Giá trị nghệ thuật của đấu trường La Mã

Roma: từ Vương quốc La Mã cổ đại đến nước Cộng hòa Ý

Có được chuyến đi này, bởi khi đó con gái lớn của tôi đang học thạc sỹ tại trường đại học ở thành phố Becmoga và con gái nhỏ của tôi ở Nhật bản, đã sắp xếp chuyến du lịch này cho cả gia đình.

Chúng tôi tới thủ đô nước Ý, theo tiếng La tinh, tiếng Ý và tiếng Pháp là Roma, còn theo phiên âm tiếng Việt là La Mã.

Nơi chúng tôi đến đầu tiên là thủ đô Roma, thành phố đóng vai trò là thủ phủ vùng Lazio, dọc theo con sông Tevere [khu vực Latium lịch sử] thuộc Trung Tây của bán đảo Ý. Roma là thành phố lớn nhất và đông dân nhất ở Ý với hơn 2,8 triệu cư dân trong phạm vi 1.285 km2, đây là thành phố đông dân thứ ba của Liên minh châu Âu, sau Berlin và Madrid, tính theo số dân sinh sống bên trong phạm vi thành phố.

Lịch sử ra đời của Roma vào khoảng năm 753 trước Công nguyên, khi đó vùng đất này đã có cư dân sinh sống, vì thế thành phố trở thành một trong những khu định cư lâu đời nhất tại châu Âu. Roma trở thành thủ đô của Vương quốc La Mã cổ đại rồi đến Cộng hòa La Mã và Đế quốc La Mã, là cái nôi của nền văn minh phương Tây, cũng như là kiểu mẫu đô thị trung tâm. Roma được mệnh danh là Kinh đô Thế giới và cũng được gọi là Thành phố vĩnh hằng.

Công trình mỹ thuật kiệt tác ở thành phố Roma : Ảnh Nghiêm Thị Hằng

Sau sự sụp đổ của Đế quốc La Mã, là khởi đầu của Đêm trường Trung cổ, Roma dần rơi vào sự thống trị của Giáo hoàng [đã cư ngụ tại thành phố kể từ thế kỷ 1] và chính thức thế kỷ 8 trở thành Thủ đô của Vương quốc Giáo hoàng tồn tại cho đến năm 1870. Bắt đầu từ thời kỳ Phục Hưng, hầu như tất cả các Giáo hoàng từ Nicôla V [1447–1455] trở đi đều chủ trương theo đuổi tiến trình mang tính kiến trúc và đô thị hóa liên tục suốt 400 năm nhằm mục đích biến thành phố trở thành trung tâm nghệ thuật và văn hóa của thế giới. Roma trở thành trung tâm lớn của nền Phục Hưng Ý và sau đó là nơi khai sinh của trường phái Baroque và chủ nghĩa Tân cổ điển. Các nghệ sĩ, họa sĩ, nhà điêu khắc và kiến trúc sư nổi tiếng đã biến Roma trở thành trung tâm hoạt động của họ, tạo ra những kiệt tác khắp toàn thành phố. Năm 1871, Roma chính thức trở thành thủ đô của Vương quốc Ý thống nhất và sau đó là Cộng hòa Ý từ năm 1946 cho đến ngày nay.

Mang đẳng cấp của một thành phố toàn cầu, năm 2016, Roma xếp thứ 14 trong số những thành phố được viếng thăm nhiều nhất thế giới, đứng thứ 3 tại châu Âu và là điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng nhất tại Ý. Khu trung tâm lịch sử của Roma được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.Bảo tàng Vatican nổi tiếng nằm trong số những bảo tàng được viếng thăm nhiều nhất thế giới và Đấu trường La Mã trở thành điểm thu hút khách du lịch phổ biến nhất thế giới với 7,4 triệu lượt khách trong năm 2018.

Roma cũng là một trung tâm thiết kế và thời trang quan trọng nhờ các thương hiệu quốc tế nổi tiếng có trụ sở tại thành phố và đứng ở vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng các kinh đô thời trang của thế giới trong những năm gần đây. Phim trường Cinecittà của Roma là phim trường lớn nhất tại châu Âu, đã trở thành nơi bấm máy của rất nhiều bộ phim đoạt giải Oscar.

Hơn 2.000 năm-Đấu trường La Mã di tích trường tồn với thời gian

Vaticang là điểm đến đầu tiên của gia đình chúng tôi du lịch thành phố Roma.

Ngày thứ hai chúng tôi đến thăm đấu trường La mã – Colosseum đây là đấu trường lớn nhất, vĩ đại nhất của đế chế La Mã. Được biết việc xây dựng đấu trường Colosseum bắt đầu dưới thời Hoàng đế Vespasian vào khoảng năm 70-72 sau Công nguyên, xây dựng trong 9 năm, hoàn thành vào năm 80 dưới thời Titus. Công trình liên tiếp được điều chỉnh dưới triều vua Domitian. Sau trận đại hỏa hoạn thành Roma vào năm 64 sau Công nguyên, khu đất xây dựng đấu trường bị bỏ hoang và được hoàng đế Nero cho xây dựng công trình Domus Aurea tại địa điểm này.

Thăm đấu trường La Mã cổ đại : Ảnh Nghiêm Thị Hằng

Hơn 60.000 nô lệ người Do Thái đã ngày đêm xây dựng trong 9 năm để hoàn thành đấu trường La Mã. Công trình có chiều cao 8m, dài 189m, rộng 156m, diện tích đáy 24.000m², chu vi bên ngoài 545m và kích thước đấu trường trung tâm là 87m x 55m. Để xây dựng nên công trình này, người La Mã đã sử dụng 100.000 m3 đá, 300 tấn kẹp sắt để kết nối. Đấu trường Colosseum có sức chứa 50.000 - 80.000 khán giả. Đây nơi từ thời cổ đại đã diễn ra những màn tử chiến vô cùng đẫm máu và tàn bạo giữa các tù binh giác đấu, các tù binh chiến tranh, nô lệ cùng những con quá thú nhằm mục đích mua vui cho vua chúa và người dân.

Công dụng chính của đấu trường La Mã Colosseum là được dùng làm nơi đấu của các võ sĩ thời đó. Có khoảng hơn 500.000 người và hơn 1 triệu động vật được cho là đã phải bỏ mạng khi tham gia các trò chơi sinh tử đẫm máu tại đây nhằm mua vui cho mọi người.

Đấu trường La Mã Colosseum được biết đến với phần xây dựng thiết kế bên trong khá hoàn hảo. Đấu trường được bao quanh bằng 80 lối vào trên mặt đất, vì thế khi có sự cố trong trận đấu, người xemchỉ mất vài phút đã có thể thoát ra khỏi đấu trường này. Đặc biệt trong số 80 lối vào, có 76 lối vào dành cho khán giả bình thường và được đánh số La Mã, còn lại phần cổng chính phía Bắc dành riêng cho hoàng đế La Mã cùng cận thần và ba cửa khác dành cho giới quý tộc.

Đấu trường La Mã Colosseum, còn có mạng lưới những đường hầm dưới lòng đất. Đây là nơi dành cho các đấu sĩ luyện tập trước khi đối mặt với đám đông khán giả đang chờ phía trên. Những đường hầm này mới chỉ được bắt đầu mở cửa lại cho du khách tham quan từ năm 2010. Hiện đấu trường La Mã Colosseum chỉ còn giữ được 1/3 cấu trúc, phần còn lại đã bị hư hỏng, xuống cấp do nhiều yếu tố tác động như: động đất hay nạn cướp đá, chiến tranh… Mặc dù vậy, đấu trường La Mã Colosseum vẫn là một công trình kiến trúc trường tồn với thời gian và là một kiệt tác kiến trúc mỹ thuật của đế chế La Mã. Với niên đại hơn 2000 năm tuổi, đấu trường La Mã xứng đáng với danh hiệu “Chứng nhân lịch sử” của chính mình.

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Chúng tôi tới kinh đô thời trang thế giới vào một buổi sáng đẹp trời. Nhìn cảnh sân bay quốc tế Fiumicino đông đúc, tấp nập khiến tôi liên tưởng đến câu nói nổi tiếng và mở ra những trường ý nghĩa đa dạng: “Mọi ngả đường đều dẫn đến thành Rome”.

Thủ đô của Italia được ví như một bảo tàng mở bởi những dấu tích của lịch sử văn hóa cổ hiện hữu ở khắp các nẻo đường, con phố, và chúng tôi đã bị lạc vào thế giới La Mã cổ xưa, đầy huyền bí. Người ta bảo, cả châu Âu, nếu chọn một nơi có không gian di sản cổ kính đồng nhất, toàn vẹn ở từng góc nhìn nhất, thì chắc chắn đó là Rome.

Colosseo - Đấu trường 2.000 năm tuổi

Chúng tôi đã chọn đấu trường Colosseo - đấu trường La Mã cổ đại đã ngót 2.000 năm tuổi, biểu tượng của thành Rome, một trong 7 kì quan mới của thế giới là điểm đến đầu tiên trong hành trình nửa tháng khám phá châu Âu.

Đấu trường La Mã được biết đến đầu tiên dưới cái tên Amphitheatrum Flavium theo tiếng Latinh và Anfiteatro Flavio - theo tiếng Ý [sau này gọi là Colosseum hay Colosseo]. Nó được xây dựng khoảng năm 70 đến năm 72 sau Công nguyên - dưới thời Hoàng đế Vespasian. 

Đây là công trình lớn nhất được xây ở Đế chế La Mã, được hoàn thành trước năm 80 [sau Công nguyên]. Đấu trường được sử dụng cho các võ sĩ giác đấu thể hiện sức mạnh kinh thiên và tài năng xuất chúng của họ. Nó có sức chứa khổng lồ 50.000 khán giả.

Trước khi trở thành phế tích, đấu trường Colosseum được sử dụng gần 500 năm với những bằng chứng ghi chép được về trận đấu thế kỷ 6 - rất lâu sau khi Đế chế La Mã sụp đổ năm 476. Ngoài sử dụng làm nơi đấu của võ sỹ, nơi đây còn được dùng làm biểu diễn công chúng, tập trận giả trên biển, săn thú, diễn kịch cổ điển…

Chúng tôi đi một vòng quanh cấu trúc hình ê-líp khổng lồ với các dãy bậc thang bao quanh một sân đấu trung tâm cũng hình ê-líp. Mặc dù không gian yên ắng nhưng tôi có cảm giác xung quanh mình là một rừng người đang hò reo, phấn khích. 

Chợt rùng mình khi nhìn xuống phía dưới, khi xưa là một hệ thống phòng ốc và lối đi phức tạp dành cho các loài dã thú, các tù nhân, võ sĩ trước khi ra sân đấu với các màn trình diễn đẫm máu. 

Những bậc ghế đá ở khán đài trung tâm - nơi dành riêng cho vua quan triều đình vẫn còn đó. Âm vang của hàng nghìn năm như vọng về khi bất chợt bắt gặp bóng dáng của các võ sĩ giác đấu năm xưa đang hùng dũng đi lẫn trong dòng người đến khám phá Colosseo. 

Giật mình rồi chợt ồ lên vui vẻ vì các võ sĩ Colosseo bây giờ chỉ mang tính chất trình diễn, mà  họ cũng chỉ khoác bộ áo giáp ngày xưa chứ không tuyên chiến với bất cứ ai. Anh chàng nào cũng vô cùng điển trai và thân thiện. Vác giáp trụ, khoác gươm giáo ra chụp ảnh chung với du khách.

Kiến trúc độc đáo của đấu trường với 100.000m3 đá travertine được giữ với nhau bằng 300 tấn vòng kẹp vững chắc tạo thành tường ngoài đến bây giờ vẫn còn là bí ẩn đối với các kiến trúc sư. Colosseo được thiết kế tốt đến nỗi mỗi người có thể ra khỏi đấu trường trong vòng mấy phút. Bí mật nằm trong việc sử dụng tài tình các mái vòm cuốn, các hành lang và các bậc lên xuống dẫn tới chỗ ngồi. Các mái vòm bên trên tầng trệt tạo ra 80 lối vào chỗ đông người, mỗi lối vào có đánh số giúp khách dễ dàng tìm thấy chỗ ngồi của họ.

Theo thời gian, cùng với sự hủy hoại của thiên nhiên và con người, vào thế kỷ XVIII, một trận động đất mạnh làm sụp đổ 2/3 đấu trường. Đến năm 1874, công trình được trùng tu lớn. Từ đó đến nay, Colosseo vẫn được xếp vào hàng những kiệt tác nghệ thuật của nhân loại, báu vật trong kho tàng văn hóa lịch sử sáng tạo của loài người. Bởi lẽ, ngoài giá trị nghệ thuật sẵn có vốn thu hút nhiều chú ý của các nhà nghệ thuật, công trình này còn có ý nghĩa lịch sử lớn lao - đánh dấu một thời kì hưng thịnh, huy hoàng của Đế chế La Mã.

Đấu trường Colosseo - một tử trường trong quá khứ bước vào thiên niên kỉ mới như một biểu tượng của sự sống. Đó là khi Hội đồng thành phố của Rome và Tổ chức Ân xá Quốc tế đã coi Colosseo như một biểu tượng quan trọng trong chiến dịch chống lại án tử hình. Từ khi bắt đầu chiến dịch [năm 1999], mỗi lần trên thế giới có người được giảm án hay có quốc gia loại bỏ luật tử hình, đấu trường La Mã lại được thắp sáng bởi một ngọn lửa rực rỡ.

Rời đấu trường - nơi đón chào của thần chết hàng nghìn năm trước đây để tiếp tục khám phá thành Rome, đọng lại trong tôi là nụ cười mến khách của một võ sĩ giác đấu trông hiền khô - người mà tôi dám chắc chưa từng tỉ thí với bất cứ ai!

Phế tích La Mã ở thành phố vĩnh hằng

Thủ đô Rome của nước Italia được mệnh danh là thành phố vĩnh hằng bởi trải qua bao cuộc bể dâu, tất cả những dấu tích cổ xưa nhất vẫn được người dân nơi đây lưu giữ để rồi hàng triệu lượt du khách hàng năm từ khắp thế giới đổ về chiêm ngưỡng. Nó trở thành con gà đẻ trứng vàng cho Italia. 

Trong đó, đặc biệt thu hút khách là khu phế tích La Mã [Roman Forum] - trung tâm của thành phố La Mã cổ đại - một địa chỉ khám phá thú vị nằm ngay cạnh đấu trường La Mã Coloseo.

Lịch sử của Đế chế La Mã [hoặc Đế quốc La Mã, tiếng Anh: Roman Empire] trải dài qua 16 thế kỷ. Dẫu có một quá khứ huy hoàng nhưng hiện tại, trung tâm La Mã cổ đại nằm trong lòng thành phố Rome cổ kính chỉ còn là phế tích và nằm ở vị trí thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng của thành phố. Chúng tôi đã vô cùng xúc động khi đứng trên thành phố của người cổ đại mà từng viên đá, cục gạch hay những mái vòm, trụ cột… vô số những di sản quý giá vẫn được giữ lại tất cả dẫu qua bao cuộc chiến chinh và thời gian.

Khu phế tích La Mã khá rộng chứa các di tích quan trọng nhất của La Mã cổ đại, bao gồm đồi Palatine, đồi Capitoline, giới hạn ở mặt nam bởi Trường đua lớn Circus Massimus, phía bắc bởi Đài tưởng niệm Emanuele, phía đông bởi Colosseum. 

Chúng tôi bắt đầu khám phá khu phế tích từ cổng Titus - Khải Hoàn Môn làm từ đá cẩm thạch của Hy Lạp. Cổng Titus do Hoàng đế Domitian xây dựng năm 81- sau Công nguyên - để tưởng niệm anh mình là Hoàng đế Titus. Đây cũng chính là hình mẫu của Khải Hoàn Môn Paris với chiều rộng 13,5m, cao 15,4m và dày 4,75m.

Cổng Titus xây bằng cẩm thạch trắng, bên ngoài trang trí ít, nhưng vòm cổng phía bên dưới được điêu khắc đá rất đẹp, với những hình ô vuông trong đó có những bông hoa tròn. Kiểu trang trí này còn gặp rất nhiều trên trần các nhà thờ ở Roma, nhưng cầu kì và chi chít hơn.

Bước qua cổng Titus, phế tích của Forum rải rác khắp nơi. Xa kia là hàng cột của ngôi đền Saturn - Thần Bầu trời, gần hơn là của đền Castor, rồi đền Antonius, Faustina, Tòa nhà Vestal, Đại đường Maxentius, Đại đường Aemilla, Viện Nguyên lão... tất cả chỉ còn là phế tích. 

Bước trên nền móng của phế tích với những gì còn sót lại có thể hình dung về một thời xa xưa của Đế chế La Mã hưng thịnh với những công trình sừng sững, tấp nập các nguyên lão, quý tộc, tướng lĩnh tài ba. Nơi mà đông đảo cư dân La Mã đã tưng bừng trống giong cờ mở đón các chiến binh chiến thắng trở về sau những cuộc chinh phạt. 

Đồi Capitoline là đỉnh cao nhất, nơi có cung điện cũ của các hoàng đế La Mã nay cũng chỉ còn nền và một số bức tường trên bề mặt.

Đỉnh đồi Palatine cũng chỉ còn những dấu tích cung điện mà thôi. Người ta dựng một ngôi nhà để làm bảo tàng, gìn giữ những bức tượng, phù điêu, chân và đỉnh cột, một ít đồ kim loại tìm được. 

Khu đồi chỉ là những lớp thềm gạch, chân cột đá trống trải, hoang vu, với những cái cây mọc trơ trọi. Bên sườn đồi, có một khu sân lộ thiên khá lớn, gọi là Stadium. Đó là nơi giải trí của hoàng đế, với những dãy cột hình ôvan, hình tròn. 

Nơi đây xưa kia người ta biểu diễn xiếc, các trò với thú, với lửa.... để hoàng đế và quần thần ngồi xung quanh hoặc bên trên xem. Bên ngoài là khu nhà tắm hoàng gia, dành riêng cho hoàng đế và các cận thần.

Đi dạo trong thành phố La Mã cổ xưa, dẫu chỉ còn lại ngổn ngang những phế tích, dưới cái nắng vàng như mật ong, chúng tôi như lạc vào một khung trời cổ tích. Đâu đó vẫn còn những mái vòm cẩm thạch được chạm khắc tinh xảo, bước chân lên những  nền móng lâu đài u tịch dưới vòm cây xanh ngắt… thấy mình như được ngược thời gian, trở về thời đại cổ xưa của Rome - thành phố vĩnh  hằng. Để rồi thầm cám ơn ý thức giữ gìn di sản tuyệt vời của bao thế hệ người dân nơi đây. Họ đã làm sống lại nghìn năm lịch sử.

Hoàng Hà

Video liên quan

Chủ Đề