Giải bài tập hóa 11 bài 24 trang 107

Một hợp chất hữu cơ Y khi đốt cháy thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau; đồng thời lượng oxi cần dùng bằng 4 lần số mol của Y. Tìm CTPT của Y biết trong Y chỉ có 1 nguyên tử oxi.

Hướng dẫn:

\(\begin{array}{l} {n_{C{O_2}}} = {n_{{H_2}O}} \Rightarrow CTPT:{C_x}{H_{2x}}O\\ {C_x}{H_{2x}}O + \left( {\frac{{3x - 1}}{2}} \right){O_2} \to xC{O_2} + x{H_2}O\\ {n_{{O_2}}} = 4{n_Y} \Rightarrow \frac{{3x - 1}}{2} = 4 \Rightarrow x = 3\\ CTPT:{C_3}{H_6}O \end{array}\)

Bài 2:

Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ chứa C, H, Cl sinh ra 0,22g CO2 và 0,09g H2O. Khi xác định clo trong lượng chất đó bằng dd AgNO3, người ta thu được 1,435 g AgCl. Xác định CTPT của hợp chất hữu cơ nói trên biết tỉ khối hơi của nó so với hydro bằng 42,5

Hướng dẫn:

\(\begin{array}{l} {n_{C{O_2}}} = 0,005{\rm{ }}mol;{n_{{H_2}O}} = 0,005{\rm{ }}mol;{n_{Cl}} = {n_{AgCl}} = 0,01{\rm{ }}mol\\ \Rightarrow {n_C} = 0,005{\rm{ }}mol;{n_H} = 2.0,005 = 0,01{\rm{ }}mol\\ C:H:Cl = {n_C}:{n_H}:{n_{Cl}} = 0,005:0,01:0,01 = 1:2:2\\ CTPT:{(C{H_2}C{l_2})_n}\\ {d_{HC/{H_2}}} = 42,5 \Rightarrow {M_A} = 42,5.2 = 85\\ \Rightarrow 85n = 85 \Leftrightarrow n = 1 \Rightarrow CTPT:{\rm{ C}}{{\rm{H}}_2}C{l_2} \end{array}\)

Bài 3:

Đốt cháy hoàn toàn 18g chất hữu cơ A cần vừa đủ 16,8 lít O2 thu được CO2 và hơi nước có tỷ lệ thể tích = 3: 2. Xác định CTPT của A, biết số nguyên tử oxi trong A không vượt quá 2?

Hướng dẫn:

\(\begin{array}{l} {n_{{O_2}}} = 0,75mol\\ \left\{ \begin{array}{l} C{O_2}(a{\rm{ }}mol)\\ {H_2}O{\rm{ }}(b{\rm{ }}mol) \end{array} \right.\\ \frac{a}{b} = \frac{3}{2} \Leftrightarrow 2a - 3b = 0{\rm{ }}(1)\\ {m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} = {m_A} + {m_{{O_2}}}\\ \Leftrightarrow 44a + 18b = 18 + 0,75.32 = 42{\rm{ }}(2)\\ \left\{ \begin{array}{l} a = 0,75{\rm{ }}mol\\ b = 0,5{\rm{ }}mol \end{array} \right. \end{array}\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow {n_C} = {n_{C{O_2}}} = 0,75mol;{\rm{ }}{{\rm{n}}_H} = 2{n_{{H_2}O}} = 2.0,5 = 1{\rm{ }}mol\\ {n_{O(A)}} = ({n_{O(C{O_2})}} + {n_O}_{({H_2}O)}) - {n_{O({O_2})}}\\ \Rightarrow {n_{O(A)}} = (2.{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}}) - 2{n_{{O_2}}}\\ \Leftrightarrow {n_{O(A)}} = 0,5{\rm{ }}mol\\ C{\rm{ }}:{\rm{ }}H{\rm{ }}:{\rm{ }}O{\rm{ }} = {\rm{ }}{n_C}:{\rm{ }}{n_H}:{\rm{ }}{n_O} = {\rm{ }}0,75{\rm{ }}:{\rm{ }}1{\rm{ }}:{\rm{ }}0,5{\rm{ }} = {\rm{ }}1,5{\rm{ }}:{\rm{ }}2{\rm{ }}:{\rm{ }}1 = {\rm{ }}3{\rm{ }}:{\rm{ }}4{\rm{ }}:{\rm{ }}2\\ \Rightarrow CTPT:{\rm{ }}{\left( {{C_3}{H_4}{O_2}} \right)_n} \end{array}\)

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 24: Luyện tập: Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Luyện tập: Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo lớp 11.

Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 24: Luyện tập: Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo

Câu hỏi và bài tập ( trang 107, 108 SGK Hóa học 11)

Bài 1 trang 107 SGK Hóa học 11: Chất nào sau đây là hiđrocacbon? Là dẫn xuất của hiđrocacbon?

  1. CH2O ; b)C2H5Br; c) CH2O2 ; d) C6H5Br; e) C6H6 ; g) CH3COOH.

Phương pháp giải :

Ghi nhớ: hidrocacbon là hợp chất chỉ chứa 2 nguyên tố là C và H

Dẫn xuất của hidrocacbon là hợp chất ngoài nguyên tố C, H ra còn có các nguyên tố khác như O, Cl...

Lời giải:

Hiđrocacbon: C6H6

Các chất là dẫn xuất của hiđrocacbon : CH2O, C2H5Br, CH2O2, C6H5Br, CH3COOH

Bài 2 trang 107 SGK Hóa học 11: Từ ơgenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được metylơgenol (M = 178 g/mol) là chất dẫn dụ côn trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của metylơgenol cho thấy: %C = 74,16%; %H = 7,86%, còn lại là oxi.

Lập công thức đơn giản nhất, công thức phân tử của metylơgenol

Phương pháp giải :

Xác định thành phần % các nguyên tố trong metylơgenol.

%C, %H (đã biết) => %O = 100% - (%C + %H)

Gọi CTPT là CxHyOz (x, y, z nguyên dương)

x:y:z=%C12:%H1:%O16

\=> công thức ĐGN

Có phân tử khối của ơgenol(M = 178 g/mol) => CTPT của ơgenol

Lời giải:

Gọi công thức của o-metylơgenol là CxHyOz (x,y,z nguyên dương)

%O = 100% -(74,16 +7,86)% = 17,98%

Giải bài tập hóa 11 bài 24 trang 107

\=> Công thức đơn giản nhất là: C11H14O2

\=> Ta có công thức phân tử là (C11H14O2)n

Ta có: M(C11H14O2)n = 178n = 178 => n=1

Công thứ phân tử là C11H14O2

Bài 3 trang 107 SGK Hóa học 11: Viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử sau : CH2Cl2 (một chất), C2H4O2 (ba chất), C2H4Cl2 (hai chất).

Lời giải :

CTCT của các chất :

CH2Cl2 : Сl-СН2 -Cl

C2H4O2 : CH3- COOH ; HO-CH2 - CHO ; H - COO - CH3

C2H4Cl2 : CH3 -CHCl2 ; Сl-СН2 -CH2 -Cl

Bài 4 trang 107 SGK Hóa học 11: Chất X có công thức phân tử C6H10O4. Công thức nào sau đây là công thức đơn giản nhất của X ?

  1. C3H5O2
  1. C6H10O4
  1. C3H10O2
  1. C12H20O8

Phương pháp giải :

Tìm công thức đơn giản nhất, ta tìm ước chung lớn nhất của số nguyên tử C, H, O

Tức ƯCLN (6,10,4)

Lời giải chi tiết

Chất A có thể viết là (C3H5O2)n

CTĐGN của X là: C3H5O2

Bài 5 trang 107 SGK Hóa học 11: Hãy viết công thức cấu tạo có thể có của các đồng đẳng của ancol etylic có công thức phân tử C3H8O và C4H10O.

Phương pháp giải :

Đồng phân về mạch cacbon ( mạch thẳng và mạch phân nhánh)

Đồng phân về vị trí nhóm -OH

Lời giải :

CTCT của C3H8O: CH3-CH2-CH2-OH ; CH3 -CH(CH3)-OH.

CTCT của C4H10O: CH3-CH2-CH2-CH2-OH ; CH3-CHOH-CH2-CH3 ;

CH3 -CH(CH3)-CH2 - ОН ;CH3 -C(CH3)2OH.

Bài 6 trang 107 SGK Hóa học 11: Cho các chất sau: C3H7-OH, C4H9-OH, CH3-O-C2H5, C2H5-O-C2H5. Những cặp chất nào có thể là đồng đẳng hoặc đồng phân của nhau?

Phương pháp giải:

Ghi nhớ:

Đồng đẳng là các chất có PTK hơn kém nhau 1 hay nhiều nhóm CH2 ( hơn kém nhau k lần 14 đơn vị)

Đồng phân là các chất có cùng công thức phân tử

Lời giải :

Gọi C3H7-OH (I), C4H9-OH (II), CH3-O-C2H5 (III), C2H5-O-C2H5 (IV)

Các chất đồng đẳng của nhau:

(I) và (II) đồng đẳng với ancol etylic

(III) và (IV) cùng là ete no đơn chức

Các chất đồng phân của nhau:

(I) và (III) cùng có CTPT là C3H8O

(II) và (IV) cùng có CTPT C4H10O

(Ancol no đơn chức có đồng phân khác chức với ete)

Bài 7 trang 107 SGK Hóa học 11: Các phản ứng sau đây thuộc loại phản ứng nào (phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách) ?

Giải bài tập hóa 11 bài 24 trang 107

Phương pháp giải:

Ghi nhớ thế nào là phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách => từ đó nhận biết được các phản ứng hóa học thuộc loại nào để phân loại