Hàng bị lỗi thì xử lý như thế nào

Khắc phục trường hợp giao hàng thiếu, hàng không đảm bảo? Khắc phục trường hợp giao không phù hợp với hợp đồng? Tư vấn một trường hợp cụ thể?

Việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa giữa bên mua và bên bán thì việc xảy ra lỗi như giao thiếu hàng, hàng không đảm bảo, không phù hợp với hợp đồng là việc không thể tránh khỏi trong giao kết hợp đồng. Để giảm thiểu những lỗi như đã nêu trên thì hàng hóa trong hợp đồng cần được nêu rõ ràng và cụ thể, thời gian giao hàng trong hợp đồng cũng phải được ghi rõ ràng để các bên dựa vào đó mà thực hiện. Vậy đối với các trường hợp giao thiếu hàng, hàng không đảm bảo thì được các bên khắc phụ như thế nào? và việc khác phục này được pháp luật Thương mai nước ta quy định ra sao?

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

-Luật Thương mại 2005.

1. Khắc phục trường hợp giao hàng thiếu, hàng không đảm bảo

1.1. Quyền từ chối nhận hàng trong trường hợp giao hàng thiếu, hàng không đảm bảo chất lượng

Theo như quy định của Luật Thương mại 2005 thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa đúng thời hạn, địa điểm giao hàng và số lượng hàng hóa và chất lượng hàng hóa theo Hợp đồng mua bán hàng hóa đã giao kết…đồng nghĩa việc bên mua có nghĩa vụ nhận hàng nếu bên bán thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trên. Tuy nhiên trong trường hợp bên bán không thực hiện đúng nghĩa vụ giao hàng của mình thì bên mua có quyền từ chối nhận hàng. Cụ thể:

-Bên bán giao hàng hóa không sử dụng với mục đích sử dụng thông thường của hàng hóa cùng chủng loại.

-Bên bán giao hàng hóa không phù hợp với bất cứ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán đáng lẽ ra phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng.

-Không đảm bảo chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hóa mà bên bán đã giao cho bên mua.

-Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hóa đó hoặc không theo cách thức bảo quản thích hợp để bảo quản hàng hóa.

Xem thêm: Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Các đặc điểm và nội dung?

Trong trường hợp bên bán giao hàng hóa kém chất lượng và bên mua phát hiện các bao gạo bị ẩm mốc, không sử dụng được thì bên mua có quyền từ chối nhận lô hàng trên.

1.2. Xử lý sau khi từ chối nhận hàng

Bên bán và bên mua phải buộc bên còn lại thực hiện đúng hợp đồng đã giao kết của hai bên trước đó:

– Trong trường hợp hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể là ngày nào thì nếu bên bán giao thiếu hàng hoặc giao hàng hóa kém chất lượng thì bên bán có quyền giao hàng hóa trong thời hạn còn lại.

– Nếu bên bán thực hiện việc khắc phục mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu các chi phí phát sinh.

– Trong trường hợp trong số lượng gạo được giao chỉ có một phần bị ẩm mốc thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao hàng khác thay thế. Nếu bên bạn không giao được hàng hóa đúng chất lượng thì bên mua có quyền mua hàng hóa của người khác để thay thế và bên giao hàng hóa kém chất lượng phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí phát sinh liên quan nếu có.

1.3. Gia hạn để bên bán thay thế hàng kém chất lượng

Đối với trường hợp buộc thực hiện đúng Hợp đồng bên mua có thể gia hạn thêm một thời gian hợp lý để bên bán giao đúng số gạo với chất lượng như hai bên thỏa thuận trong Hợp đồng. Thời gian hợp lý tùy thuộc vào hai bên thỏa thuận. Ngoài áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên mua có quyền áp dụng chế tài phạt vi phạm nếu hai bên có thỏa thuận trong hợp đồng, mức phạt vi phạm không được quá 8% phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Bên mua cũng có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp việc bên bán giao hàng hóa kém chất lượng gây thiệt hại đến cho bên mua.

1.4. Hủy bỏ hợp đồng

Trong trường hợp bên mua đã gia hạn thực hiện hợp đồng nhưng bên bán nhất quyết vẫn không giao hàng đảm bảo chất lượng, bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng.

Điều 312 Luật Thương mại 2005 quy định bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng nếu để xảy ra hành vi vi phạm mà hai bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng; một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ được quy định trong Hợp đồng. Vi phạm nghĩa vụ cơ bản là vi phạm gây thiệt hại cho bên kia đến mức bên đó không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng; sau khi bên mua hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, tuy nhiên các điều khoản về phạt vi phạm, giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại vẫn có hiệu lực.

Xem thêm: Hợp đồng thương mại là gì? Đặc điểm của hợp đồng thương mại?

2. Khắc phục trường hợp giao không phù hợp với hợp đồng

2.1. các trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng

Căn cứ Điều 39, Luật Thương mại 2005, trong trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì các trường hợp hàng hóa được xem là không phù hợp với hợp đồng bao gồm:

– Hàng hóa không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại.  Chẳng hạn như mục đích sử dụng thông thường của các loại xe khách là để kinh doanh dịch vụ vận tải vận chuyển hành khách;

–  Hàng hóa không phù hợp với bất kỳ mục đích  nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;

– Hàng hóa không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã cho bên mua biết trước đó;

– Hàng hóa  không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.

2.2. Trách nhiệm của hai bên trong trường hợp giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng

Căn cứ Điều 40, Luật Thương mại 2005, nếu hai bên không có thỏa thuận nào khác, trách nhiệm đối với hàng hóa giao không phù hợp với hợp đồng sẽ được xác định như sau:

– Bên bán sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất cứ khiếm khuyết nào của hàng hóa mà bên mua đã biết hoặc phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;

– Trừ trường hợp trên, bên bán phải chịu trách nhiệm đối với bất cứ khiếm khuyết nào của hàng hóa đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, ngay cả khi khiếm khuyết được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro; sau thời điểm chuyển rủi ro, bên bán sẽ chịu trách nhiệm đối với khiếm khuyết của hàng hóa nếu do bên bán vi phạm hợp đồng.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng thương mại quốc tế, mua bán hàng hoá quốc tế mới nhất năm 2022

2.3. Khắc phục trường hợp giao hàng không phù hợp với hợp đồng

Căn cứ Điều 41, Luật Thương mại 2005, trong trường hợp hai bên có thỏa thuận, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng mà không xác định cụ thể thời điểm giao hàng mà bên bán giao hàng trước thời hạn giao hàng, thì bên bán vẫn được khắc phục khiếm khuyết của hàng hóa trong thời gian còn lại.

Trong trường hợp bên bán đã giao hàng đúng thời điểm giao hàng quy định trong hợp đồng, bên bạn có thể áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo quy định của Điều 297, Luật Thương mại 2005 ” trường hợp bên vi phạm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng”. Trong thời hạn thực hiện buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bạn có thể áp dụng thêm chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.

3. Tư vấn một trường hợp cụ thể:

Tóm tắt câu hỏi:

Xin luật sư tư vấn giúp. Tôi mua một số hàng hóa ở sài gòn chuyển ra, chỉ giao dịch qua điện thoại. Tuy nhiên nhân viên bán hàng chuyển hàng không đủ số lượng theo yêu cầu của tôi. Tôi liên hệ yêu cầu chuyển tiếp hàng thì không được đáp ứng. Tôi đã chuyển khoản số tiền hàng cho nhân viên đó. Vậy tôi có thể lấy lại được tiền của mình không? Xin cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự trong quan hệ mua bán hàng hóa.

Điều 24 Luật thương mại năm 2005 quy định về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:

“Điều 24. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa

Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền cho người thân dẫn trẻ em đi máy bay

1. Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.”

Việc bạn giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa qua điện thoại thì hợp đồng này có hiệu lực pháp luật. Bên bán có nghĩa vụ phải giao hàng cho bên mua đúng và đủ số lượng và bên mua có nghĩa vụ phải thanh toán tiền hàng cho bên bán.

Do các bên đã thỏa thuận về số lượng hàng hóa giao kết, theo quy định tại Điều 34 Luật thương mại năm 2015, bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.

Như vậy, việc bên bán giao hàng không đúng số lượng là hành vi vi phạm hợp đồng. Điều 41 Luật thương mại năm 2005 quy định khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng như sau:

“1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng hoá cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hóa trong thời hạn còn lại.

2. Khi bên bán thực hiện việc khắc phục quy định tại khoản 1 Điều này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.”

Như vậy, khi bên bán giao thiếu hàng cho bạn, bạn có quyền yêu cầu họ giao phần hàng còn thiếu, trường hợp họ không thực hiện thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân nơi công ty bán hàng có trụ sở kèm theo các bằng chứng về việc giao kết hợp đồng như: tin nhắn điện thoại, đoạn ghi âm cuộc gọi; hóa đơn nhận hàng,…

Video liên quan

Chủ Đề