Hay giải thích vì sao phải rửa tay trước và sau khi làm bài thực hành quan sát các loại nấm

Bộ Y tế khuyến cáo, những vị trí có tiếp xúc thường xuyên như: tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, công tắc điện, bàn phím máy tính, điều khiển từ xa, điện thoại dùng chung cần được khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày.

Bộ Y tế khuyến cáo, những vị trí có tiếp xúc thường xuyên như: tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, công tắc điện, bàn phím máy tính, điều khiển từ xa, điện thoại dùng chung cần được khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày. Dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp với tốc độ lây nhiễm cao trong cộng đồng, đồng thời cũng là nguy cơ cao đối với an toàn và sức khỏe của người lao động tại nơi làm việc. Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rút rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh. Ngoài các biện pháp vệ sinh cá nhân thì vệ sinh, khử khuẩn môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng trọng việc giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh tại nơi làm việc.

Khử khuẩn ít nhất 2 lần/ngày các vị trí hay tiếp xúc

Bộ Y tế khuyến cáo: Đối với nơi làm việc, khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày đối với  nền nhà, tường, bàn ghế, đồ vật, bề mặt có nguy cơ tiếp xúc và khu vệ sinh. Các vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, công tắc điện, bàn phím máy tính, điều khiển từ xa, điện thoại dùng chung cần được khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày. Tắt các thiết bị điện tử, công tắc đèn trước khi khử khuẩn. Đối với các bề mặt bẩn phải được làm sạch bằng xà phòng và nước trước khi khử khuẩn. Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa. Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như chai xịt tẩy rửa đa năng dùng sẵn hoặc pha dung dịch tẩy rửa bồn cầu gia dụng [chứa khoảng 5% sodium hypochlorite] theo tỷ lệ 10ml dung dịch tẩy rửa với 1 lít nước để thành dung dịch có khả năng diệt vi rút, hoặc dung dịch chứa 0,05% Clo hoạt tính sau khi pha để lau các bề mặt.

Lưu ý chỉ pha lượng đủ dùng trong ngày, không để dung dịch đã pha sang ngày hôm sau vì hàm lượng Clo hoạt tính trong dung dịch không còn đủ để khử khuẩn.

Đối với các bề mặt, vật dụng không chịu nước như điều khiển điều hòa, ti vi, công tắc đèn, máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử dùng chung khác..., nên sử dụng dung dịch chứa ít nhất 60% cồn để khử khuẩn bằng cách dùng khăn sạch nhúng vào cồn và lau bề mặt, để khô tự nhiên không rửa lại với nước. Lưu ý tắt các  thiết bị điện tử, công tắc đèn trước khi khử khuẩn. Người làm vệ sinh cần sử dụng găng tay cao su, đeo khẩu trang khi thực hiện vệ sinh, khử khuẩn môi trường nơi làm việc.

Tăng cường lưu thông khí, hạn chế dùng điều hòa

Cần tăng cường thông khí tại các khu vực, vị trí làm việc, trên phương tiện giao thông vận chuyển người lao động bằng cách tăng thông gió hoặc mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt hoặc các giải pháp phù hợp khác. Hạn chế sử dụng điều hòa. Bố trí đủ thùng đựng rác có nắp đậy, đặt ở vị trí thuận tiện tại nơi làm việc để người lao động có thể bỏ khẩu trang, khăn giấy đã sử dụng, rác vào các thùng, đảm bảo vệ sinh nơi làm việc. Rác thải phải được thu gom và được xử lý hằng ngày theo đúng quy định.

Mỗi người lao động cần nâng cao ý thức, cùng tham gia và thực hiện tốt các quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại nơi làm việc để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Admin

Giữ tay sạch sẽ là một trong những bước quan trọng nhất mà chúng ta có thể chủ động thực hiện để tránh nhiều bệnh lây truyền và hạn chế lây nhiễm vi trùng cho người khác. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc vì sao phải rửa tay và lý giải khoa học nào cho việc rửa tay để phòng dịch bệnh?

Phân từ người hoặc động vật là nguồn vi trùng chủ yếu của Salmonella, E. coli O157 và norovirus gây bệnh tiêu chảy và nó có thể lây lan một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như adenovirus và bệnh tay chân miệng.

Những loại vi trùng này có thể dính vào tay sau khi bạn sử dụng nhà vệ sinh hoặc thay tã, thậm chí sau khi bạn chế biến các loại thịt sống trong khi các loại thịt sống này đã bị nhiễm phân động vật. Một gram phân người có trọng lượng bằng một cái kẹp giấy có thể chứa một nghìn tỷ vi trùng.

Vi trùng cũng có thể dính vào tay nếu bạn chạm vào bất kỳ đồ vật nào có vi trùng trên đó khi các đồ vật này bị nhiễm vi trùng do ai đó ho hoặc hắt hơi hoặc chạm vào các đồ vật này. Khi những vi trùng này bị dính vào tay và bạn không được rửa sạch, chúng có thể truyền từ người này sang người khác và khiến chính bạn và người đó bị bệnh.

Vi trùng xâm nhập có thể truyền từ người này sang người khác

Rửa tay bằng xà phòng để loại bỏ vi trùng có thể gây bệnh ra khỏi tay. Điều này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng vì:

  • Mọi người thường có thói quen đưa tay lên chạm vào mắt, mũi và miệng mà không hề nhận thức được việc này. Vi trùng có thể xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi và miệng và khiến chúng ta bị bệnh.
  • Vi trùng từ tay chưa được rửa sạch có thể xâm nhập vào thực phẩm và đồ uống trong khi mọi người đang chế biến hoặc ăn. Vi trùng có thể sinh sôi nảy nở mạnh mẽ trong một số loại thực phẩm hoặc đồ uống hoặc trong những điều kiện nhất định và làm cho cơ thể bị bệnh.
  • Vi trùng từ bàn tay chưa được rửa sạch có thể truyền vi trùng từ tay sang các vật thể khác, như khi bạn nắm tay vịn, chạm sờ hoặc nắm vào mặt bàn hoặc đồ chơi, sau đó chuyển sang tay người khác.

Do đó diệt virus, vi khuẩn và các tác nhân khác bằng cách rửa sạch tay với xà bông sẽ giúp ngăn ngừa tiêu chảy, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và thậm chí có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng da và mắt.

Hướng dẫn mọi người về rửa tay giúp chính bản thân họ và cộng đồng xung quanh khỏe mạnh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi người dân được hướng dẫn rửa tay sẽ:

  • Giảm 23-40% số ca mắc bệnh tiêu chảy xuống
  • Giảm 58% ca mắc bệnh tiêu chảy ở những người có hệ miễn dịch yếu
  • Giảm 16-21% ca mắc bệnh về đường hô hấp, như cảm lạnh
  • Giảm 29-57% số học sinh nghỉ học do mắc bệnh đường tiêu hóa

Rửa tay thường xuyên ngăn chặn trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi

Khoảng 1,8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết mỗi năm do bệnh tiêu chảy và viêm phổi, đây là hai kẻ giết trẻ em hàng đầu trên toàn thế giới. Rửa tay bằng xà phòng có thể bảo vệ khoảng 1/3 trẻ nhỏ bị bệnh tiêu chảy và gần 1/5 trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi.

Mặc dù mọi người trên khắp thế giới thường chỉ rửa sạch tay bằng nước, nhưng lại rất ít người sử dụng xà phòng để rửa tay. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng việc rửa tay bằng xà phòng giúp loại bỏ vi trùng hiệu quả hơn nhiều.

Giáo dục rửa tay và được rửa tay với xà phòng tại trường học sẽ giúp cải thiện tình trạng học sinh nghỉ học. Ước tính tỷ lệ rửa tay toàn cầu sau khi sử dụng nhà vệ sinh chỉ là 19%.

Phòng bệnh bằng cách làm giảm lượng thuốc kháng sinh mà một người cần sử dụng khi bị mắc bệnh và giảm tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Rửa tay có thể ngăn ngừa khoảng 30% các bệnh liên quan đến tiêu chảy và khoảng 20% ​​các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp [ví dụ cảm lạnh], mặc dù các bệnh này không cần thuốc kháng sinh để điều trị nhưng trên thực tế, người dân có thể tự mua thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh lý này.

Vì vậy, khi giảm số lượng các bệnh nhiễm trùng này bằng cách rửa tay bằng xà bông thường xuyên và đúng thời điểm sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh. Rửa tay cũng có thể giúp phòng tránh nhiễm các vi khuẩn đã kháng thuốc kháng sinh.


Bạn có thể giúp bản thân và những người thân yêu phòng tránh bệnh tật bằng cách rửa tay thường xuyên với xà bông, đặc biệt là trong những thời điểm quan trọng dưới đây, khi bạn có khả năng nhiễm vi trùng và dễ dàng lây truyền vi trùng cho người khác:

  • Trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn
  • Trước khi ăn

Rửa tay trước khi ăn tránh khả năng nhiễm vi trùng

  • Trước và sau khi chăm sóc người ở nhà bị bệnh có triệu chứng nôn mửa hoặc tiêu chảy
  • Trước và sau khi điều trị vết cắt hoặc vết thương
  • Sau khi đi vệ sinh
  • Sau khi thay tã cho trẻ hoặc dọn dẹp nhà vệ sinh
  • Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi
  • Sau khi chạm vào động vật, thức ăn gia súc hoặc chất thải động vật
  • Sau khi xử lý thức ăn của vật nuôi
  • Sau khi chạm vào rác

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Bài viết tham khảo nguồn: cdc.gov, mayoclinic.org

Xà phòng tiêu diệt virus gây bệnh COVID-19 bằng cách nào?

Có nên sử dụng các thuốc sát trùng họng miệng tại chỗ để phòng ngừa nhiễm bệnh COVID-19?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề