua các thiết bị được duyệt tận Phân viện Nghiên cứu điện tử tin học TP Hồ Chí Minh với giá rẻ, sau đó mang về "đội giá" cao lên, rồi mua hóa đơn khống để hợp lý hoá. Hơn nữa, ông Hào vốn là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu thiết bị, chế tạo bộ kít vi điều khiển họ MCS 51 để giảng dạy nghiên cứu khoa học và áp dụng trong sản xuất, tên gọi khác là Board thực tập MCU đa năng.

Cùng với việc thực hiện đề tài, ông Hào đã tự tổ chức sản xuất Board thực tập MCU đa năng với giá thành là 5 triệu đồng/ bộ. Cái giá này đã được ông Hào báo cáo trước Hội đồng thẩm định, nhiều người biết, nhưng trong các hóa đơn khống để thanh toán, ông Hào đã chuyển thành hình thức mua thiết bị với giá từ 7 đến 8,5 triệu/bộ.

Tổng cộng, ông Hào đã mua 13 hoá đơn khống của các đơn vị là cửa hàng máy văn phòng 62 Quang Trung - TP Nam Định; cửa hàng thiết bị văn phòng 20 Trần Cao Vân, chợ Hoà Bình [Hà Nội]; cửa hàng cơ khí điện tử Minh Phương 199 Lê Văn Trí, khu 1 Linh Trung, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh; cửa hàng kim khí điện máy Yến - Hoa số 171 Trần Hưng Đạo - TP Nam Định để điền các mặt hàng thiết bị mua ở TP Hồ Chí Minh và tự sản xuất với cái giá "trên trời", rút ra số tiền chênh lệch tổng cộng gần 533 triệu đồng.

Khi nghiên cứu tất cả các tài liệu như hợp đồng, hoá đơn mua bán hàng… của các gói thầu nhỏ này, cũng như qua tài liệu thu thập của cơ quan Công an thì đều phát hiện thấy cách làm tắc trách, tuỳ tiện, tạo "kẽ hở" cho ông Hào tham ô số tiền lớn của Hiệu trưởng Đắc và các Trưởng phòng có liên quan.

Chẳng hạn Trưởng phòng Quản lý khoa học và Thực tập sản xuất Phùng Đình Thám cứ ký nháy trên các hợp đồng khống, thậm chí ký cả "giám sát" khống trên các biên bản bàn giao thiết bị văn phòng dù tại thời điểm ký có khi không có hàng hoặc có hàng nhưng không đúng chủng loại như nội dung biên bản bàn giao.

Hay như Hiệu trưởng Đắc, cứ thấy ông Thám ký nháy là mình ký duyệt, dù biết rõ cả chuyện ông Hào tự sản xuất thiết bị nhưng vẫn lập hợp đồng khống theo kiểu mua thiết bị để ăn chênh lệch giá; còn Trưởng phòng Kế toán tài vụ Vũ Văn Thiệp cứ thấy có chữ ký của 2 người kia là xuất tiền cho ông Hào…

Hiện nay, cơ quan Công an cũng đang tiếp tục đấu tranh làm rõ số tiền chiếm dụng được từ việc mua sắm vật tư, thiết bị dạy học của ông Hào được sử dụng như thế nào, có chia cho ai và chia bao nhiêu tiền…

T. Hòa - K.Qúy

TPO - Theo Luật giáo dục Đại học [ĐH], bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng là trách nhiệm của Hội đồng trường. Tuy nhiên, vấn đề nhân sự lãnh đạo tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM rất có thể sẽ rơi vào bế tắc.

Như “rắn mất đầu”

Cuối tháng 10, các thành viên Hội đồng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM nhận được đơn xin từ chức của ông Ngô Văn Thuyên, Chủ tịch Hội đồng trường. Trong đơn ông Thuyên cho biết vì lý do sức khỏe không tốt. Chức danh Chủ tịch hội đồng trường là do Bộ GD&ĐT quyết định công nhận nên quyền quyết định thuộc về Bộ GD&ĐT.

Cuối tháng 11, Hội đồng trường trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM vừa bỏ phiếu đồng ý cho Chủ tịch hội đồng trường là ông Ngô Văn Thuyên thôi chức vụ này. Ông Ngô Văn Thuyên được Bộ GD&ĐT công nhận tái đắc cử Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM nhiệm kỳ 2020 - 2025 từ tháng 12/2020. Trong thời gian ông Thuyên làm Chủ tịch Hội đồng trường, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đã tổ chức bầu Hiệu trưởng nhiệm kỳ mới.

Nếu không kiện toàn bộ máy nhân sự, sinh viên sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất

Tuy nhiên, ngay sau đó, Bộ GD&ĐT đã có thông báo nêu lý do không công nhận hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025 theo đề nghị của Hội đồng trường. Lý do được Bộ GD&ĐT đưa ra là Hội đồng trường có thảo luận nhưng không biểu quyết, không ra nghị quyết về việc tiếp tục hay không tiếp tục giao thực hiện chức trách nhiệm vụ, thẩm quyền chức vụ phó hiệu trưởng đối với TS Trương Thị Hiền.

Do đó, đến thời điểm hiện tại, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM không có hiệu trưởng cũng không có Chủ tịch Hội đồng trường.

Yêu cầu trường kiện toàn lãnh đạo

Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã có văn bản có hướng dẫn và yêu cầu trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM kiện toàn Hội đồng trường và các vị trí lãnh đạo, quản lý của trường. Văn bản đưa ra ngay sau khi đoàn công tác vào làm việc với trường để rà soát, xem xét và hướng dẫn việc thực hiện các quy định về Hội đồng trường và kiện toàn các vị trí lãnh đạo, quản lý của trường.

Trên cơ sở báo cáo của đoàn công tác, Bộ yêu cầu tập thể lãnh đạo trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM xây dựng trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức vụ phó hiệu trưởng đối với TS Trương Thị Hiền và các chức vụ quản lý cấp phòng, khoa và tương đương trở xuống đã hết thời hạn bổ nhiệm; xin ý kiến Đảng ủy trường và trình Hội đồng trường xem xét, quyết định.

Hội đồng trường thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của bà Trương Thị Hiền và các chức danh quản lý khác theo đúng quy định của pháp luật. Kiện toàn Hội đồng trường. Cụ thể thực hiện quy trình, thủ tục bổ sung 2 thành viên hội đồng; làm việc với các thành viên hiện tại để xin ý kiến về việc tiếp tục hoặc không tiếp tục tham gia Hội đồng trường; thực hiện trình tự, thủ tục thay thế [nếu có].

Cũng theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Hội đồng trường trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM thực hiện trình tự, thủ tục quyết định nhân sự hiệu trưởng hoặc giao quyền hiệu trưởng, đảm bảo yêu cầu với vị trí hiệu trưởng hoặc được giao quyền hiệu trưởng phải có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín để điều hành, quản lý hoạt động của trường đi vào ổn định; được đa số thành viên tập thể lãnh đạo mở rộng tín nhiệm.

Sau khi thực hiện xong quy trình nhân sự hiệu trưởng, Hội đồng trường, hiệu trưởng thực hiện việc xem xét, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ phó hiệu trưởng và các chức vụ quản lý cấp phòng, khoa và tương đương trở xuống theo thẩm quyền đối với từng chức vụ theo quy định.

Hội đồng trường căn cứ tình hình nhân sự cụ thể của trường [trong đó lưu ý xem xét về công tác rà soát quy hoạch để đảm bảo số lượng, chất lượng cho các quy trình lựa chọn nhân sự] nhanh chóng xây dựng kế hoạch chi tiết [nội dung công việc, thời gian hoàn thành...] để triển khai thực hiện các nội dung trên, báo cáo bộ trước khi thực hiện.

Tuy nhiên, văn bản này đã nhận được một số ý kiến đặt vấn đề liệu Bộ GD&ĐT có vi phạm quyền tự chủ của các trường ĐH khi việc bầu, bổ nhiệm hiệu trưởng, hiệu phó là trách nhiệm của Hội đồng trường. Trao đổi với Tiền Phong, Bộ GD&ĐT cho biết đây là văn bản hướng dẫn trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM kiện toàn nhân sự, những hướng dẫn đưa ra đều dựa trên các căn cứ pháp luật.

Thực tế, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM có hai phó hiệu trưởng là bà Trương Thị Hiền và ông Lê Hiếu Giang đều hết thời hạn bổ nhiệm theo nhiệm kỳ hiệu trưởng [năm 2020]. Nhưng sau đó, Ban cán sự Đảng, Bộ GD&ĐT đã có văn bản cho phép tiếp tục thực hiện chức trách nhiệm vụ đến khi nào có hiệu trưởng mới. Tuy nhiên, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM chỉ làm thủ tục cho ông Giang tiếp tục thực hiện, không xem xét bà Hiền. Theo quy định, trường phải xem xét và có văn bản, có thể cho tiếp tục hoặc không cho tiếp tục đảm nhiệm chức vụ phó hiệu trưởng.

Quy trình thủ tục gồm Hội đồng trường phải tổ chức bỏ phiếu, sau đó ban hành Nghị quyết. Chủ tịch Hội đồng trường dựa trên Nghị quyết để ban hành. Sau khi căn cứ trên các quy định của Pháp luật, Bộ GD&ĐT nhận thấy trường phải thực hiện các bước như trên đối với bà Trương Thị Hiền [quy trình thực hiện như đối với ông Lê Hiếu Giang]. Còn việc giao hay không giao trách nhiệm thì đó là việc của trường, không phải trách nhiệm của Bộ GD&ĐT.

Trong tháng 11, nhiều lãnh đạo giữ chức vụ nguyên hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng phó phòng... trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM vừa bị kỷ luật do có sai phạm về tài chính. Theo kết luận, trường đã sử dụng, quyết toán không đúng quy định hơn 11 tỉ đồng tiền kinh phí cấp bù, miễn giảm học phí sư phạm do Bộ GD&ĐT cấp trong năm 2014.

Tình trạng thu, quản lý, sử dụng tiền ở nhiều lớp ôn thi, bồi dưỡng ở trường không thống nhất. Phòng Đào tạo còn phát hành văn bản mở các lớp đào tạo, ký các biên bản thỏa thuận, hợp đồng, thu nhiều khoản lệ phí... không đúng quy định. Kết luận chỉ ra, trách nhiệm đối với những sai sót trên thuộc về lãnh đạo trường thời điểm đó.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng gửi tâm thư tới Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

Nhiều lãnh đạo trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM bị kỷ luật

Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM từ chức

Bộ GD&ĐT không công nhận Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ Thuật TPHCM

Nghiêm Huê

Video liên quan

Chủ Đề