Hàng hóa bị hỏng hạch toán như thế nào năm 2024

như thế nào? Câu hỏi này là thắc mắc của không ít người. Và để giúp người đọc dễ dàng giải quyết được vấn đề nan giải này, thì các bạn hãy xem ngay hướng dẫn hạch toán hàng hóa bị hết hạn, bị hỏng dưới đây của Vận Tải Thái Hùng!

Cách xử lý hàng hóa bị hỏng hết hạn sử dụng

Theo nội dung Thông tư 228/2009/TT-BTC ban hành ngày 7/12/2009 có quy định về cách xử lý hàng hóa bị hỏng, hết hạn sử dụng như sau:

– Hàng hóa bị tồn đọng do hết hạn sử dụng, biến chất, do dịch bệnh, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng như: Thực phẩm, dược phẩm, vật nuôi, con giống, vật tư y tế, vật tư hàng hóa khác yêu cầu hủy bỏ thì sẽ tiến hành xử lý như sau:

+ Doanh nghiệp sẽ tiến hành lập Hội đồng xử lý tài sản để thẩm định lại toàn bộ những hàng hóa bị hủy bỏ. Xây dựng biên bản thẩm định có ghi đầy đủ các thông tin tên, số lượng, giá trị hàng hóa, nguyên nhân hủy bỏ, giá trị thu hồi được khi bán thanh lý và giá trị thiệt hại thực tế.

Hàng hóa bị hỏng hạch toán như thế nào năm 2024

Cách xử lý hàng hóa bị hỏng hết hạn sử dụng

+ Mức độ tổn thất thực tế với từng loại hàng hóa tồn đọng không thu hồi được sẽ là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán sau khi trừ giá trị thu hồi nhờ thanh lý (bán thanh lý, người gây hại đền bù,….).

– Thẩm quyền xử lý: Bộ phận chịu trách nhiệm xử lý là Hội đồng quản trị (doanh nghiệp đang có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc nếu doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên; chủ doanh nghiệp. Những bộ phận này sẽ căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, cùng những bằng chứng liên quan tới hàng hóa bị hỏng, hết hạn dùng để quyết định xử lý hủy bỏ. Ra quyết định xử lý trách nhiệm của những bên có liên quan tới vật tư, hàng hóa bị hỏng, hết hạn đó. Cuối cùng sẽ phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước chủ sở hữu và pháp luật.

Xem thêm:

  • Cách đóng thùng quần áo tiện lợi – tiết kiệm khi vận chuyển
  • Cách đóng gói đồ gốm sứ an toàn khi vận chuyển

Hướng dẫn đưa hàng hóa bị hỏng hết hạn sử dụng vào trong chi phí hợp lý

Theo nội dung khoản 1 điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC

“Điều 14: Nguyên tắc khấu trừ VAT đầu vào

1. Thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào của các loại hàng hóa phục vụ cho sản xuất, kinh doanh chịu thuế GTGT sẽ được khấu trừ toàn bộ, trong đó có cả VAT đầu vào không được bồi thường của những loại hàng hóa chịu VAT bị tổn thất.

Gồm các trường hợp là: Do thiên tai, hỏa hoạn, không được bảo hiểm bồi thường, hàng hóa bị hỏng, hết hạn sử dụng phải tiêu hủy. Lúc này, các cơ sở kinh doanh phải có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh những trường hợp tổn thất không được bồi thường để làm cơ sở miễn trừ thuế.”

Do đó, nếu hàng hóa bị hư hỏng, hết hạn sử dụng không được bồi thường, cung cấp đủ hồ sơ liên quan thì sẽ được khấu trừ VAT.

Hàng hóa bị hỏng hạch toán như thế nào năm 2024

Hướng dẫn đưa hàng hóa hết hạn sử dụng, bị hư hỏng vào khoản chi phí hợp lý

Thủ tục cần để đưa hàng hóa bị hỏng hết hạn sử dụng vào trong chi phí hợp lý

Theo nội dung Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC có quy định hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng, hết hạn sử dụng sẽ đưa vào chi phí như sau:

– Biên bản kiểm kê tổng giá trị hàng hóa bị hư hỏng, bị hết hạn sử dụng do doanh nghiệp lập. Trong đó biên bản này cần ghi rõ các nội dung:

+ Tên hàng hóa, số lượng cụ thể, chủng loại hàng hóa đang bị hư hỏng, hết hạn sử dụng.

+ Giá trị hàng hóa và nguyên nhân bị hư hỏng

+ Giá trị hàng hóa rất có thể sẽ thu hồi được thông qua việc thanh lý

+ Bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng trong đó cần có xác nhận của đại diện hợp pháp doanh nghiệp:

– Hồ sơ bồi thường thiệt hại từ cơ quan bảo hiểm (Nếu có)

– Hồ sơ quy định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức sẽ phải bồi thường (Nếu có).

Toàn bộ những hồ sơ, biên bản liên quan tới hạch toán hàng hóa bị hỏng hết hạn sử dụng đều được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi được yêu cầu. Nếu hồ sơ kiểm tra cung cấp đầy đủ thông tin cần thì chi phí đối với số hàng hóa bị hư hỏng, hết hạn sử dụng này sẽ được tính là khoản chi phí hợp lý trong công thức tính thuế TNDN.

Cách hạch toán hàng hóa bị hỏng hết hạn sử dụng

Để hạch toán chính xác, chúng ta sẽ căn cứ vào Điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC về lập dự phòng giảm giá với hàng hóa tồn kho như sau:

  • Nợ TK 632: Giá vốn của hàng hóa bán
  • Có TK 229(4): Dự phòng tổn thất tài sản

Xử lý hàng hóa bị hỏng, hết hạn sử dụng trong bảng kế toán:

  • Nợ TK 229(4): Dự phòng tổn thất tài sản (giá trị hàng hóa tổn thất = dự phòng)
  • Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (giá trị tổn thất > dự phòng)
  • Có các TK 152, 153, 155, 156: Những hàng hóa bị hư hỏng, hết hạn dùng

Hàng hóa bị hỏng hạch toán như thế nào năm 2024

Cách hạch toán hàng hóa bị hỏng hết hạn sử dụng

Áp dụng theo hướng dẫn trên là bạn đã hạch toán hàng hóa bị hỏng hết hạn sử dụng chính xác rồi đấy! Ngoài ra, để tránh làm gia tăng tình trạng hàng hóa bị hỏng, hết hạn sử dụng thì doanh nghiệp cũng nên tìm kiếm một đơn vị vận chuyển hàng hóa kinh doanh (dịch vụ vận tải đường biển, dịch vụ gửi hàng đi container, hàng dễ vỡ, máy móc, thiết bị,….) uy tín TOP đầu thị trường như Thái Hùng.

Lựa chọn Thái Hùng hàng hóa sẽ đến tay người tiêu dùng trong thời gian sớm nhất, kéo dài thời gian sử dụng hàng hóa nên doanh nghiệp sẽ hạn chế tối đa các tổn thất về tài chính. Độ an toàn của sản phẩm được đảm bảo tuyệt đối nên sẽ đem lại lợi ích cho cả người bán lẫn người mua.

Trên đây là hướng dẫn cách hạch toán hàng hóa bị hỏng hết hạn sử dụng khá đầy đủ và chi tiết cho mọi người tham khảo. Đặc biệt nếu là kế toán thì càng cần phải biết cách tính này. Hy vọng bài viết sẽ đem lại nhiều kiến thức hữu ích cho các doanh nghiệp rơi vào trường hợp này.