Hiện nay ngân sách chi cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo chiếm khoảng

[TBTCVN] - Ngân sách nhà nước [NSNN] mặc dù eo hẹp, song những năm qua Nhà nước vẫn luôn dành một tỷ lệ ngân sách đáng kể đầu tư cho giáo dục đào tạo.

Nhiều trường đại học cam kết đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên và đầu tư

Tuy nhiên, việc bố trí chi thường xuyên lĩnh vực này các năm vừa qua và trong các năm tiếp theo để đảm bảo tỷ lệ 20% tổng chi NSNN là hết sức khó khăn.

Gần 225 nghìn tỷ đồng cho giáo dục đào tạo năm 2015

Số liệu từ Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp [Bộ Tài chính] cho biết, cùng với chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết 7 nghìn tỷ đồng cho giáo dục đào tạo trong quốc phòng an ninh, thì tổng nguồn NSNN dành cho lĩnh vực giáo dục đào tạo năm 2015 là 224.826 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng chi NSNN. Tỷ lệ chi này đảm bảo theo Nghị quyết của Quốc hội.

Dự toán Quốc hội giao đối với chi thường xuyên lĩnh vực giáo dục đào tạo năm 2015 là 184.070 tỷ đồng. Theo đó, dự toán chi từ ngân sách địa phương là 152 nghìn tỷ đồng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo của địa phương; chi từ ngân sách trung ương [NSTW] là 32.070 tỷ đồng để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục đào tạo, hỗ trợ các địa phương thực hiện các chế độ, chính sách đã ban hành, trong đó nhiều khoản chi như: Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí cho học sinh, sinh viên nghèo; kinh phí hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non; kinh phí hỗ trợ phát triển giáo dục đối với con em đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; kinh phí hỗ trợ học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập thực hiện chính sách giáo dục đối với người khuyết tật…

Trong tổng chi từ NSTW 32.017 tỷ đồng, cũng bố trí 10.398 tỷ đồng hỗ trợ hoạt động thường xuyên của các cơ sở giáo dục đào tạo thuộc các bộ, cơ quan trung ương. Mức hỗ trợ này đã tính đến đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế quản lý tài chính trong các cơ sở giáo dục đào tạo theo Kết luận số 63 của Ban Chấp hành Trung ương về một số vấn đề cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020 và hỗ trợ mở rộng quy mô, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới chương trình, giáo trình của ngành Giáo dục đào tạo…

Cũng theo số liệu từ Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, chi đầu tư phát triển giáo dục đào tạo năm 2015 là 33.756 tỷ đồng; trong đó, chi của NSTW là 14.096 tỷ đồng; chi NSĐP là 19.660 tỷ đồng đã ưu tiên kinh phí để thực hiện xây thêm phòng học cho giáo dục mầm non và phổ thông để xóa phòng học tạm thời, thay thế phòng học chờ. Xây mới các phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm đảm bảo diện tích theo yêu cầu. Hỗ trợ đầu tư xây dựng trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trọng điểm ở các địa phương…

Giảm gánh nặng ngân sách, nhiều trường xin “tự bơi”

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, trong bối cảnh tỷ trọng chi đầu tư phát triển từ NSNN, chi từ nguồn trái phiếu Chính phủ và xổ số kiến thiết cho lĩnh vực giáo dục đào tạo so tổng chi NSNN cho lĩnh vực này có xu hướng giảm dần. Đặc biệt, nhu cầu bố trí đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục đào tạo từ nguồn xổ số kiến thiết ở các tỉnh phía Nam giảm mạnh do đã được đầu tư nhiều năm qua. Việc bố trí chi thường xuyên lĩnh vực giáo dục đào tạo các năm vừa qua và trong các năm tiếp theo để đảm bảo tỷ lệ 20% tổng chi NSNN là hết sức khó khăn.

Với lý giải của Bộ Tài chính nguồn lực nêu trên đã cơ bản đảm bảo kinh phí cho hoạt động thường xuyên và tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở giáo dục, đào tạo ở từng cấp để từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy và để thực hiện các nhiệm vụ lớn của ngành Giáo dục.

Thực tế cho thấy, bên cạnh nguồn lực đầu tư trực tiếp cho giáo dục và đào tạo theo cơ cấu NSNN, lĩnh vực giáo dục đại học còn được phân bổ thêm nguồn chi NSNN dành cho khoa học và công nghệ để tăng cường cơ sở vật chất các cơ sở nghiên cứu khoa học, phòng thí nghiệm trọng điểm, triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học.

NSNN cũng đã từng bước giảm bớt gánh nặng đối với chi cho giáo dục đại học. Thực hiện Nghị quyết 77 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017, nhiều trường đại học đã cam kết tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư; tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện về nhiệm vụ đào tạo, về nghiên cứu khoa học và tổ chức bộ máy nhân sự, về tài chính.

Khi thực hiện cơ chế này, một số trường đại học công lập đã được quyền chủ động sáng tạo trong việc nắm bắt nhu cầu và khả năng xã hội để mở ngành đào tạo, liên kết đào tạo, đổi mới toàn diện chương trình và phương pháp giảng dạy; và đặc biệt các trường đại học được xác định lại mức thu học phí cụ thể đối với từng ngành, nghề, chương trình đào tạo của trường theo nhu cầu người học và chất lượng đào tạo sẽ tạo điều kiện cho các trường có thêm nguồn lực tài chính để nâng cao chất lượng đào tạo, chủ động thu hút và tuyển chọn nhân tài gắn với cơ chế tiền lương linh hoạt...

Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đổi mới cơ chế hoạt động đối với 10 trường đại học gồm: Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Hà Nội, Trường ĐH Tài chính Marketing, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Ngoại Thương, Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường ĐH Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh.

Hoàng Minh

Chiều 27/7, thảo luận về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng cần tăng đầu tư cho y tế, văn hóa, giáo dục và xem lại việc phân bổ cho một số dự án chưa thực sự cần thiết. Đơn cử như chuyển từ vốn vay sang vốn cấp phát cho Tổng công ty Đầu tư đường cao tốc, đầu tư xây dựng đường nối giữa 2 ngôi chùa, cải tạo công sở, chỉnh trang đô thị vùng chưa cấp thiết...

Trong khi đó, tỷ lệ đầu tư giáo dục rất thấp trong tổng số vốn kế hoạch ngân sách Trung ương đầu tư giai đoạn 2021-2025, chỉ chiếm 3,8%. "Nghị quyết Đại hội Đảng XIII khẳng định vấn đề phát triển con người là một trong ba khâu đột phá chiến lược, thế nhưng chúng ta đầu tư 3,8% cho giáo dục đào tạo thì làm sao thỏa đáng?", ông Cường băn khoăn.

Ông Cường dẫn chứng công bố của một tổ chức nghiên cứu, đầu tư cho giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay rất thấp, không chỉ so với các nước trong khu vực mà cả thế giới. Trong khi Việt Nam đầu tư khoảng 0,33% GDP cho giáo dục đại học thì những nước ở trong khu vực có mức đầu tư thấp như Indonesia cũng chi ngân sách gấp đôi [khoảng 0,57%], Trung Quốc gấp 3 lần [0,87%], Australia gấp 5 lần [1,5% GDP]; Phần Lan gấp 6 lần là 1,89%.

Theo đại biểu Hà Nội, người dân Việt Nam có thể thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu ở, nhưng vẫn dành toàn bộ số tiền mình có để đầu tư giáo dục cho con. Giáo dục Việt Nam dù có mức đầu tư khiêm tốn, hiệu quả lại đang được đánh giá cao nhất. "Nếu chúng ta không dành phần đầu tư thỏa đáng cho giáo dục thì có lẽ đi ngược lại so với mong muốn, mong đợi của người dân", ông Cường nhấn mạnh.

Quảng cáo

Đại biểu Hoàng Văn Cường phát biểu tại nghị trường. Ảnh: Giang Huy

Chung ý kiến, đại biểu Nguyễn Trường Giang [Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật] đánh giá mức dự kiến chi cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề 3,8% là quá thấp. "Dù đây chỉ là chi theo Luật Đầu tư công, nhưng Luật Giáo dục 2019 quy định ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo ít nhất là 20% tổng chi ngân sách nhà nước", ông Giang nhấn mạnh.

Đại biểu Dương Minh Ánh phân tích, Đảng luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Thủ tướng Phạm Minh Chính trong buổi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây khẳng định "nguồn lực con người là quan trọng nhất, mang tính quyết định với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Để có nguồn lực con người thì ngoài truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc có vai trò vô cùng quan trọng của giáo dục".

Tuy nhiên, dự kiến phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 ở mục Phụ lục 3, nguồn kinh phí cho lĩnh vực giáo dục và giáo dục nghề nghiệp khoảng 22.970 tỷ đồng, chiếm 2,52% nguồn vốn ngân sách trung ương. "Như vậy cho thấy nguồn lực chưa cân đối và chưa đảm bảo được mục tiêu phát triển giáo dục", bà Ánh nói.

Quảng cáo

Đại biểu Dương Minh Ánh phát biểu tại nghị trường chiều 27/7. Ảnh: Giang Huy

Đối với đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung đề nghị dành nguồn đầu tư công thỏa đáng. Khi được đầu tư, cải thiện điều kiện dạy và học, các cơ sở đào tạo sẽ chuẩn bị nguồn nhân lực và lực lượng sản xuất trong xu thế phát triển mới, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia. Điều này đảm bảo đất nước thích ứng và phục hồi nhanh nhất nền kinh tế sau đại dịch, tận dụng thời cơ dân số vàng.

"Việc đầu tư cho các lực lượng lao động có chất lượng cao góp phần quan trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, góp phần quan trọng trong việc thoát nghèo bền vững", bà nói.

Còn đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ thì đánh giá giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn được ưu tiên trong các kế hoạch đầu tư công trung hạn. Tuy nhiên, tỷ lệ chi ngân sách cho các lĩnh vực trên thời gian qua chưa bao giờ đạt được mục tiêu đề ra.

"Hy vọng rằng Quốc hội trong nhiệm kỳ mới sẽ có sự giám sát chặt chẽ hơn vấn đề phân bổ ngân sách cho các lĩnh vực quan trọng này để hàng năm không còn tình trạng báo cáo tỷ lệ không đạt kế hoạch đề ra", bà nói.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết theo báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, tổng số vốn ngân sách Nhà nước dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2021-2025 là 2,87 triệu tỷ đồng. Trong đó 1,5 triệu tỷ đồng vốn ngân sách trung ương và 1,37 triệu tỷ đồng vốn ngân sách địa phương.

Trong phương án phân bổ, tổng số vốn ngân sách trung ương dự kiến bố trí cho 13 ngành, lĩnh vực. Trong đó, vốn tập trung cao nhất cho các hoạt động kinh tế với 74,1% tổng số vốn kế hoạch; tiếp đến là lĩnh vực quốc phòng chiếm 7,7%; giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp chiếm 3,8%; y tế, dân số và gia đình chiếm 3,2%; khoa học và công nghệ chiếm 1,8%.

Video liên quan

Chủ Đề