Em hiểu như thế nào khi đọc hai câu thơ Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu

1. Nghệ thuật nhân hóa : giấy buồn, mực sầu

Tác dụng : khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi sầu của giấy bút, của nghiên mực khi khách qua đường dường như đã quên đi nghệ thuật chơi chữ, để lại bút, giấy cùng ông đồ bơ vơ giữa chợ tết đông người.

2. Bởi vì mở đầu bài thơ là hình ảnh ông đồ của thời kì vàng son, được người ta trọng dụng nên tác giả gọi là ông đồ già. Cuối tác phẩm lại là hình ảnh của một ông đồ bị bỏ rơi, quên lãng nên tác giả gọi ông đồ xưa

3. Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

- Kiểu câu : câu nghi vấn

- Mục đích nói : dùng để hỏi

”Ông đồ” là kiệt tác của Vũ Đình Liên tác giả nổi bật trong phong trào thơ mới. Bài thơ ngũ ngôn gồm 5 khổ để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ về hình ảnh ông đồ từ khắc hoàng kim cho đến khi còn vang bóng.Trong đó nổi bật là khổ thơ thứ 3 của bài thơ.

Nhưng thời thế đã đổi thay, Hán học đang trong giai đoạn suy thoái trong thời gian thực dân nửa phong kiến, câu thơ “Người thuê viết nay đâu?”, câu hỏi bâng quơ và đầy cảm thương. Giấy đỏ, nghiên mực những hành trang gắn liền với ông đồ trên con đường tạo ra cái đẹp cho người đời nhưng giờ đây cũng u buồn, lặng lẽ. Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn tả nỗi buồn u sầu của những đồ vật vô tri vô giác. Không chỉ vậy “người buồn cảnh có vui bao giờ” nỗi buồn của ông đồ còn đủ sức lan tỏa vào không gian khiến cho cảnh vật xung quanh cũng có gam màu tối, ảm đạm.

Câu thơ đọc qua như có ý tả cảnh nhưng tác giả cũng nói lên nỗi lòng của ông đồ, đây là phép tả cảnh ngụ tình. Lá vàng rơi kết hợp với mưa rơi càng làm cho nỗi buồn trong chính nhân vật trở nên tê tái. Ông đồ vẫn ngồi đó, phố vẫn đông nhưng có điều không còn ai cảm thấy sự có mặt của ông nữa. Chính ông như cảm thấy cô đơn, lạc lõng trước khung cảnh quen thuộc.

“Năm này, đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ”

Năm nay hình ảnh ông đồ đã không còn nữa, cái đẹp, tinh hoa giá trị tinh thần đã biến mất. Những người muôn năm cũ là ông đồ, người thuê viết hay bất kì ai điều đó cũng không còn quan trọng nữa, câu thơ đọc lên như một niềm day dứt,ngậm ngùi cho chính số phận của ông đồ. Giá trị cái đẹp đang dần bị lãng quên, câu hỏi như muốn nhắc nhở mọi người đừng quên quá khứ, văn hóa bởi đó là tinh hoa của dân tộc.

Bài thơ Ông đồ như muốn nhắc nhở chúng ta đừng nên lãng quên quá khứ, hãy biết trân trọng và gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa, tinh thần để không phải hối tiếc, ân hận

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

  Nhưng mỗi năm mỗi vắng

 Người thuê viểt nay đâu?

 Giấy đỏ buồn không thắm;

 Mực đọng trong nghiên sầu...

 Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay.

Năm nay đào lại nở,

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đầu bây giờ?

1. Cho biết đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai?

2. Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ in đậm của đoạn thơ trên và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó?

3. Xét theo mục đích nói, hai dòng thơ sau thuộc kiểu câu nào? Cho biết mục đích nói của hai dòng thơ đó? “ Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”

4. Một trong những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ trên là sử dụng kết cấu đầu cuối tương ứng. Em hãy chỉ ra và nêu rõ tác dụng của việc sử dụng hình thức kết cấu đó trong bài thơ.

5. Từ cảm xúc của tác giả trong bài thơ trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em  hãy viết một đoạn văn khoảng 10 -12 câu trình bày suy nghĩ của bản thân em về việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong thời đại ngày nay.

Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của ai?

Đoạn trích trên trích từ văn bản ông đồ của Vũ Đình Liên

Câu 2: Nêu nội dung và phương thức biểu đạt của đoạn trích?

Nội dung:

   Mùa xuân hiện tại vẫn phố xưa nhưng cuộc sống đã thay đổi, không còn ai chú ý đến ông đồ nữa

Phương thức biểu đạt:

   Biểu cảm kết hợp miêu tả và tự sự

Câu 3: Hãy chỉ ra các yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng?

Các yếu tố nghệ thuật: nhân hóa

Tác dụng: có thể biểu thị được suy nghĩ hoặc tình cảm của con người

Câu 4: Hình ảnh ông đồ xuất hiện trong khổ thơ như thế nào?

 Khi đặt trong cảnh Nho học suy tàn, ông đồ trong bức tranh hiện lên với tâm trạng của những u sầu, buồn bã. Vẫn là ông đồ, vẫn là mực tàu, giấy đỏ ấy nhưng chẳng còn cảnh nhộn nhịp thuở nào.Hình ảnh ông đồ xuất hiện trong khổ thơ bị lãng quên, không còn ai quan tâm đến ông đồ.

...Xem thêm

Câu hỏi hot cùng chủ đề

  • Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết vô đạo". Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hỏng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, nghi thường. Chúa tầm thường, thầm nịnh hót. Nước mất, nhà tam đều do những điều tệ hại ấy. [Trích Bàn luận về phép học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp Ngữ Văn 8, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019] Câu 1. [0,5 điểm] Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. [0,5 điểm] Theo tác giả, “đạo” được hiểu là gì? Câu 3. [1,0 điểm] Chi ra phép liên kết được sử dụng trong những câu văn sau: "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo" Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Câu 4. [0,5 điểm] Em hiểu thế nào là “lối học hình thức”.

  • Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

    a] - Sao cụ lo xa thế? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? 

    - Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

    [Nam Cao, Lão Hạc]

    b] Nghe con giục, bà mẹ đến hỏi phú ông. Phú ông ngần ngại. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người, không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?

    [Sọ Dừa]

    c] Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?

    [Ngô Văn Phú, Luỹ làng]

    d] Vua sai lính điệu em bé vào, phán hỏi:

    - Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?

    [Em bé thông minh]

    - Trong những đoạn văn trên, câu nào là câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Câu 1 Đọc đoạn thơ sau: ''...Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm,

Mực đọng trong nghiên sầu...

a, nêu phương thức biểu đạt b, xác định các trường từ vung có trong.đoạn thơ C, theo em, h/a hoa đào nở đc lặp lại trg bài.thơ có ý nghĩa gì ? D, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 8-10 câu nêu cảm nhận của em.về khổ thơ trên Câu 2 Có ý kiến cho rằng:" Đọc 1 tác phẩm văn chương,sau mỗi trang sách,ta đọc đc cả nỗi niềm băn khoăn,trăn trở của tác giả về số phận con người Dựa vào 2 văn bản :Lão Hạc và cô bé bán diêm để làm sáng tỏ ý kiến trên.

Các câu hỏi tương tự

Cho đoạn thơ:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu

a, Xác định PTBĐ của đoạn thơ

b, Xác định trường từ vựng

c, Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật và nêu tác dung

1.Đoạn trích trên trích từ văn bản Ông đồ của Vũ Đình Liên chúng ta được biết đến trong SGK Ngữ Văn Lớp 8 tập 2

2.Nội dung là kể về sự váng bóng của ngườu thuê viết mọi năm, đối với ông đồ, đây là sự cô đơn khi tài năng của mình không còn được trọng dụng nhiều trong vái Tết ảm đạm và buồn tủi này

PTBĐ thể hiện rất rõ qua các từ thắm, sầu,dấu”?”,…thể hiện biểu cảm

3.Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu.

Nhân hóa khiến ta hình dung nỗi buồn chán của dụng cụ như có tiếng nói riêng

4.Hình ảnh ông đồ xuất hiện trong khổ thơ thật buồn khi cả oogn trời cuãng cho cơn mưa ập xuống, qua ddos ta thấy tác giả khéo léo kết hợp hình ảnh đậm tính buồn

5.

Qua mỗi năm, cái Tết xưa luôn đậm chất ”tết” khi ông đồ xuất hiện cùng giẩu đỏ, mực tàu.Hình ảnh giàn đơn mà chân thực đã để lại nỗi quen thuộc cho mọi người.Nhưng thế giới đổi mới,nền Nho học dần lụi tàn,Ông đồ dần khuất sau những thứ hiện đại,Ôi!Khi ta thấy được hình ảnh đó, ta luôn nhớ ngay đến ông đồ, nhưng tiếc rằng…..Ông đồ thì vẫn ngồi, mọi người đi ngang qua không ai hay biết.Bản tình ca  đượm chất buồn pha nhẹ nỗi nhung nhớ thời vàng son của nền văn học cũ

@langtubongdem9912

không sao chép nè

Video liên quan

Chủ Đề