Huyết áp trung bình chuẩn hóa theo tuổi năm 2024

Huyết áp trung bình là khoảng chỉ số huyết áp mà một người khỏe mạnh bình thường có được. Hai thông số quan trọng của huyết áp chính là huyết áp tâm trương [chỉ số dưới] và huyết áp tâm thu [chỉ số trên].

Chỉ số huyết áp sẽ dao động trong ngày, thường sẽ thấp vào khoảng thời gian từ 1 đến 3 giờ sáng, tăng cao nhất từ 8 đến 10 giờ sáng trong ngày.

Bên cạnh đó, khi bạn tinh thần căng thẳng, trải qua xúc động mạnh, áp lực… cũng đều khiến cho huyết áp của bạn tăng cao. Trong khi đó, huyết áp sẽ hạ xuống khi cơ thể bạn được thư giãn, nghỉ ngơi.

  • Chỉ số lý tưởng cho huyết áp bình thường của người khỏe mạnh là: Huyết áp tâm thu dưới 120mmHg; huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.
  • Huyết áp cao là khi chỉ số huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ mức 90 mmHg trở lên.
  • Tiền cao huyết áp là khi huyết áp tâm thu trong khoảng 120-129 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg.
  • Huyết áp thấp là khi chỉ số huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg.

Thông thường, huyết áp trung bình của người trưởng thành là 120/80 mmHg. Nếu bạn bị bệnh lý tiểu đường, gặp các vấn đề như thận, chỉ số huyết áp tốt nhất nên duy trì là khoảng dưới 130/80 mmHg.

Huyết áp trung bình của người trưởng thành là 120/80 mmHg.

Mách bạn công thức tính huyết áp theo tuổi

Có nhiều người thắc mắc về công thức tính huyết áp theo độ tuổi được tính như thế nào? Thực ra, không có công thức cụ thể nào để tính huyết áp theo độ tuổi. Các chỉ số huyết áp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: giới tính, độ tuổi, thể trạng, sức khỏe, hoạt động vật lý, tình trạng sức khỏe tinh thần, chế độ ăn uống…

Để đo huyết áp cũng như theo dõi chỉ số huyết áp theo độ tuổi, người ta sẽ sử dụng bảng đo huyết áp, các thiết bị đo huyết áp chuyên dụng như: máy đo huyết áp bắt tay, máy đo huyết áp bắp chăn. Thông thường, người ta hay đo huyết áp ở tay phải, tay trái ở tư thế đứng hoặc nằm ngửa.

Nếu bạn quan tâm đến sức khỏe của mình, muốn đo huyết áp, hãy tìm kiếm sự hướng dẫn từ các chuyên gia y tế hoắc bác sĩ để biết cách đo huyết áp đúng cách, quản lý huyết áp của bạn để duy trì sức khỏe tốt nhất.

Bảng đo huyết áp theo độ tuổi chuẩn 2023

Ở mỗi độ tuổi sẽ có mức huyết áp trung bình tương ứng. Thông thường, tuổi càng cao, thành mạch càng kém đàn hồi, huyết áp sẽ có khuynh hướng tăng lên. Bạn có thể tham khảo huyết áp theo độ tuổi qua bảng dưới đây:

Đây là bảng đo huyết áp theo độ tuổi chuẩn

Càng cao tuổi thì huyết áp càng tăng, tuy nhiên, cũng chỉ so ngưỡng nhất định, gọi là ngưỡng huyết áp an toàn.

Chỉ số huyết áp bao nhiêu được xem là nguy hiểm?

Theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới [WHO] thì người được xem là huyết áp cao được xác định khi huyết áp tâm thu >= 140 mmHg và huyết áp tâm trương >=90. Bằng chỉ số huyết áp này, người bệnh cũng có thể nhanh chóng chẩn đoán ngay tình trạng sức khỏe của mình để từ đó sớm có biện pháp phòng ngừa và điều trị đúng cách.

Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý, nếu huyết áp tâm thu từ 180 mmHg trở lên, huyết áp tâm trương từ 120 mmHg trở lên là cực kỳ nguy hiểm. Nếu huyết áp 200/100mmHg là chỉ số huyết áp rất cao và có thể gây ra các vấn đề tim mạch cũng như sức khỏe nghiêm trọng cho người bệnh.

Đây cũng là tình trạng khẩn cấp và cần được điều trị ngay để giảm nguy cơ gây ra các biến chứng cũng như những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Các triệu chứng có thể bao gồm như: khó thở, hoa mắt, chóng mặt, đau ngực, mất khả năng tập trung…

Do đó, nếu bạn bị huyết áp cao, hãy nhanh chóng tìm sự giúp đỡ của các chuyên gia y tế để được chẩn đoán, điều trị đúng theo chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm huyết áp cũng như hướng dẫn thay đổi lối sống để giúp người bệnh giảm nguy cơ và các vấn đề liên quan đến huyết áp cao.

Huyết áp cao được xác định khi huyết áp tâm thu >= 140 mmHg và huyết áp tâm trương >=90.

Bệnh tăng huyết áp gây ra những biến chứng nào cho người bệnh?

  • Biến chứng về tim như: suy tim, nhồi máu cơ tim, suy tim mất bù, rung nhĩ…
  • Biến chứng nặng nề ở não như: xuất huyết não, suy giảm trí nhớ, nhồi máu não…
  • Biến chứng ở thận: Suy thận ở nhiều mức độ khác nhau, nặng nhất là suy thận mạn giai đoạn cuối.
  • Biến đổi mạch máu ở đáy mắt do huyết áp cao, gây xuất huyết, phù nề mạch máu võng mạc, nghiêm trọng là mù mắt…
  • Xơ vữa mạch máu gây hẹp, tắc mạch máu nhỏ ở hai chân, gây đau chân khi đi lại, nặng hơn là hoại tử phải cắt chi gây tàn phế.
  • Rối loạn cương dương thường, đái tháo đường, hút thuốc lá.
    Huyết áp cao gây biến chứng nặng nề ở não như: xuất huyết não, suy giảm trí nhớ

Một số lưu ý để đo huyết áp cho kết quả chính xác

  • Khi đo huyết áp nên chọn tư thế ngồi dễ chịu nhất, thả lỏng người.
  • Khi đo huyết áp lần đầu thì nên đo cả hai tay, xem huyết áp ở tay nà cao hơn thì lần sau chọn tiếp tay đó để đo.
  • Khuyến khích nên đo huyết áp 2 lần/ngày: sáng trước khi ăn cơm và chiều sau ăn tối 1 giờ.

Những bài tập thể dục giúp hạ huyết áp đơn giản tại nhà

Tập thể dục thường được khuyến khích để hạ huyết áp ở những người có mức huyết áp cao. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu bài tập thể dục nào, bạn cũng nên thảo luận với bác sĩ của mình để biết liệu chương trình tập thể dục đó có phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn hay không.

Nếu bạn đã được bác sĩ tư vấn, một số hoạt động thể dục dưới đây bạn có thể áp dụng thực hiện tại nhà giúp huyết áp ổn định, bao gồm:

Chạy bộ hoặc đi bộ nhanh

Đi bộ nhanh hay chạy bộ là hoạt động tập thể dục đơn giản nhưng hiệu quả giúp bạn hạ huyết áp. Bạn nên bắt đầu từ từ và tăng dần độ khó để tránh bị đau nhức cơ bắp, chóng mặt.

Bạn có thể vận động với máy chạy bộ tại nhà để tạo thói quen cũng như thuận tiện hơn trong quá trình cải thiện sức khỏe của mình.

Đạp xe đạp

Đạp xe là một hoạt động tập thể dục giúp hạ huyết áp hiệu quả. Bạn có thể đạp xe đơn hoặc đạp xe tại nhà với xe đạp tĩnh, nên duy trì đều đặn mỗi ngày với thời gian hợp lý.

Bơi lội giúp hạ huyết áp

Bơi lội là một hoạt động tập thể dục toàn thân rất tốt để giúp hạ huyết áp hiệu quả. Nếu bạn không có bể bơi lội, bạn có thể tìm một số bài tập bơi lội khác như bơi trong không khí để có thể tập luyện tại nhà.

Yoga và tập thở

Yoga và tập thở là bộ môn có thể giúp giảm căng thẳng và hạ huyết áp rất tốt. Hiện nay có nhiều video yoga và tập thở miễn phí có trên mạng và bạn có thể tìm kiếm và thực hành đơn giản tại nhà. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng ghế massage để tăng hiệu quả thư giãn, cải thiện sức khỏe tốt nhất.

Bơi lội là một hoạt động tập thể dục toàn thân rất tốt để giúp hạ huyết áp hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát và phòng ngừa tăng huyết áp

Để phòng bệnh và ngăn ngừa tăng huyết áp, điều đầu tiên bạn cần lưu ý đó chính là duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Những người béo phì thừa cân thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người có cân nặng bình thường. Trường hợp thừa cân, bạn cần thực hiện chế độ giảm cân khoa học bằng cách hạn chế tinh bột, dầu mỡ, đường, tăng cường rau xanh, trái cây và uống đủ nước mỗi ngày.

Trong chế độ ăn uống hằng ngày, bạn cần hạn chế sử dụng các thực phẩm dưới đây để kiểm soát và phòng ngừa huyết áp hiệu quả.

  • Muối: Giảm bớt thức ăn mặn có thể giúp giảm huyết áp, qua đó, bạn không nên ăn thức ăn kho mặn, chấm nước mắm mặn, thực phẩm giàu Natri như trứng vịt muối, thịt chà bông…
  • Các chất béo bão hòa: Bạn cần tránh xa các thức ăn chiên xào, lòng đỏ trứng gà, da, nội tạng động vật, nước hầm xương…
  • Chất bột đường: Để giảm nguy cơ tăng huyết áp, bạn cần ăn vừa đủ lượng cơm, bún, phở, đồng thời tránh thực phẩm, trái cây ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, mứt, xoài, mít, vải tươi…
  • Hạn chế thịt đỏ: Đạm từ thịt bò, cừu, dê, chó sẽ làm tăng cholesterol, dẫn đến tăng huyết áp nên bạn cần tránh sử dụng.
  • Hạn chế thức ăn chế biến sẵn: Bạn cũng nên hạn chế thịt xông khói, thịt muối, lạp xưởng, xúc xích vì đây đều là những thực phẩm chứa tỷ lệ muối cũng như chất bảo quản cao.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích: Những chất kích thích như rượu, trà, cà phê, gia vị cay nóng đều làm hưng phấn thần kinh, gây mất ngủ, loạn nhịp tim, từ đó tăng huyết áp.
    Để giảm nguy cơ tăng huyết áp, bạn cần tránh đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt

Bên cạnh đó việc hạn chế những thực phẩm kể trên thì trong thực đơn hàng ngày, bạn cũng cần chú ý bổ sung các thực phẩm dưới đây để giúp phòng ngừa bệnh tăng huyết áp hiệu quả:

  • Bổ sung rau xanh và trái cây tươi: Những loại trái cây mà bạn cần tích cực bổ sung vào khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày như: quýt, cam, táo, bơ, dâu, thanh long, dưa hấu, dứa… Đây đều là những loại trái cây giàu vitamin C, E, Kali, giúp phòng ngừa bệnh cao huyết áp hiệu quả.
  • Bổ sung ngũ cốc: Ngoài tác dụng là giảm táo bón, chất xơ ở các loại ngũ cốc thô như: bo bo, bắp , yến mạch, bánh mì đen… còn có tác dụng là hạn chế sự hấp thu cholesterol vào máu, ngăn xơ vữa động mạch, tăng cường khả năng tiết axit mật, hỗ trợ tiêu hóa.
  • Cá: Giúp bổ sung đạm, tốt nhất bạn nên dùng cá thay thịt, đặc biệt 2-3 lần ăn cá mỗi tuần vì chúng chứa nhiều axit béo không bão hòa, giúp giảm cholesterol máu.
  • Nên sử dụng chất béo không bão hòa: Để giảm cholesterol, người bệnh nên dùng chất béo không bão hòa từ dầu oliu, hướng dương, đậu nành, dầu bắp… Hãy thay các món chiên xào bằng các thức ăn nướng, háp để tốt cho sức khỏe.
  • Duy trì sử dụng 1 viên Coenzyme Q10 Doppelherz mỗi ngày để bổ sung Coenzyme Q10, các dưỡng chất cần thiết khác giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ sức khỏe tim mạch và giảm mệt mỏi hiệu quả.
    Duy trì sử dụng 1 viên Coenzyme Q10 Doppelherz mỗi ngày giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch

Hy vọng với bài viết trên đây của Doppelherz đã giúp các bạn nắm được chỉ số huyết áp theo độ tuổi, từ đó có thể xây dựng cho bản thân chế độ dinh dưỡng, luyện tập phù hợp, ăn uống khoa học, cân bằng, đẩy lùi căn bệnh này. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Doppelherz qua số hotline 1800 1770 để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất.

Chủ Đề