Giáo dục giá trị là gì

Sự biến đổi của xã hội và tính cần thiết của giáo dục giá trị

Trong bối cảnh sắp bước vào thiên niên kỉ mới Nhật Bản và thế giới hiện tại đang đối diện với sự chuyển đổi lớn có tính lịch sử kể từ sau cách mạng công nghiệp. Sự đối ứng với sự biến đổi mau lẹ của xã hội như vậy không phải chỉ bằng cải cách các chế độ hay cơ cấu mắt thường nhìn thấy mà cần phải thay đổi toàn thể cơ cấu xã hội bao gồm các giá trị, quy phạm, văn hóa đứng sau chúng mối đạt được hiệu quả.

Trong xã hội toàn cầu của thế kỉ 21 mà trẻ em sinh sống, nơi diễn ra xu hướng chuyển từ tăng trưởng sang trưởng thành, từ trung ương tập quyền sang địa phương phân quyền, từ mô hình thống chế, kiểm soát, quản lý, bảo hộ sang mô hình tự do, tự chủ, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm, từu cạnh tranh sang cùng sinh tồn, cùng sáng tạo, từ già hóa sang thích nghi với già hóa, từ chủ nghĩa lấy quốc gia dân tộc mình làm trung tâm sang chủ nghĩa tương đối văn hóa, chủ nghĩa đa nguyên dân tộc, từ mô hình lãng phí tài nguyên-năng lượng sang mô hình thích hợp, bảo vệ môi trường và tái chế, từ mô hình xã hội lấy trung tâm là nam giới và thế hệ người lao động sang mô hình xã hội già trẻ, nam nữ đều tham gia, cần đến cấu trúc hệ thống kinh tế-xã hội năng động và lối sống cá nhận dựa trên các giá trị mới.

Vị trí của học tập giá trị trong môn Xã hội

Như Taba.H đã chỉ ra, nguồn gốc động cơ của hành vi văn hóa và con người là tình cảm và giá trị cho nên nếu như không có giá trị với tư cách là tiêu chuẩn quyết định hành vi của bản thân và phê phán hành vi của người khác thì con người không thể nào có được tầm nhìn với tư cách là công dân có trách nhiệm và có cuộc sống dân chủ. Với ý nghĩa như vậy, trong môn Xã hội, môn học nhắm tới việc thúc đẩy sự tự lập của trẻ em, tăng cường tính tính cực và chủ thể của chúng khi tham gia vào xã hội, học tập về cảm xúc và giá trị là không thể thiếu và là lĩnh vực học tập vô cùng quan trọng không thể tránh né.

Khi đứng trên lập trường như vậy, môn Xã hội ở Mĩ-với chương trình đại diện cho môn Xã hội mới đã phân tích:

[1] nguồn gốc của hành vi văn hóa, hành vi xã hội của con người là tình cảm và giá trị. Một khi khi không đề cập đến chúng thì không thể nào lý giải được con người và xã hội một cách sâu sắc.

[2] Tuy nhiên, những giá trị này được con người vốn được giáo dục trong bối cảnh gia tầng xã hội, khuynh hướng tôn giáo nhất định, bối cảnh xã hội quốc gia nhất định thu nhận một cách vô ý thức trong quá trình xã hội hóa cho nên chúng được phổ biến hóa với tư cách là tiêu chuẩn nhằm nội tâm hóa tất cả các hành vi. Do đó xã hội hóa vô ý thức càng diễn ra suôn sẻ thì càng dẫn tới hành vi bài trừ các giá trị khác biệt.

[3] Do vậy, chúng ta cần phải phát triển năng lực truyền đạt ý chí vượt qua chướng ngại khác biệt, năng lực tiếp nhận cái khác biệt, năng lực sử dụng tiêu chuẩn toàn thế giới khi đánh giá và giải thích tình huống con người nhằm đọc hiểu đúng đắn ý đồ, mục đích, nguyện vọng con người tồn tại trong các hành động xã hội đa dạng và hình thành giá trị xã hội lành mạnh.

[4] Thêm nữa, việc lý giải tình cảm và giá trị không chỉ dừng lại ở việt thuyết minh, giải thích bằng lời nói mà cần phải đưa bản thân học sinh vào bên trong các vấn đề của cuộc sống của người khác, đứng trên lập trường của họ, để hiểu được một cách đồng cảm giá trị và cảm xúc của họ. Nếu như không có sự cảm thụ xã hội phong phú này thì việc học tập sẽ trở nên quá đơn giản.

Chương trình cũng chỉ ra ba phương pháp triển khai học tập trong thực tế với tư cách là nguyên tắc và là sự cụ thể hóa:

[1] Tìm kiếm cảm xúc

[2] phân tích giá trị

[3] Giải quyết vấn đề giữa các cá nhân.

Sự triển khai cụ thể học tập phân tích giá trị

Phần đông học sinh và bao gồm cả chúng ta trong cuộc sống hàng ngày phần nhiều có những hành động thiếu tính nhất quán và không hề có sự tự giác, suy nghĩ sâu sắc về niềm tin và giá trị mà người khác và bản thân nắm giữ.

Vì vậy, hành động này, tuân theo mô hình dưới đây sẽ được tiến hành phân tích để tìm ra giá trị đằng sau các hiện tượng, sự thật cụ thể.

[1] nhân vật chính đã làm gì trong câu chuyện.

[2] bạn nghĩ sao về ý do anh ta làm như vậy?

[3] Đối với anh ta thì lý do mà bạn tìm ra thể hiện sự quan trọng như thế nào?

[4] Nếu như bạn ở cùng vào trong hoàn cảnh đó thì bạn làm thế nào? Tại sao lại làm như vậy?

[5] Hành động này thể hiện điều gì mà bạn cho là quan trọng?

[6] Khi nó trở nên quan trọng với tất cả mọi người thì bạn sẽ phân loại và tìm ra điểm khác biệt nào?

Ý nghĩa và vấn đề đặt ra đối với giáo dục giá trị

Nói tóm lại ở đây, chúng ta trông đợi ở việc trước một hành động của một tập đoàn hay cá nhân nào đó hoc sinh sẽ biết làm rõ xem tai sao họ lại có hành động đó, nó sinh ra dưới hình thức nào, thiết lập giả thuyết và suy luận về động cơ, mục đích của họ và chú ý đến quy phạm và giá trị đứng đằng sau những hành động đó.

Bên cạnh đó, bằng việc cho học sinh tưởng tượng mình ở trong hoàn cảnh tương tự và tham chiếu giá trị của bản thân với giá trị của người khác sẽ phát triển được tính hợp lý và giá trị cao hơn. Trong môn Xã hội như vậy thì cùng với học tập khám phá, giải quyết các vấn đề của con người, sự tự lập của cá nhân cùng hành vi sáng tạo được coi là một bộ phận của quá trình giáo dục hành vi xã hội, vì vậy vai trò, ý nghĩa của học tập giá trị trong giáo dục phẩm chất công dân được thể hiện rất rõ và lô-gic.

Trong lý luận và thực tiễn của giáo dục môn Xã hội nước ta khi luận về ý nghĩa lô-gic trong tầm quan trọng của học tập giá trị như trên thì khó có thẻ nói phương pháp triển khai học tập đã được cụ thể hóa đầy đủ. Việc phát triển và làm phong phú thêm giáo dục giá trị chắc chắn đang trở thành một vấn đề không thể thiếu của giáo dục môn Xã hội.

Nguyễn Quốc Vương dịch từ Từ điển giáo dục môn Xã hội [Gyosei, 2000]

Video liên quan

Chủ Đề