Hạch toán hóa đơn phí chuyển tiền ngân hàng

Bởi: Einvoice.vn - 19/06/2020 Lượt xem: 15147 Cỡ chữ

Nếu bạn đang thắc mắc chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng là gì hay khi lập và sử dụng chứng từ dùng cho thu phí dịch vụ ngân hàng cần lưu ý các quy định gì, vậy thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây để cập nhật cho mình những thông tin chi tiết nhất về các quy định liên quan đến việc thu phí dịch vụ ngân hàng mới nhất 2020.

Chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng là gì?

1. Chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng là gì?

Hiện nay, các ngành hàng không, hàng hải hay ngân hàng khi cung cấp dịch vụ đều đã sử dụng chứng từ theo đúng chuẩn thông lệ quốc tế. Chẳng hạn như: vé hàng không in theo tiêu chuẩn Hiệp hội hàng không quốc tế [ATA], chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng được in từ máy tính theo đúng tiêu chuẩn của các ngân hàng quốc tế,... Các chứng từ này hiện đều được khách hàng chấp nhận thanh toán và được coi là cơ sở để các ngành ngân hàng hay hàng không, hàng hải hạch toán doanh thu. Thực tế, trước đây các chứng từ này không được công nhận là hóa đơn nên các ngân hàng, hàng không, hàng hải vẫn phải lập thêm hóa đơn để tiến hành khai thuế. Tuy nhiên, điều này không chỉ gây bất tiện mà còn rất tốn kém thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp. Do đó, Bộ Tài chính hiện đã công nhận các chứng từ thu phí ngân hàng hay các chứng từ vận tải quốc tế khác, được lập theo đúng thông lệ quốc tế, chính là một loại hình hóa đơn, được dùng trực tiếp cho việc kê khai thuế được dễ dàng, nhanh chóng. Như vậy, chứng từ dùng để thu phí dịch vụ ngân hàng chính là các chứng từ thể hiện, ghi nhận các khoản thu của ngân hàng đối với khách hàng có sử dụng dịch vụ thanh toán, chính là giá hoặc phí để thực hiện dịch vụ thanh toán chưa có thuế GTGT.

>> Tham khảo: Hướng dẫn kê khai thuế gtgt.

2. Các loại hình dịch vụ thanh toán ngân hàng sẽ thu phí dịch vụ

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Quyết định số 448/2000/QĐ-NHNN2 do Ngân hàng Nhà nước ban hành, các phí thu dịch vụ ngân hàng sẽ bao gồm các loại hình sau:

  • Phí cung ứng các phương tiện thanh toán như: séc, thẻ ngân hàng, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi và những phương tiện khác nhằm dùng cho việc thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng theo đúng các quy định về chế độ thanh toán hiện hành.
  • Phí dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng bao gồm: Dịch vụ thanh toán cho các khách hàng mở tài khoản ở khác đơn vị ngân hàng [sở giao dịch hay chi nhánh]; chuyển tiền cấp phát kinh phí, điều chuyển vốn; chuyển tiền đến ngân hàng khác; trả lương vào tài khoản; yêu cầu hủy hoặc sử việc chuyển tiền; phí thu hộ hay chi hộ trong nước; hoặc các dịch vụ thanh toán trong nước cho các khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Phí dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng. Cụ thể: phí chuyển tiền ra nước ngoài; nhận tiền từ nước ngoài chuyển đến; thu hộ hay chi hộ với nước ngoài [nhận, xử lý hay gửi các chứng từ đi nước ngoài, nhờ thu và thanh toán kết quả nhờ thu]; phí các dịch vụ thanh toán khác với các nước có ngân hàng được phép thực hiện theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài ra, tại Điều 7 của Quyết định này, Ngân hàng Nhà nước đã quy định các trường hợp không được lập chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng với các trường hợp sau:

  • Trường hợp là các khoản thanh toán trực tiếp giữa khách hàng với ngân hàng, nơi mở tài khoản trả nợ, trả lãi, trả phí dịch vụ, trả tiền mua giấy tờ in hoặc phương tiện thanh toán.
  • Trường hợp là các khoản vay - trả giữa các tổ chức tín dụng khi tham gia vào thị trường liên Ngân hàng.

3. Cách tính thuế và thu thuế GTGT khi tiến hành thu phí dịch vụ ngân hàng

Cách tính thuế và thu thuế GTGT khi tiến hành thu phí dịch vụ ngân hàng?

Khi tiến hành tính thuế hay thu thuế GTGT với các chứng từ dùng trong thu phí dịch vụ ngân hàng thì các ngân hàng cần lưu ý những điều sau:

  • Ngân hàng Nhà nước không được tính thu thuế giá trị gia tăng khi tiến hành thu phí dịch vụ thanh toán.
  • Các tổ chức tín dụng sẽ được tính cộng thuế giá trị gia tăng khi tiến hành thu phí dịch vụ thanh toán theo đúng như quy định của Bộ Tài chính.

4. Quy định đồng tiền và chứng từ được sử dụng thu phí dịch vụ ngân hàng

Quy định đồng tiền được sử dụng thu phí dịch vụ ngân hàng?

4.1. Quy định về đồng tiền

Khi phải sử dụng đến chứng từ dùng để thu phí dịch vụ ngân hàng thì đồng tiền sử dụng khi thanh toán dịch vụ trong nước là Đồng Việt Nam. Còn đối với các dịch vụ thanh toán với nước ngoài thì sẽ được thực hiện bằng ngoại tệ như Đô la Mỹ [USD] hoặc các ngoại tệ khác theo đúng như thỏa thuận với ngân hàng phục vụ mình và phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối. Ngoài ra, các giao dịch thanh toán trong nước cũng được phép sử dụng ngoại tệ hoặc các dịch vụ thanh toán nước ngoài cũng được sử dụng Đồng Việt Nam theo đúng quy định pháp luật.

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.

4.2. Quy định về chứng từ

Hiện nay, chứng từ sử dụng để thu phí dịch vụ thanh toán của Ngân hàng Nhà nước không có các yếu tố về thuế. Còn các chứng từ thu phí dịch vụ thanh toán của tổ chức tín dụng sẽ phải tuân thủ theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về hóa đơn, chứng từ GTGT. Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp đến bạn các quy định liên quan đến chứng từ dùng để thu phí dịch vụ ngân hàng mới nhất 2020.

Mọi thắc mắc về chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng hoặc để được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay:


CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

 

Các tin tức liên quan:

Ngày nay, phí chuyển khoản ngân hàng gắn liền với mọi công ty. Tuy nhỏ nhưng chúng là một phần chi phí hoạt động và cần được hạch toán minh bạch. Nhìn chung, cách hạch toán phí chuyển khoản ngân hàng sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp giao dịch của doanh nghiệp. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn về phí chuyển khoản ngân hàng.

Để hạch toán đúng, kế toán cần nắm rõ 2 loại tài sản sau:

  • Tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp phản ánh những chi phí quản lý chung của doanh nghiệp bao gồm: lương nhân viên, bảo hiểm nhân viên, vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ quản lý doanh nghiệp, thuế,…
  • Tài khoản chi phí tài chính phản ánh các khoản chi phí của hoạt động tài chính bao gồm: chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động tài chính, cho vay và đi vay, góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, giao dịch bán chứng khoán, dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán,…

Nhiều kế toán thường nhầm lẫn tài khoản 635 do ngân hàng tham gia hoạt động tài chính mà chi phí chuyển tiền qua ngân hàng là chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch. Do đó, nếu xuất hóa đơn vào tài khoản 635 sẽ không chính xác, cần hạch toán vào tài khoản 642.

Xem thêm:  Mã OTP là gì? Tìm hiểu chi tiết về mã OTP

Nếu giao dịch chi tiền qua ngân hàng phải chịu thêm phí chuyển khoản, kế toán cần định khoản như sau:

  • Nợ TK 6428 [phí dịch vụ thu tiền, số phí chuyển tiền,…]
  • Nợ TK 133 [thuế GTGT ở phần phí chuyển tiền]
  • Có TK 112 [tổng số tiền]

Nếu giao dịch thu tiền qua ngân hàng phải chịu thêm phí chuyển khoản, kế toán ghi nhận phí chuyển khoản vào tài khoản 6428 như sau:

  • Nợ TK 112 [số tiền thu thực tế sau khi trừ phí chuyển khoản]
  • Nợ TK 6428 [số phí chuyển tiền và phí dịch vụ thu tiền]
  • Nợ TK 133 [thuế GTGT ở phần phí chuyển tiền]
  • Có TK 138, TK 131 [số tiền phải thu qua ngân hàng]

Lưu ý: Phí chuyển khoản là dịch vụ chịu thuế GTGT. Nếu công ty muốn khấu trừ phần thuế này và đưa vào chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp, công ty phải yêu cầu ngân hàng cung cấp hóa đơn phí dịch vụ chuyển tiền.

Do phần phí chuyển tiền tương đối nhỏ nên việc kê khai sẽ mất nhiều thời gian. Vì vậy, một số doanh nghiệp chọn cách ghi nhận toàn bộ chi phí chuyển khoản [bao gồm cả thuế GTGT] vào tài khoản 642 [bỏ qua tài khoản 133] và loại trừ chi phí này khi xác định chi phí hợp lý tính theo thuế TNDN.

Trong trường hợp này, người chi tiền sẽ chịu chi phí. Trong ủy nhiệm chi cần có dòng riêng “phí chuyển tiền”.

Xem thêm:  Top 8 ngân hàng cho vay tiền sinh viên lãi suất thấp nhất 2022

Nếu kế toán lập riêng một “giấy uỷ nhiệm chi nhà cung cấp” thì ngoài chứng từ này, phải ban hành một ủy nhiệm thanh toán khác ghi rõ số tiền phí nộp để hạch toán ở giai đoạn sau.

Lúc này, bên nào nhận tiền bên đó chịu chi phí. Trong hồ sơ nhận tiền gửi cần có dòng riêng “phí chuyển tiền”. Nếu kế toán đã lập chứng từ “nhận tiền gửi của khách hàng” thì lập thêm ủy nhiệm chi khác và ghi rõ số phí chuyển khoản.

Khi công ty chuyển các khoản tiền trong nội bộ như: trả trước chi phí công việc, trả trước chi phí mua hàng, lương ứng,… giữa công ty và người lao động cần thỏa thuận trước ai sẽ chịu phí ngân hàng. Thông thường, công ty sẽ chịu phí.

Phí chuyển tiền ngân hàng sẽ được hạch toán theo quy trình:

– Bước 1: Kế toán thanh toán hoặc kế toán ngân hàng cần chuẩn bị một trong các chứng từ: Ủy nhiệm chi, lệnh chuyển tiền, séc chuyển khoản. Sau khi chuẩn bị xong trình kế toán trưởng hoặc giám đốc duyệt.

– Bước 2: Chuyển ủy nhiệm chi, lệnh chuyển tiền hoặc séc chuyển khoản tới ngân hàng. Ngân hàng sẽ làm thủ tục trích tiền trong tài khoản và chuyển cho người thụ hưởng theo các chứng từ trên.

Xem thêm:  Cách vay tiền đứng nhanh nhất trong ngày từ 3 - 15 triệu

– Bước 3: Sau khi thành công, ngân hàng chuyển tiền sẽ phát hành giấy báo nợ hoặc chứng từ hạch toán. Ngân hàng nhận tiền sẽ phát hành giấy báo Có. Các chứng từ này đều được gửi cho kế toán doanh nghiệp.

– Bước 4: Theo chứng từ trên, kế toán vào sổ tiền gửi ngân hàng và chi phí chuyển khoản được tính vào chi phí hoạt động kinh doanh theo hai bước:

  • Hạch toán chứng từ chuyển tiền, khai báo các thông tin trên chứng từ bao gồm số tài khoản chi và số tài khoản nhận
  • Hạch toán phí chuyển tiền, khai báo các thông tin trên chứng từ chi tiền bao gồm phương thức thanh toán và tài khoản chịu phí chuyển tiền

Mong rằng bài viết trên của VpbankSme đã giúp bạn hiểu rõ phí ngân hàng hạch toán vào tài khoản nào cũng như giúp hạn chế khó khăn cho những lần hạch toán sau.

>>>Xem thêm: Định nghĩa hệ số bảo toàn vốn & Các tiêu chí giám sát

Video liên quan

Chủ Đề