Hiểu thế nào về phí chuyển sang giá dịch vụ năm 2024

Tại buổi họp báo chuyên đề về nội dung cơ bản của dự án Luật phí và Lệ phí mà Bộ Tài chính vừa tổ chức, ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ chính sách Thuế, Bộ Tài chính cho biết, theo Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh Phí và lệ phí hiện hành có 73 loại phí và 43 loại lệ phí.

Ông Thi khẳng định không có tình trạng ban hành tùy tiện các loại phí, lệ phí, vì các Bộ, ngành và địa phương không thể tự đặt ra các khoản phí mới ngoài các khoản đã có trong danh mục. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, rất nhiều ý kiến cho rằng người dân đang phải chi trả quá nhiều khoản phí, lệ phí. Ví dụ, có 1 hợp tác xã đã thống kê và cho biết, người dân ở đó phải trả đến 19 khoản phí các loại.

Giải thích cho vấn đề này, theo Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế, khi phải trả bất kỳ một khoản tiền nhất định để hưởng một dịch vụ nào đó, người dân vẫn hiểu đấy là “phí”. “Những khoản ấy thực chất không phải là phí do Nhà nước quy định mà đó chính là giá dịch vụ. Phí và lệ phí chỉ nằm trong danh mục đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định, giao cho Chính phủ quy định chi tiết”, ông Thi cho biết.

Thực ra, đây là vấn đề không mới và đã tồn tại từ rất lâu. Tại phiên giải trình trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện Pháp lệnh Phí và lệ phí, Bộ trưởng Bộ Tài Chính Đinh Tiến Dũng cũng thông tin có một số địa phương huy động một số khoản thu không có tên trong danh mục phí, lệ phí, nhưng vẫn sử dụng tên gọi là phí và lệ phí, gây bức xúc trong dư luận. Ví dụ, như các khoản thu xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài quy định, đường giao thông, trường học, trung tâm y tế; các khoản thu mang tính xã hội từ thiện như đóng góp quỹ khuyến học, từ thiện tại địa phương.

Hay khi Chính phủ miễn thu các khoản phí an ninh trật tự, phí phòng chống thiên tai, nhưng khi thu các loại quỹ trên, một số địa phương vẫn gọi là phí, lệ phí, gây hiểu nhầm. Hoặc khi phát sinh một số khoản thu nộp, nhiều người cho rằng đó là phí và lệ phí nhưng thực chất đây là những khoản đóng góp tự nguyện. Rồi các khoản thu là giá dịch vụ nhưng tổ chức, cá nhân thu các khoản thu này lại cho rằng là phí và lệ phí như phí dịch vụ chung cư; phí liên quan đến vận chuyển container, phí bến bãi ra vào khu công nghiệp…

Vì sự hiểu nhầm này, nên phí và lệ phí vốn đã nhiều lại càng thêm nhiều, đã rối rắm lại càng thêm rối rắm. Để chấn chỉnh tình trạng này, trao đổi với báo chí, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế Phạm Đình Thi cho biết, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg về vấn đề tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân.

Theo đó, Bộ đã yêu cầu các địa phương rà soát tình hình chấp hành pháp luật về phí, lệ phí, bãi bỏ ngay những khoản thu phí, lệ phí không có trong danh mục. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định miễn thu đối với một số khoản phí, lệ phí như phí an ninh, trật tự, phí phòng chống thiên tai…

Ngoài ra, Bộ Tài chính định kỳ có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị báo cáo kết quả thực hiện rà soát, bãi bỏ, miễn giảm các khoản phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân. “Khi ở đâu đó đề ra một khoản thu, thì các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan, cá nhân tổ chức thu cần giải thích rõ cho đối tượng trả khoản tiền đó hiểu bản chất đấy là giá chứ không phải phí, lệ phí do Nhà nước thu để tránh hiểu nhầm”, ông Thi đề nghị.

Theo phản ánh của ông Trịnh Phúc [Bình Phước], theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài chính thì phần “phí chợ” được hạch toán vào Tiểu mục 2252, nhưng đến năm 2018 thực hiện theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC thì không thể hiện phần phí chợ nữa. Ông Phúc hỏi, vậy nếu thu “phí chợ” thì hạch toán vào Tiểu mục nào?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Theo Phụ lục số 01 Danh mục Phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13 thì các loại phí và lệ phí theo quy định không bao gồm phí chợ.

Theo Phụ lục số 02 Danh mục các sản phẩm, dịch vụ chuyển từ phí sang giá dịch vụ do Nhà nước định giá ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí thì “phí chợ” trước đây được chuyển sang tên giá sản phẩm, dịch vụ là “Dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ”.

Như vậy, “Dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ” không thuộc phạm vi ngân sách Nhà nước theo quy định tại Khoản 1, Điều 5 Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13, nên không phản ánh khoản thu từ “Dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ” vào thu ngân sách Nhà nước và do đó không bố trí Tiểu mục “Phí chợ” trong Danh mục Mã mục, tiểu mục tại Phụ lục III kèm theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Theo Điểm 1.3 Mục V Phần C Phụ lục VI Công văn số 4696/KBNN-KTNN ngày 29/9/2017 của Kho bạc Nhà nước hướng dẫn thực hiện Chế độ kế toán ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước quy định:

Tài khoản 3714 - Tiền gửi thu sự nghiệp khác: “Tài khoản này được mở cho các đơn vị hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu sự nghiệp khác để quản lý và theo dõi việc thu và sử dụng các khoản tiền gửi có nguồn gốc từ thu sự nghiệp khác được để lại đơn vị”.

Vì vậy, các khoản thu từ phí chợ, nếu đơn vị mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước thì được phản ánh vào Tài khoản 3714, không hạch toán vào thu ngân sách Nhà nước theo mục lục ngân sách Nhà nước.

Chủ Đề