Đỗ thị lời là ai

Bởi John Vũ, Nguyên Phong

Giới thiệu về cuốn sách này

Đề xuất đặt tên mới cho 44 tuyến đường ở TP HCM

[NLĐO] - Tên các danh nhân như An Tư Công Chúa, Tố Hữu, Trần Văn Khê … và nhiều Mẹ Việt Nam anh hùng sẽ được đặt cho 44 tuyến đường ở 11 quận, huyện trên địa bàn TP HCM.

  • Nhiều tên đường ở TP HCM lâu nay bị đặt sai

  • TP HCM: Chính thức có tên đường Lê Văn Duyệt cạnh Lăng Ông

  • 45 tuyến đường tại 11 quận, huyện TP HCM sắp có tên mới

  • Kiến nghị đặt, đổi tên đường và cầu trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM - Cơ quan thường trực của Hội đồng đổi tên đường TP - vừa có tờ trình gửi UBND TP xem xét, đề nghị HĐND TP thông qua việc đặt tên mới cho 44 tuyến đường trên địa bàn TP.

Theo đó, tên Tố Hữu [nhà thơ, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng] sẽ được đặt cho đường Ven hồ và một phần đường ven sông Sài Gòn [Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2]; đường D1, phường Bình Khánh được mang tên An Tư Công Chúa - em gái út vua Trần Nhân Tông. Tên GS-TS-nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc cổ truyền Trần Văn Khê được đề xuất đặt cho đường Dự án Cống hộp Phan Văn Hân ở quận Bình Thạnh.

Ngoài ra, nhiều tuyến đường ở các quận 3, 12, 7, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức... được đề xuất mang tên các mẹ Việt Nam anh hùng như: Đỗ Thị Lời, Nguyễn Thị Gạch, Phạm Thị Ba, Trương Thị Hoa, Trần Thị Trọng, Phan Thị Hành…

Theo Sở Văn hoá và Thể thao TP, 44 tuyến đường trên địa bàn các quận 2, 3, 7, 9, 12, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức và huyện Bình Chánh, Củ Chi được đề nghị đặt tên mới đáp ứng quy định "Đường có chiều dài tối thiểu 200m, lộ giới tối thiểu 12m trở lên mới được đặt tên".

Trước đó, Sở Văn hóa và Thể thao đã phối hợp với các quận, huyện khảo sát cụ thể từng tuyến đường để xác định các thông số như chiều dài, lộ giới, giới hạn và có bản đồ thể hiện rõ vị trí từng tuyến đường.

Quá trình lấy ý kiến các cấp, các ngành, nhân dân và các chuyên gia đều đạt thống nhất cao và đã đáp ứng đúng theo quy định tại Thông tư năm 2006 của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch về hướng dẫn một số điều của Quy chế đặt, đổi tên đường phố, công trình công cộng [kèm theo Nghị định 91/2005 của Chính phủ].

Phan Anh

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

TAG

ĐỖ THỊ LỜI

Phóng to
Má Lời tại lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang của Thành đoàn TP.HCM [1996]
TT [TP.HCM] - Bên linh cữu của má có rất nhiều con, cháu với những vành khăn tang, những dòng nước mắt. Nhưng rồi hỏi kỹ lại thì không có ai mang dòng máu của má. Mọi người lại khóc! Thế ra cả đời má chẳng có chút gì cho riêng mình, chỉ có các huân chương, huy chương và danh hiệu “Bà mẹ VN anh hùng”.

Cuộc đời má Năm Lời gắn liền với các hoạt động cách mạng, các hoạt động của Thành đoàn TP.HCM. Trong lý lịch công tác, công việc của má được ghi bằng những từ đơn giản “giao liên, bình phong”.

Chị Út Sương [Nguyễn Thị Tư] bảo: “Đúng là má coi chúng tôi như con cháu thật sự nên mới có thể khiến mấy anh em mỗi đứa một phương xáp vô thành một nhà rất tự nhiên. Má dạy mỗi đứa mỗi kiểu để che mắt địch”.

Hồi ấy Út Sương, Lục Lạc, Mười Minh - hai gái, một trai - “đổ bộ” vào nhà má ở xóm Tro [Q.5]. Má phân vai: má là dì Năm, dì ruột của Mười Minh. Lục Lạc là em, và còn Út Sương là vợ Mười Minh.

Bà mẹ VN anh hùng Đỗ Thị Lời

Sinh năm 1910 tại Hóc Môn, Sài Gòn. Mất ngày 11-11-2003. Hưởng thọ 94 tuổi.

Tham gia cách mạng từ tháng 8-1930. Kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1937; kết nạp lần 2 vào Đảng Cộng sản VN năm 1961.

Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng nhất.

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhì.

Thỉnh thoảng má bày chuyện chị dâu, em chồng cãi lộn để hai người có cớ giả vờ giận dỗi thay nhau về cứ. Mười Minh đi công tác, má lại dạy Út Sương giận hờn, ghen tuông. Hai người cùng nhau chở vũ khí vào trận, sau khi dặn dò cẩn thận, má lại sang hàng xóm “vẽ” chuyện: “Hai đứa đó ghen tuông cãi nhau vậy rồi lại đeo như sam”.

Mười Minh tướng cao, trắng trẻo, Út Sương lại thấp và đen, có người thắc mắc, má giải thích: “Thằng Mười cãi cha, cãi mẹ, tướng tá vậy mà đi lấy con nhỏ “chà cái”...”. Út Sương lúc ấy mới 18, 19 tuổi, không chịu để bị gọi là “chà cái” nên cãi với má dữ lắm, cả khóc nữa. Dì Năm chỉ cười, bảo: “Vì tổ chức mà”.

Chị Út khóc: “Hôm vào Bệnh viện Chợ Rẫy thăm, má đã gần hôn mê rồi. Chị gọi: “Má nhận ra con không? Con “chà cái” đây nè”; má mở mắt ra, lại cười: “Giờ mày chịu rồi hả?”. Không ngờ má lại nhớ từng li từng tí như vậy”.

Danh sách những người từng đóng vai con cháu của dì Năm còn dài như Ba Châu [Lê Minh Châu], Ba Vạn [Phan Chánh Tâm], Hồ Hảo Hớn… Anh Ba Vạn vẫn còn nhớ những bữa ăn má nấu hồi ấy rất ngon và cũng rất tiết kiệm. Toàn bộ ban chỉ huy Khu đoàn Sài Gòn - Gia Định ở trong nhà má mà ai cũng rất yên tâm, tổ chức hoạt động vất vả vậy mà còn… mập ra.

Trong thực tế, công việc của má là mua nhà, mướn nhà, tổ chức thành một gia đình với một bà má lắm con, nhiều cháu; tảo tần buôn bán từng cần xé trái cây. Nhưng con cháu trong nhà má đều là những cán bộ chủ chốt của Thành đoàn; nằm dưới những giỏ trái cây là mìn, lựu đạn, súng; đâu đó trong nhà là những cái hố, hầm… Các cán bộ Thành đoàn đã trở thành con cháu thật sự của má như thế.

Rồi một đứa con trong nhà má ra đi. Anh Tư Sử, cán bộ Thành đoàn hi sinh năm 1961 trong lúc đang rải truyền đơn ở Gia Định. Má nghe tin, đau buồn đến không ăn cơm được nhưng vẫn phải xách giỏ ra chợ, vẫn phải nói cười. Rồi má về bảo các anh: “Thôi, vì dân, vì nước, cũng đành…”. Sau đó là anh Hồ Hảo Hớn, sau đó nữa…

Sau nữa là anh Đỗ Văn Mai, đứa con má nuôi dưỡng từ lúc hai tháng tuổi và coi là con thừa tự. Lúc nhỏ, má hoạt động ở đâu là anh Mai theo đó, lớn lên anh cũng trở thành cán bộ Thành đoàn, và trở thành một trong những liệt sĩ của Thành đoàn. Đây là một giai đoạn khó khăn, đau đớn nhất của đời má.

Trước đó, kho vũ khí phục vụ chiến dịch Mậu Thân được ngụy trang là một vựa trái cây bị lộ, má bị bắt. Hơn hai năm khảo cung, tra tấn, địch không lấy được lời khai nào đành phải thả má ra. Ra tù, đứt liên lạc, má dò la, tìm hỏi thì chỉ biết được tin người con trai, mà lại là tin anh đã hi sinh. Má đau đớn trở về quê cũ…

Những người đứng đầu phong trào như anh Ba Vạn, chị Tư Liêm bảo lúc ấy má đã lớn tuổi, lại ốm yếu vì bị tra tấn, lại đau đớn vì mất mát nên ai cũng nghĩ má sẽ không tiếp tục hoạt động được. Nhưng rồi sau giải phóng lại thấy má tới Thành đoàn nhận công tác, tiếp tục con đường cách mạng.

Nhận thức rõ con đường của Bình Xuyên đã ngả theo hướng phản động, cô Lời khuyên chồng nên trở về với cách mạng. Năm lần bảy lượt chồng vẫn không đồng ý, cô Năm Lời tự tay cầm dao chặt đứt ngón tay trỏ của mình để khẳng định quyết tâm đoạn tuyệt.

Con đường ấy má đã chọn, một cách rất quyết liệt từ khi còn là một cô gái trẻ. Câu chuyện về sự lựa chọn ấy sẽ mang đến cho người nghe nhiều ngạc nhiên: tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm, càng lúc cô Năm Lời càng say mê.

Có một thời gian bị bắt, bị giam chung với chị Nguyễn Thị Minh Khai, cô Lời càng nung nấu tinh thân cách mạng sắt đá. Bối cảnh trước và sau Cách mạng Tháng Tám thật nhiều phức tạp, nhiều hướng đi, chồng của cô Năm Lời là người của lực lượng Bình Xuyên đã rất hăng hái tham gia cướp chính quyền.

Anh Ba Châu, trên đầu chít khăn tang, đứng vai trò chủ tang trong tang lễ, ngậm ngùi: “Đi hoạt động, gặp một ngày là má đã coi như con. Tin cách mạng, tin các con nên việc gì má cũng làm và làm tốt, không nề nguy hiểm. Có lần má bỏ cả xấp tài liệu mật vào giỏ trầu, tới lui tỉnh khô. Tụi tôi lo toát mồ hôi nhưng rồi cũng quen…”.

Trong chiến tranh thì không nề nguy hiểm, hòa bình rồi má lại không màng vật chất, không một lời đòi hỏi. Phải lâu sau má được công ty chất đốt xây cho căn nhà tình nghĩa ở Hóc Môn. Má lúc ấy mắt đã mờ, chân đã chậm, đau yếu thường xuyên. Má ở nhà anh Ba Châu, ở bệnh viện, rồi những ngày cuối đời lại dưỡng bệnh tại Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè.

“Tôi phải nài nỉ mãi má mới đồng ý cho an táng tại nghĩa trang thành phố thay vì về quê nhà tại Hóc Môn. Má nói thế này: Thì tao theo thằng Châu thôi”. Bàn thờ của má từ nay sẽ đặt tại nhà anh Ba Châu.

Má không có gì cho riêng mình, nhưng lại có tất cả.

PHẠM VŨ

Video liên quan

Chủ Đề