Tiềm năng phát triển kinh tế của châu phi là gì

Càphê Việt Nam đã có mặt tại thị trường nhiều nước châu Phi. [Nguồn: TTXVN]

Trong thời gian qua, quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và các nước châu Phi đã không ngừng được mở rộng và với tiềm năng của mình, châu Phi tiếp tục là một thị trường đầy tiềm năng đối với Việt Nam. Trên đây là đánh giá của ông Hoàng Đức Nhuận, Tham tán Thương mại tại Algeria kiêm nhiệm các nước Senegal, Mali, Niger và Gambia. Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Algeria nhân dịp Chủ tịch Nước Trần Đại Quang vừa kết thúc chuyến công du hai nước Ai Cập và Ethopia với việc mở ra nhiều cơ hội hợp tác phát triển thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với hai nước châu Phi này nói riêng và với châu Phi nói chung, ông Hoàng Đức Nhuận cho biết nhiều hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-châu Phi và giữa Việt Nam với từng nước ở lục địa này đã được các cơ quan hữu quan tổ chức. Ngày càng có nhiều đoàn doanh nghiệp hai bên sang gặp gỡ, tiếp xúc và tham dự các hội chợ triển lãm quốc tế để tìm hiểu cơ hội kinh doanh, hợp tác. Tính đến năm 2017, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hầu hết 55 nước châu Phi.


[Châu Phi - thị trường giàu tiềm năng cho các sản phẩm Made in Vietnam]

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và châu Phi đã tăng từ 5,2 tỷ USD năm 2015 lên 6,7 tỷ USD năm 2017, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 2,7 tỷ USD. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi đạt 723,7 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu đạt 212,7 triệu USD, giảm 67%. Các đối tác thương mại chính của Việt Nam tại châu Phi gồm Côte d'Ivoire, Nam Phi, Ghana, Ai Cập, Algeria, Maroc, Nigeria, Cameroon, Benin... Những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang khu vực này gồm hàng công nghiệp [điện thoại di động và linh kiện, máy tính và linh kiện, hàng dệt may, giày dép], hàng nông nghiệp [gạo, cà phê, hạt tiêu, cơm dừa, hạt điều nhân], hàng thủy sản [cá tra, ba sa, tôm], hàng vật liệu xây dựng... Về nhập khẩu, Việt Nam mua từ châu Phi chủ yếu là hàng nguyên liệu thô như điều thô, bông, gỗ, đồng, quặng, thức ăn gia súc... phục vụ các ngành công nghiệp chế biến trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh thương mại, doanh nghiệp hai bên cũng tăng cường đầu tư vào thị trường của nhau. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến hết tháng 8/2018, đã có 16 quốc gia và vùng lãnh thổ của châu Phi đầu tư vào Việt Nam với tổng số 247 dự án, giá trị 1,562 tỷ USD. Các nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam là Seychelles, Mauritius, Angola và Swaziland. Các lĩnh vực đầu tư chính gồm công nghiệp chế biến, chế tạo, bán buôn, bán lẻ, sửa chữa, lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ, dịch vụ lưu trú và tư vấn. Theo chiều ngược lại, tính đến hết năm 2015, Việt Nam đã đầu tư 33 dự án sang 12 nước châu Phi, chủ yếu là Algeria, Tanzania, Mozambique, Cameroon, Burundi trong các lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí, viễn thông, thủy điện, chế biến gỗ… với tổng số vốn 2,597 tỷ USD. Đề cập đến những lĩnh vực tiềm năng và thế mạnh có thể thúc đẩy phát triển hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các nước châu Phi trong thời gian tới, Tham tán Hoàng Đức Nhuận cho hay châu Phi gồm 55 nước với dân số hơn 1,2 tỷ người, kinh tế khu vực này tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây kéo theo nhu cầu tiêu dùng cũng tăng theo. Năm 2016, kim ngạch nhập khẩu của Lục địa Đen đạt khoảng 480 tỷ USD. Dự báo đến năm 2020, khu vực này sẽ nhập khẩu khoảng 1.200 tỷ USD hàng hóa các loại. Thị trường châu Phi được đánh giá là “dễ tính” đối với hàng hóa của Việt Nam. Hiện có 43/55 nước châu Phi đã tham gia vào WTO, do đó, các nước này đã dỡ bỏ dần hàng rào phi thuế quan, giảm thuế nhập khẩu. Do thường xuyên chịu hạn hán, thiên tai, biến động chính trị nên sản xuất lương thực của châu Phi không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Chẳng hạn, năm 2016, những nước trên nhập khẩu hàng nông sản trị giá 35 tỷ USD, ước tính sẽ lên tới 110 tỷ USD vào năm 2025. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp tại nhiều nước châu Phi còn kém phát triển nên phải nhập khẩu hầu hết các mặt hàng tiêu dùng. Hiện gạo, càphê, hạt tiêu, cơm dừa, thủy sản, điện thoại di động, hàng điện tử, sản phẩm dệt may, giày dép các loại… của Việt Nam đã có chỗ đứng tại thị trường châu Phi và được người tiêu dùng ưa chuộng. Về đầu tư, các nước châu Phi có nguồn nguyên liệu dồi dào như bông, điều, gỗ, dầu khí, kim loại quý…, trong khi trình độ khai thác, chế biến tại nhiều nước còn hạn chế. Vì vậy, chính phủ các nước châu Phi luôn kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư, liên doanh liên kết, chuyển giao công nghệ. Việc đầu tư tại châu lục này không những tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có, lực lượng lao động địa phương để sản xuất, tiêu thụ tại chỗ mà còn được hưởng thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu sang các nước trong khu vực cũng như sang Liên minh châu Âu [EU] và Mỹ. Đặc biệt, ngày 21/3/2018, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi [AU] diễn ra ở Kigali, Rwanda, 44 quốc gia châu Phi đã chính thức ký thỏa thuận thương mại tự do châu Phi [CFTA]. Hiệp định CFTA sẽ chính thức có hiệu lực trong vòng 180 ngày, sau khi có ít nhất 22 quốc gia ký kết phê chuẩn. Các nước thành viên cam kết sẽ bãi bỏ thuế đối với hơn 90% các mặt hàng trong tương lai. Vì vậy, việc đầu tư vào khu vực này sẽ là cơ hội để cung cấp hàng hóa cho một thị trường rộng lớn 1,2 tỷ dân với Tổng sản phẩm quốc nội [GDP] 2.500 tỷ USD. Một lợi thế khác trong hợp tác giữa Việt Nam và châu Phi là hai bên có mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp từ những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Chính phủ và người dân nhiều nước châu Phi luôn ngưỡng mộ và dành cho Việt Nam những tình cảm tốt đẹp đối với những thắng lợi trong quá khứ cũng như về những thành tựu kinh tế hiện tại. Về những khó khăn đối với phát triển việc hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các nước châu Phi hiện nay, Tham tán thương mại Hoàng Đức Nhuận cho biết qua tìm hiểu tình hình thực tế, có thể thấy một số khó khăn đang cản trở sự phát triển hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các nước châu Phi. Trước tiên, đó là tình hình chính trị-xã hội ở một số nước châu Phi vẫn còn chưa ổn định, gây bất lợi cho quan hệ kinh tế và hợp tác. Ngoài ra, sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, hệ thống pháp luật, tập quán kinh doanh, điều kiện đi lại khó khăn… cũng tạo ra những rào cản hạn chế sự phát triển quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. Ví dụ như Algeria chưa phải là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới [WTO] nên để giảm thâm hụt thương mại, nước này thường đưa ra các chính sách hạn chế nhập khẩu như ban hành lệnh cấm nhập khẩu đối với gần 900 mặt hàng kể từ đầu năm 2018, tăng thuế quan, áp dụng hạn ngạch đối với ôtô nhập khẩu. Về đầu tư, Algeria vẫn duy trì quy định 51/49, trong đó nhà đầu tư nước ngoài phải liên doanh với đối tác Algeria và chỉ được nắm giữ phần vốn thiểu số [49%]. Còn tại Mali và Niger, tình hình chính trị vẫn còn bất ổn. Bên cạnh đó, Algeria, Mali, Niger, Senegal đều là những quốc gia Hồi giáo và nói tiếng Pháp nên doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ tập quán kinh doanh để có cách thức giao dịch phù hợp. Thứ hai, mạng lưới cơ quan đại diện ngoại giao, thương mại của Việt Nam ở châu Phi còn mỏng. Trên tổng số 55 nước châu Phi mới chỉ có 8 Đại sứ quán và 5 cơ quan Thương vụ, do đó việc hỗ trợ cho doanh nghiệp về thông tin thị trường và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại còn hạn chế, các hoạt động quảng bá và giao lưu văn hóa còn ít. Bên cạnh đó, việc làm thủ tục xin thị thực nhập cảnh còn khó khăn do thiếu các cơ quan ngoại giao thường trú tại thủ đô mỗi nước. Các doanh nghiệp Việt Nam thường xin thị thực tại cửa khẩu sân bay nơi đến. Ví dụ để nhập cảnh Gambia, Mali, Niger, Senegal, các doanh nghiệp phải có thư mời của đối tác và thư chấp thuận của Cục Xuất nhập cảnh của những nước này.,… hoặc phải xin thị thực tại một nước thứ ba nơi có đại sứ quán các nước trên. Thứ ba, vẫn tồn tại tình trạng lừa đảo và gian lận thương mại tại một số nước Tây Phi [Benin, Cameroon, Mali, Togo]. Hơn nữa, về thanh toán, các doanh nghiệp châu Phi thường đề nghị phương thức trả chậm, ít sử dụng thư tín dụng L/C [trừ Algeria]. Điều này tạo tâm lý e ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn với các đối tác ở khu vực này. Vì vậy, trước khi giao dịch, doanh nghiệp cần liên hệ với các Thương vụ tại châu Phi cũng như Vụ Thị trường châu Á-châu Phi thuộc Bộ Công Thương để được tư vấn, hỗ trợ thẩm tra đối tác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên tích cực tham gia các sự kiện thương mại như hội chợ, triển lãm quốc tế, các hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp, các chương trình xúc tiến thương mại để tìm được những đối tác uy tín. Thứ tư, mặc dù có những nỗ lực của hai bên, song khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại, đầu tư, tài chính, ngân hàng… giữa Việt Nam và các nước châu Phi vẫn còn chưa hoàn thiện. Việt Nam và nhiều nước châu Phi hiện đang thúc đẩy việc đàm phán và ký kết các hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực này. Cuối cùng, việc trao đổi các đoàn các cấp sang thăm lẫn nhau vẫn còn hạn chế. Số lượng các doanh nghiệp có quy mô tài chính lớn sang kinh doanh và đầu tư tại thị trường của nhau chưa nhiều. Hoạt động xuất nhập khẩu phần lớn vẫn phải thực hiện qua trung gian là các doanh nhân châu Âu, châu Mỹ./.

[TTXVN/Vietnam+]

giảmNguồn tài nguyên khai thác đã không được sử dụng hiệu quả để tập trung vào các chương trình phát triển, trong khi đó, nguồn lợi nhuận khổng lồ từ việc khai thác tài nguyên này bị thâu tóm bởi các nhóm lợi ích [political elites] địa phương kết nối với các doanh nghiệp quốc tế lớn [international coorporations]. Một Nhà nước bị lũng đoạn với nạn tham nhũng, cấu kết phe phái, lạm dụng quyền lực [bad governance] càng làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi nguồn tài nguyên không được quản lý hiệu quả, và trở thành món mồi ngon để câu xé. Việc đa dạng chủng tộc ở châu Phi, điển hình mỗi nước có 40-80 bộ tộc, bộ lạc khác nhau, mỗi bộ tộc, bộ lạc có nền văn hoá, tiếng nói riêng, không thực sự tạo nên sự thống nhất quốc gia [national unity] và liên tục xảy ra các cuộc tranh chấp, nội chiến, tranh giành quyền kiểm soát nguồn tài nguyên, hoặc vì xung đột lợi ích

Ngược dòng lịch sử một chút, sau giai đoạn thuộc địa những năm 1970s, các nước ở châu Phi có mức GDP hầu như các nước châu Á: tàn phá chiến tranh, bóc lột thực dân, Nhà nước non trẻ. Chỉ sau 30-40 năm, châu Á đã phát triển một cách vượt bậc, cách xa châu Phi, trong khi các nước châu Phi, đặc biệt sub-Sahara châu Phi vẫn “đội sổ”. Lý giải nguyên nhân, có mấy lý do chính sau:

Châu Phi “giàu”, “rất giàu”, thường được xem là lục địa giàu về nguồn tài nguyên [resource-rich continent], chiếm hơn 30% trữ lượng khoáng sản thế giới, trong đó phải kể đến vàng, kim cương, dầu mỏ, đá quý. Tanzania nổi tiếng với vàng, Congo với đồng, Nambia với Uranium, Botswana với kim cương [xem bản đồ khoáng sản châu Phi]. Vậy mà gần 50% dân số châu Phi, đặc biệt tập trung ở vùng tiểu vùng Sahara châu Phi, sống dưới chuẩn nghèo thế giới [thu nhập ít hơn $1.25/ngày]. Central African Republic liên tục đội sổ là quốc gia nghèo nhất thế giới, có chỉ số Phát triển con người [HDI] thấp nhất thế giới, và là quốc gia không mạnh khoẻ nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Một, châu Phi, theo một nghĩa nào đó, đã không bắt kịp cuộc Cách mạng xanh. Các nước châu Á, với việc đầu tư phát triển nông nghiệp, giúp đảm bảo nguồn lương thực [food security], và khi nông nghiệp đảm bảo, sử dụng nguồn lao động thặng dư và vốn tập trung đầu tư công nghiệp và dịch vụ, nói cách khác, xây dựng trụ cột của nền kinh tế đất nước. Trong khi đó, điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết không cho phép các nước châu Phi, đặc biệt các nước ở vùng sub-Sahara châu Phi – ngay cận xích đạo, cùng với hạn hán, lũ lụt, thiếu kinh nghiệm trong việc làm nông [vốn quen với việc hái lượm, săn bắn], việc trồng trọt trở nên khó khăn hơn. Tư duy canh tác tiểu nông, hộ gia đình nhỏ lẹ, làm giảm khả năng canh tác, năng suất thấp mặc dù thiên nhiên khá ưu đãi, đất trù phú, thời tiết êm dịu [sub-Sahara châu Phi không nóng như mọi người vẫn nghĩ!]. Lý thuyết khác cho rằng các nhà lãnh đạo châu Phi không mặn mà phát triển nông nghiệp như các kỹ thuật gia [technocrat, politician] chính trị gia châu Á. Mối quan tâm của họ là khai thác nguồn tài nguyên sẵn có hơn là phát triển nông nghiệp [rất nhiều sản phẩm nông nghiệp ở Uganda được nhập khẩu từ các nước khác, đơn cử là Trung Quốc. Việc nhập khẩu thậm chí còn rẻ hơn so với tự sản xuất làm cho các sản phẩm nội địa trở nên kém cạnh tranh].

Thứ hai, nạn tham nhũng, lạm dụng quyền lực, thiếu năng lực của cơ quan chức năng dẫn đến quản trị nguồn lực không hiệu quả. Hầu hết các nguồn thu từ việc khai thác tài nguyên [mỏ dầu, than, vàng, v..v.] đều rơi vào tay giới tay trên [political elites]. Nguồn thu quốc gia không được phân phối đến các tầng lớp thấp hơn. Quá trình phân phối [trickle down process] diễn ra chậm, thậm chí không diễn ra. Trái ngược lại, đối với các nước châu Á, nhờ có chính sách phân phối nguồn thu nhập [thông qua việc đánh thuế, các chương trình phúc lợi xã hội] [redistribution policies], phần nào thành quả phát triển kinh tế đã hỗ trợ quá trình phát triển xã hội. Bộ phim Blood diamond phần nào giải thích quá trình này, khi các ông thầu kinh tế lớn, cấu kết với quan chức địa phương, không chỉ bóc lột sức lao động người dân, mà còn khai thác đến tận cùng nguồn tài nguyên phong phú của nước này. Nhìn sang các nước Bắc Âu, nhờ khả năng quản trị nguồn tài nguyên hiệu quả, tính minh bạch và giải trình cao của Chính phủ mà nguồn thu được sử dụng hiệu quả. Lý giải một chút, các nước Bắc Âu, trước Chiến tranh thế giới thứ 2, cũng là những nước phụ thuộc vào nông nghiệp, nghèo nàn, sau đó, nhờ việc bán tài nguyên phục vụ cho quá trình tái kiến thiết ở các nước châu Âu, thêm với việc không bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, và được lãnh đạo bởi các Đảng dân chủ cánh tả [tập trung vào phát triển xã hội] mà các nước Bắc Âu phát triển được như ngày nay. Trong giới Phát triển có một thuật ngữ mà các nhà chuyên môn hay dùng là Lời nguyền tài nguyên [the resource curse] nhằm mô tả các nước nào giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên thì sẽ chịu lời nguyền phải chịu cảnh tang tóc, chiến tranh, đau thương. Điển hình các cuộc nội chiến Boko Haram ở Nigeria là một ví dụ. Tất nhiên, nó chỉ mang tính tương đối.

Thứ ba, phải kể đến ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Sau giai đoạn thực địa, World Bank và IMF tiếp cận Chính phủ các nước châu Phi với đề xuất các gói viện trợ tái cấu trúc [structural adjustment], đầu tư vào các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, tuy nhiên, đi kèm các điều kiện về mở cửa kinh tế thị trường, hướng tới chế độ dân chủ. Nhìn lại tính hiệu quả các chương trình này, có thể nói chương trình bị thất bại, nếu không nói là thất bại một cách thảm hại. Việc tư nhân hoá [privatization] các công ty Quốc gia với nguồn vốn lũ lượt từ các nước phương Tây, sau này, bị chỉ trích thực chất là quy trình thuộc địa mới [neo-colonialism], dẫn đến sự phá sản của đơn vị kinh tế địa phương, thất nghiệp tràn lan, và thiếu hụt đầu ra sản phẩm. Thêm nữa, cách tiếp cận của các chương trình này là từ trên đưa lệnh xuống [top-down approach] mà không từ nhu cầu thực tế của người dân [bottom-up approach] nên các chương trình này nhanh chóng thất bại. Cộng thêm đề xuất thiết lập mô hình dân chủ càng làm các nước châu Phi, vốn với đặc điểm đa bộ tộc, bộ lạc, vốn đã không gắn kết với nhau, càng trở nên phân cách. Mình ở đây một thời gian, khi một người giới thiệu, họ thường sẽ nói mình đến từ bộ tộc, bộ lạc nào, hơn là có quốc tịch Uganda. Ví dụ khác, ở Nigeria, có hơn 50 Đảng phái, đại diện cho các bộ tộc, bộ lạc khác nhau. Mặc dù chỉ có 4-5 Đảng chính đứng ra tranh cử và hoạt động năng nổ, nhưng việc chia rẻ nội bộ càng khiến cho Chính phủ tập trung tranh gìanh quyên lực hơn là đầu tư cho các chương trình phát triển dài hạn. Mặc dù không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy dạng Nhà nước [độc tài hay dân chủ] có mối liên hệ với phát triển đất nước, nhưng việc chia rẽ nội bộ và Chính trị bất ổn ảnh hưởng đến việc đầu tư và triển khai các chính sách đồng nhất.

Thuật ngữ trong giới phát triển gọi đây là “lời nguyền tài nguyên” [resource curse]. Nghiên cứu của Jeffrey Sachs và Andrew Warner chỉ ra mối liên hệ giữa tài nguyên và tốc độ phát triển kinh tế phụ thuộc vào nguồn thu nhập được sử dụng như thế nào, thể chế Nhà nước, năng lực Chính phủ, giai đoạn phát triển quốc gia [early vs.late industrialisation]. Nguồn tài nguyên, do đó, có thể xem là “lời nguyền” hoặc “phước ban”. Lấy ví dụ các nước Bắc Âu, nhờ việc sử dụng hiệu quả nguồn dầu mỏ và than đá, cộng với một Nhà nước minh bạch và chính sách phân phối thu nhập [do Đảng Dân chủ xã hội tiên phong], đã vực dậy các nước này từ kinh tế dựa vào nông nghiệp thành nước công nghiệp phát triển, đặc biệt từ sau thế chiến thứ 2. Nhìn vào Nigeria, một nước giàu nguồn dầu mỏ, một trong những nguyên do phát sinh nội chiến Boko Haram là tranh chấp về nguồn tài nguyên. Chính phủ và các tập đoàn đa quốc gia đòi hỏi quyền sở hữu tài nguyên [dầu mỏ] trên chính mảnh đất của người bản địa [bộ tộc, bộ lạc khác], và thực tế, người bản địa không được hưởng lợi từ việc khai thác trên. Đói nghèo, đầu tư thấp cho dịch vụ giáo dục và chăm sóc sức khoẻ, tham nhũng, khác biệt tôn giáo [đạo Hồi và Thiên chúa giáo] làm ngòi lửa cho cuộc tranh chấp. Hơn một thập kỷ, nội chiến tiếp tục tồn tại và kéo dài cho đến ngày nay.

Việc có nhiều bộ tộc, bộ lạc khiến cho việc triển khai các chính sách khó khăn hơn. Có một lý thuyết tại sao các chương trình phát triển works ở các nước khác khi có thành phần dân tộc homogenious hơn. Việc đa dạng chủng tộc khiến cho việc thiết kế các chương trình đòi – more centrialised.

Đó những lý do khiến châu Phi, đặc biệt các nước ở sub-Sahara vẫn nghèo đói như ngày nay.

Thông tin thêm mời các bạn đọc thêm cuốn: The looting machine [Tom Burgis], Taxing Africa [Mick Moore], và Asia-Africa Development Divergence: A question of intent [David Henley].

– Ngọc Thảo –

Tagged Giảm nghèo

Video liên quan

Chủ Đề