Trong chủ nghĩa tư bản giá cả đất đai ngày càng tăng lên vì:

thu nhập ổn định bằng tiền, nên nó được xem như là một loại tư bản đặc biệt. Còn địa tôchính là lợi tức của tư bản đó. Do vậy, giá cả ruộng đất chỉ là giá mua địa tô do ruộngđất đem lại theo tỷ suất lợi tức hiện hành. Nó phụ thuộc vào địa tô và tỷ suất lợi tức củangân hàng.Thí dụ, một mảnh đất hàng năm đem lại một địa tô là 200 USD và tỷ suất lợi tứctiền gửi vào ngân hàng là 5%/năm thì giá cả mảnh đất đó là:200 $ x 100---------------5= 4000 $Vì với số tiền 4000 USD đó cho vay với lợi tức 5%/năm cũng thu được một lợitức là 200 $, ngang với địa tô do bán đất đem lại trong một năm.Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì tỷ suất lợi tức càng có xu hướng giảm xuống,làm cho giá cả ruộng đất ngày càng tăng, độc lập cả với địa tô, hơn nữa, do quan hệcung cầu về đất đai ngày càng căng thẳng, do chủ tư bản đầu tư vào đất đai ngày càngnhiều, làm cho địa tô tăng lên. Tất cả những điều đó đẩy giá cả đất đai lên cao hơn nữa.Chế độ tư hữu ruộng đất không chỉ tạo ra sự chiếm đoạt địa tô, chiếm đoạt sảnphẩm lao động của người khác, làm giá cả nông sản cao lên, gây thiệt hại cho xã hội,đem lại sự giàu có cho một nhóm địa chủ là những kẻ sở hữu đất đai; mà chế độ tư hữu,việc mua- bán đất đai còn hạn chế tư bản đầu tư thâm canh, cản trở sự phát triển mộtnền nông nghiệp hợp lý, làm cạn kiệt độ màu mỡ của đất đai. Do vậy, vấn đề quốc hữuhoá ruộng đất cũng đã trở thành khẩu hiệu của chính bản thân cách mạng tư sản.Câu hỏi ôn tập1. Trình bày sự khác biệt giữa chi phí sản xuất tư bản với chi phí thực tế và tư bảnứng trước; giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư; giữa tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất giá trịthặng dư.2. Phân tích quá trình cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến sự hình thành giá trịthị trường.3. Trình bày sự hình thành tỷ suất lợi nhuận, lợi nhuận bình quân và sự chuyểnhoá giá trị hàng hoá thành giá cả sản xuất.4. Phân tích bản chất của tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp.5. Phân tích đặc điểm của tư bản cho vay và các nhân tố ảnh hưởng đến sự vận độngcủa lợi tức và tỷ suất lợi tức.6. Phân tích bản chất và các hình thức của địa tô tư bản chủ nghĩa. Chương VIIIChủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độcquyền nhà nướcI- Chủ nghĩa tư bản độc quyền1. Sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thành chủnghĩa tư bản độc quyềnNghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự báorằng: tự do cạnh tranh sinh ra tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập trung sản xuấtphát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền.Vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác vào điều kiện lịch sử mớicủa thế giới, V.I. Lênin đã chứng minh rằng chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang chủ nghĩatư bản độc quyền, đồng thời Người nêu ra năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tưbản độc quyền.Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX donhững nguyên nhân chủ yếu sau:- Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuậtđẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các xí nghiệp có quy môlớn.- Vào 30 năm cuối của thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học kỹ thuật mới xuấthiện như lò luyện kim mới Betsơme, Máctanh, Tômát... đã tạo ra sản lượng lớn gangthép với chất lượng cao; phát hiện ra hoá chất mới như axít sunphuaric [H2SO4], thuốcnhuộm...; máy móc mới ra đời: động cơ điêzen, máy phát điện, máy tiện, máy phay...;phát triển những phương tiện vận tải mới: xe hơi, tàu thuỷ, xe điện, máy bay... và đặcbiệt là đường sắt. Những thành tựu khoa học kỹ thuật này, một mặt làm xuất hiện nhữngngành sản xuất mới đòi hỏi xí nghiệp phải có quy mô lớn; mặt khác, nó dẫn đến tăngnăng suất lao động, tăng khả năng tích lũy tư bản, thúc đẩy phát triển sản xuất lớn.- Trong điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuật, sự tác động của các quy luậtkinh tế của chủ nghĩa tư bản như quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy ... ngày càngmạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập trung sản xuấtquy mô lớn.- Cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kỹ thuật, tăng quymô tích lũy để thắng thế trong cạnh tranh. Đồng thời, cạnh tranh gay gắt làm cho cácnhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản, còn các nhà tư bản lớn phát tài, làm giàu với số tư bảntập trung và quy mô xí nghiệp ngày càng to lớn.- Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa làmphá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích tụ và tập trung tư bản.- Sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành đòn bẩy mạnh mẽthúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề chosự ra đời của các tổ chức độc quyền.Từ những nguyên nhân trên, V.I. Lênin khẳng định: "... tự do cạnh tranh đẻ ra tậptrung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lạidẫn tới độc quyền"1.2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyềna] Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyềnTích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là đặcđiểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc.Trong những năm 1900, ở Mỹ, Đức, Anh, Pháp đều có tình hình là các xí nghiệplớn chỉ chiếm khoảng 1% tổng số xí nghiệp nhưng chiếm hơn 3/4 tổng số máy hơi nướcvà điện lực, gần một nửa tổng số công nhân và sản xuất ra gần một nửa tổng số sảnphẩm. Sự tích tụ và tập trung sản xuất đến mức cao như vậy đã trực tiếp dẫn đến hìnhthành các tổ chức độc quyền. Bởi vì, một mặt, do có một số ít các xí nghiệp lớn nên cóthể dễ dàng thoả thuận với nhau; mặt khác, các xí nghiệp có quy mô lớn, kỹ thuật caonên cạnh tranh sẽ rất gay gắt, quyết liệt, khó đánh bại nhau, do đó đã dẫn đến khuynhhướng thoả hiệp với nhau để nắm độc quyền.Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vàotrong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá nào đó nhằm mục đíchthu được lợi nhuận độc quyền cao.Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hoá, các liên minh độc quyền hình thànhtheo liên kết ngang, nghĩa là mới chỉ liên kết những doanh nghiệp trong cùng mộtngành, nhưng về sau theo mối liên hệ dây chuyền, các tổ chức độc quyền đã phát triểntheo liên kết dọc, mở rộng ra nhiều ngành khác nhau. Những hình thức độc quyền cơbản là: cácten, xanhđica, tờrớt, côngxoócxiom, cônggơlômêrát.- Cácten là hình thức tổ chức độc quyền giữa các nhà tư bản ký hiệp nghị thoảthuận với nhau về giá cả, quy mô sản lượng, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán...Các nhà tư bản tham gia cácten vẫn độc lập về sản xuất và thương nghiệp. Họ chỉ camkết làm đúng hiệp nghị, nếu làm sai sẽ bị phạt tiền theo quy định của hiệp nghị. Vì vậy,cácten là liên minh độc quyền không vững chắc. Trong nhiều trường hợp, những thànhviên thấy ở vào vị trí bất lợi đã rút ra khỏi cácten, làm cho cácten thường tan vỡ trướckỳ hạn.- Xanhđica là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định hơn cácten. Các xínghiệp tham gia xanhđica vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập về lưu thông:1. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t.27, tr. 402.

Địa tô tư bản chủ nghĩa [tiếng Anh: Capitalist Ground - Rent] là một hình thức chuyển hóa của giá trị thặng dư siêu ngạch hay lợi nhuận siêu ngạch.

Hình minh họa [Nguồn: WallPick - Best Wallpapers 4K]

Địa tô tư bản chủ nghĩa [Capitalist Ground - Rent]

Địa tô tư bản chủ nghĩa trong tiếng Anh là Capitalist Ground - Rent.

Nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải thuê ruộng đất của địa chủ và thuê công nhân để tiến hành sản xuất. Do đó nhà tư bản phải trích một phần giá trị thặng dư do công nhân tạo ra để trả cho chủ đất dưới hình thức địa tô.

Như vậy, địa tô tư bản chủ nghĩa là bộ phận lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân của tư bản đầu tư trong nông nghiệp do công nhân nông nghiệp tạo ra mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ với tư cách là kẻ sở hữu ruộng đất.

Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa

- Địa tô chênh lệch

Nông nghiệp có một số đặc điểm khác với công nghiệp, như số lượng ruộng đất bị giới hạn; độ màu mỡ tự nhiên và vị trí của địa lí của ruộng đất không giống nhau; các điều kiện thời tiết, khí hậu của địa phương ít biến động; nhu cầu hàng hóa nông phẩm ngày càng tăng. 

Do đó, xã hội buộc phải canh tác trên cả ruộng đất xấu nhất [về độ màu mỡ và vị trí địa lí]. Vì vậy mà giá cả của hàng hóa nông phẩm được hình thành trên cơ sở điều kiện sản xuất xấu nhất chứ không phải ở điều kiện trung bình như trong công nghiệp.

Vì thế, canh tác trên đất tốt và trung bình sẽ có lợi nhuận siêu ngạch. Phần lợi nhuận siêu ngạch này tồn tại thường xuyên, tương đối ổn định và chuyển hóa thành địa tô chênh lệch.

Như vậy, địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân thu được trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình.

Địa tô chênh lệch có hai loại: địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II.

+ Địa tô chênh lệch I là loại địa tô thu được trên những ruộng đất điều kiện tự nhiên thuận lợi. Chẳng hạn, có độ màu mỡ tự nhiên thuận lợi [trung bình và tốt] và có vị trí địa lí gần nơi tiêu thụ hay gần đường giao thông.

+ Địa tô chênh lệch II là loại địa tô thu được gắn liền với thâm canh tăng năng suất, là kết quả của tư bản đầu tư thêm trên cùng một đơn vị diện tích.

- Địa tô tuyệt đối

Địa tô tuyệt đối là loại địa tô mà các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp tuyệt đối phải nộp cho địa chủ, dù ruộng đất đó tốt hay xấu, ở xa hay gần.

Địa tô tuyệt đối là số lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, hình thành nên bởi chênh lệch giữa giá trị nông sản với giá cả sản xuất chung của nông phẩm.

- Địa tô độc quyền

Địa tô độc quyền là hình thức đặc biệt của địa tô tư bản chủ nghĩa. Địa tô độc quyền có thể tồn tại trong nông nghiệp, công nghiệp khai thác và ở các khu đất trong thành thị.

Trong nông nghiệp, địa tô độc quyền có ở các khu đất có tính chất đặc biệt, cho phép trồng các loại cây đặc sản hay sản xuất các sản phẩm đặc biệt.

Trong công nghiệp khai thác, địa tô độc quyền có ở các vùng khai thác các kim loại, khoáng chất quý hiếm, hoặc những khoáng sản có nhu cầu vượt xa khả năng khai thác chúng.

Trong thành thị, địa tô độc quyền có ở các khu đất có vị trí thuận lợi cho phép xây dựng các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nhà cho thuê có khả năng thu lợi nhuận cao.

Nguồn gốc của địa tô độc quyền cũng là lợi nhuận siêu ngạch do giá cả độc quyền của sản phẩm thu được trên đất đai ấy, mà nhà tư bản phải nộp cho địa chủ.

Giá cả ruộng đất

Ruộng đất trong xã hội tư bản không chỉ cho thuê mà còn được bán. Giá cả ruộng đất là một phạm trù kinh tế bất hợp lí, nhưng nó ẩn dấu một quan hệ kinh tế hiện thực.

Giá cả ruộng đất là hình thức địa tô tư bản hoá. Bởi ruộng đất đem lại địa tô, tức là đem lại một thu nhập ổn định bằng tiền nên nó được xem như một loại tư bản đặc biệt. Còn địa tô chính là lợi tức của tư bản đó.

Do vậy giá cả ruộng đất chỉ là giá mua địa tô do ruộng đất mang lại theo tỷ suất lợi tức hiện hành. Nó tỷ lệ thuận với địa tô và tỷ lệ nghịch với tỷ suất lợi tức tư bản gửi vào ngân hàng.

[Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác – Lenin – NXB Chính trị Quốc gia]

Đỗ Đức Nhượng

Video liên quan

Chủ Đề