Định nghĩa chính quyền đô thị là gì

Quản lý quy hoạch đô thị trong quá trình phát triển thị trường bất động sản, nhà ở của TPHCM minh bạch, bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045

176 - 2020

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC, QUY HOẠCH, HẠ TẦNG CỦA “ĐÔ THỊ SÁNG TẠO” ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO TP.HCM

176 - 2020

Kỳ vọng sự đột phá từ Thành phố phía Đông

102 - 2020

Chưa đủ điều kiện phát triển phương tiện giao thông cá nhân trên đường thủy

3012 - 2019

Phát triển mà không bảo tồn di sản Đà Lạt sẽ không còn là Đà Lạt

199 - 2019

Giải pháp cải tạo và phát triển đô thị một cách thông minh - bền vững

97 - 2019

Một số gợi ý về phát triển hạ tầng dịch vụ trong quá trình tái cấu trúc vùng thành phố Hồ Chí Minh

57 - 2019

Dịch vụ thương mại và định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển dịch vụ thương mại đến năm 2025, định hướng 2030

235 - 2019

Xây dựng và phát triển nền kiến trúc Việt Nam tiên tiến - đậm đà bản sắc dân tộc

114 - 2019

Quy hoạch phát triển không gian ngầm ở TP.HCM: Cân bằng lợi ích giữa cộng đồng, nhà nước và nhà đầu tư

Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích về tổ chức chính quyền đô thị ở một số thành phố lớn trên thế giới [Bắc Kinh - Trung Quốc, Seoul - Hàn Quốc, Berlin - Đức, New York - Hoa Kỳ] ở các phương diện: Mô hình tổ chức chính quyền đô thị với nguồn gốc hình thành; cơ cấu tổ chức; cách thành lập và thẩm quyền, từ đó, đưa ra một số nhận xét về mô hình tổ chức chính quyền đô thị từ các thành phố lớn này để làm cơ sở xây dựng mô hình chính quyền đô thị ở Việt Nam.

Abstract: The article focuses on analyzing the organization of urban government in some major cities in the world [Beijing - China, Seoul - Korea, Berlin - Germany, New York - USA] in the following aspects: organizational model of urban government with its origins; organizational structure; establishment method and authority, from which, makes some comments on the model of urban government organization from these big cities as a basis for building the urban government model in Vietnam.

1. Mô hình chính quyền đô thị ở một số thành phố lớn trên thế giới

1.1. Thành phố Bắc Kinh [Trung Quốc]

Mô hình tổ chức chính quyền đô thị: Đại hội nhân dân - Thị trưởng.

Nguồn gốc hình thành: Trung Quốc chủ trương thực hành rộng rãi thể chế “Thị lãnh đạo huyện” [tỉnh lãnh đạo huyện]. Do đó, các “Thành phố tương đối lớn” đã bị biến thành một cấp trung gian trong chính quyền địa phương Trung Quốc[1]. Bắc Kinh nằm trong địa phận của tỉnh Hà Bắc nhưng là một đơn vị độc lập, tương đương với tỉnh và là một đơn vị chính quyền địa phương độc lập, được chia thành 14 quận nội thị và cận nội thị, cùng 02 huyện nông thôn. Chính quyền địa phương cấp tỉnh bao gồm: Tỉnh, khu vực tự trị của các thành phố và các thành phố trực thuộc trung ương và hai đặc khu là Hồng Kông và Ma Cao. Bắc Kinh là một đơn vị chính quyền địa phương độc lập và là thành phố trực thuộc trung ương[2].

Cơ cấu, tổ chức: Chính quyền hành chính Thành phố Bắc Kinh bao gồm: Thị trưởng, các Phó Thị trưởng, Tổng thư ký và Giám đốc của các sở, ban, ngành. Chính quyền quận bao gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Chủ nhiệm các Ủy ban, các Giám đốc của phòng, ban.

Cách thành lập: Các thành viên của chính quyền Thành phố Bắc Kinh được Đại hội nhân dân bầu, nhiệm kỳ 05 năm. Cơ cấu tổ chức của ban, ngành của quận cũng tương tự như của Thành phố nhằm bảo đảm các hoạt động quản lý trên các lĩnh vực có liên quan. Đại hội nhân dân quận bao gồm các đại biểu do cử tri các đơn vị bầu cử trực tiếp bầu. Nhiệm kỳ 05 năm. Đại hội nhân dân bầu ra Ủy ban thường trực[3].

Thẩm quyền: Chính quyền hành chính Thành phố Bắc Kinh là cơ quan chấp hành của Đại hội nhân dân Thành phố, là cơ quan hành chính của Thành phố và chịu sự lãnh đạo thống nhất của Hội đồng nhà nước - Quốc vụ viện. Chức năng chung của chính quyền Thành phố Bắc Kinh là: Thực thi các quyết định của Đại hội nhân dân; tiến hành các biện pháp hành chính và ban hành các quy tắc, quy định; lãnh đạo hoạt động của cấp dưới [14 quận và 02 huyện]; thực thi các kế hoạch kinh tế và ngân sách; thực thi các công việc quản lý liên quan đến các vấn đề như kinh tế, giáo dục, khoa học, tài chính, dân sự, trật tự, an toàn xã hội, dân tộc và kế hoạch hóa gia đình. Chính quyền quận là cơ quan chấp hành của Đại hội nhân dân quận và Ủy ban thường trực và là cơ quan hành chính quận. Chính quyền quận là cơ quan quyền lực nhà nước ở quận, triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đại hội nhân dân quận, của Thành phố và của nhà nước[4].

1.2. Thành phố Seoul [Hàn Quốc]

Mô hình tổ chức chính quyền đô thị: Hội đồng - Thị trưởng.

Nguồn gốc hình thành: Tổ chức các đơn vị hành chính của Seoul hiện nay được chia làm 03 cấp gồm: [i] Cấp Thành phố [City]; [ii] Cấp quận - “Gu” [25 Gu]; [iii] Cấp làng - “Dong” [522 Dong, có thể xem như là cấp phường của Việt Nam]. Kể từ năm 1988, các quận trở thành cấp chính quyền tự trị và tiến hành bầu cử Quận trưởng từ năm 1995[5]. Như vậy, chính quyền đô thị của Seoul được thành lập ở thành phố và cấp quận.

Cơ cấu, tổ chức: Chính quyền cấp Thành phố Seoul gồm: Hội đồng Thành phố [Hội đồng vùng thủ đô Seoul - The Seoul Metropolitan Council] bao gồm 106 thành viên [cơ quan lập pháp] và cơ quan quản lý Thành phố [cơ quan hành pháp] do Thị trưởng đứng đầu. Chính quyền cấp quận cũng tương tự bao gồm Hội đồng quận và Quận trưởng[6]. Cụ thể: Ở cấp Thành phố, lãnh đạo Hội đồng gồm 01 Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch, các Ủy ban thường trực[7], các Ủy ban đặc biệt[8], Văn phòng với một số phòng, ban chuyên môn và các cố vấn[9] và có thể thành lập các ban phụ. Ở các quận tự trị, Hội đồng quận gồm: Chủ tịch và Phó Chủ tịch. Tiếp đến, cơ quan quản lý Thành phố gồm Thị trưởng, 03 Phó Thị trưởng[10] và trợ lý Thị trưởng. Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý Thành phố gồm có: 01 Văn phòng chính [Tòa thị chính thành phố], 19 cục, 63 phòng, ban và 45 văn phòng chi nhánh. Tại các quận ở Seoul, đứng đầu là Quận trưởng. Giúp việc cho Quận trưởng là 01 Phó Quận trưởng[11].

Cách thành lập: Hội đồng Thành phố Seoul có 96 người được bầu từ các khu vực bầu cử địa phương và 10 người được lựa chọn, đại diện theo tỷ lệ, với nhiệm kỳ là 04 năm. Các thành viên của lãnh đạo Hội đồng được bầu thông qua bỏ phiếu kín tại phiên họp toàn thể Hội đồng với nhiệm kỳ 02 năm. Các Ủy ban thường trực của Hội đồng có nhiệm kỳ 02 năm. Trong khi đó, các Ủy ban đặc biệt thường không tồn tại trong thời gian dài mà chỉ tồn tại cho đến khi dự luật mà Ủy ban đặc biệt thẩm tra, được thông qua trong phiên họp thường kỳ của Hội đồng. Nhiệm kỳ của các thành viên trong Ủy ban đặc biệt cũng phụ thuộc vào nhiệm kỳ của từng Ủy ban. Ngoài ra, còn có các ban khác sẽ được thành lập tùy thuộc vào tình hình thực tế. Tiếp đến, Hội đồng quận, các thành viên được người dân bầu lên từ các đơn vị bầu cử [các đơn vị bầu cử có thể trùng với các làng hoặc không]. Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng quận được các thành viên trong Hội đồng bầu ra với nhiệm kỳ nhất định, thường là 02 năm[12]. Theo Luật Tự quản chính quyền địa phương [sửa đổi, bổ sung năm 1988] thì Thị trưởng được bổ nhiệm bởi Tổng thống và Quận trưởng do Thị trưởng Thành phố Seoul bổ nhiệm. Đến tháng 3/1994, Luật Tự quản chính quyền địa phương đã được sửa đổi, theo đó, chế độ bổ nhiệm Thị trưởng được mở rộng hơn. Hiện nay, Thị trưởng Seoul được người dân trực tiếp bầu lên với nhiệm kỳ hoạt động là 04 năm và Quận trưởng được người dân trực tiếp bầu lên tại các khu vực bầu cử.

Thẩm quyền: Hội đồng Thành phố Seoul là cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ các sắc lệnh của chính quyền thành phố; quyết định những vấn đề tài chính, các dự luật về ngân sách của Thành phố; xem xét, kiểm tra, thanh tra các công việc hành chính, tiếp nhận và giải quyết đơn, thư kiến nghị của công dân. Chủ tịch Hội đồng là người đại diện cho Hội đồng và giám sát việc thực hiện các công việc hành chính của Thành phố. Phó Chủ tịch thay mặt Chủ tịch thực thi một số công việc của Chủ tịch khi được Chủ tịch ủy quyền hoặc khi Chủ tịch không thể thực hiện được nhiệm vụ. Các Ủy ban đặc biệt được thành lập để kiểm tra và điều hành những vấn đề nhất định trong phạm vi quyền hạn của một vài Ủy ban thường trực. Các ban phụ giám sát các đạo luật mới được xây dựng hoặc bổ sung, mang tính chất phụ giúp cho Hội đồng trong những trường hợp cụ thể. Tương tự, Hội đồng quận đóng vai trò là cơ quan đại diện cho người dân, là cơ quan lập pháp.

Kế đến, Thị trưởng là chủ thể trực tiếp phụ trách một số văn phòng và cục[13]. Phó Thị trưởng thứ nhất phụ trách các lĩnh vực kế toán, kiểm tra và thanh tra, kế hoạch khẩn cấp, kế hoạch thông tin, chính sách phụ nữ và gia đình, hành chính, tài chính, phúc lợi xã hội và sức khỏe, công nghiệp, văn hóa và môi trường, giao thông và quản lý chất lượng không khí. Phó Thị trưởng thứ 2 phụ trách về đổi mới công nghệ, kế hoạch đầu tư, kế hoạch xây dựng, nhà ở, cứu hỏa, cứu trợ và phát triển cân bằng đô thị. Trợ lý Thị trưởng giúp Thị trưởng quản lý những vấn đề liên quan đến phụ nữ, phúc lợi xã hội, chính sách môi trường, chính sách văn hóa, quản lý đô thị và phát triển cân bằng là bốn chuyên gia tư vấn, mỗi người được phân công phụ trách một hoặc một vài lĩnh vực cụ thể. Mặt khác, theo Luật Tự quản chính quyền địa phương [sửa đổi, bổ sung năm 1988], thì các quận của Thành phố Seoul được độc lập hơn trước trong việc thực hiện các công việc, các chức năng hành chính của mình. Mỗi quận có một số làng. Đây là những đơn vị cung cấp những dịch vụ thiết yếu và có quan hệ trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của người dân. Như vậy, mối quan hệ giữa chính quyền Thành phố Seoul và chính quyền các quận được xây dựng theo nguyên tắc tự quản[14].

1.3. Thành phố Berlin [Đức]

Mô hình tổ chức chính quyền đô thị: Toàn bộ Thành phố Berlin là một cộng đồng thống nhất[15] và duy nhất [Einheitsgemeide][16].

Nguồn gốc hình thành: Sau khi nước Đức thống nhất ngày 03/10/1990, Berlin trở thành Thủ đô của toàn Liên bang Đức. Sau Quyết nghị Thủ đô của Quốc hội Liên bang Đức vào năm 1991, Thành phố cũng thực thi chức năng của mình là trụ sở của Chính phủ và Quốc hội từ năm 1999[17]. Trong suốt 200 năm lịch sử, Thành phố Berlin tổ chức theo hướng giảm cấp đơn vị hành chính lãnh thổ, theo đó, địa bàn rộng nên được tổ chức theo nguyên tắc tản quyền thay vì phân quyền[18], bảo đảm tính gần dân và quyền tự quản địa phương[19].

Cơ cấu, tổ chức: Berlin là một thành phố rất đặc biệt - “Thành phố 3 trong 1”, vừa là một thành phố, vừa là một bang, vừa là cấp đơn vị hành chính lãnh thổ cuối cùng. Berlin được chia thành 12 Bezirk [tạm thời có thể hiểu là “quận” như ở Việt Nam][20]. Ngoài trụ sở chính của chính quyền Thành phố, tại các Bezirk sẽ thiết lập một bộ máy hành chính [Bezirksverwaltung] và trong phạm vi mỗi Bezirk lại thiết lập nhiều văn phòng tiếp dân [Bürgeramt]. Theo Hiến pháp của Berlin, Quốc hội tiểu bang Berlin [quyền lập pháp], bao gồm nghị sĩ của các Đảng Dân chủ Xã hội Đức – SPD[21], Liên minh Dân chủ Kitô giáo Đức – CDU[22], Đảng Cánh tả[23], Đảng Xanh[24] và Đảng Dân chủ Tự do – FDP[25]. Chính phủ tiểu bang [quyền hành pháp] bao gồm Thị trưởng và 08 nghị sĩ.

Cách thành lập: Vì Berlin là một đơn vị hành chính thống nhất nên các quận không phải là một đơn vị hành chính độc lập và vì thế mà phụ thuộc nhiều vào Quốc hội tiểu bang và các cơ quan hành chính dưới quyền của Quốc hội tiểu bang giám sát các quận trên bình diện hành chính. Mặc dù vậy, mỗi quận đều có đại diện nhân dân riêng, Hội đồng nhân dân quận [Bezirksverordnetenversammlung] bầu ra Ủy ban quận [Bezirksamt] bao gồm: Quận trưởng và 05 thành viên. Các Quận trưởng họp thành Hội đồng quận trưởng, có chủ tịch là người Thị trưởng đương nhiệm, cố vấn cho Quốc hội tiểu bang, đồng thời cũng là người đại diện cho tiểu bang và thành phố[26].

Thẩm quyền: Trong quan hệ với công dân, Berlin là một pháp nhân công quyền duy nhất; nếu có sai sót nào trong quản lý nhà nước, thì duy nhất chính quyền Thành phố Berlin là bị đơn trước Tòa án mà không thể đổ lỗi cho cấp dưới. Các Bezirk lại không có địa vị của một đơn vị hành chính lãnh thổ như quận ở Việt Nam, do đó, không có khả năng chịu trách nhiệm pháp lý [kein Rechtsträger], mà chỉ là một cơ cấu nội bộ của Berlin [tương đương như đơn vị cấp phòng của một công ty]. Bên cạnh đó, các văn phòng tiếp dân [Bürgeramt] trong Bezirk cũng chỉ đóng vai trò như văn phòng đại diện hay chi nhánh cho chính quyền Thành phố. Mạng lưới các văn phòng đại diện, chi nhánh của chính quyền Thành phố dày đặc và bảo đảm bán kính từ nơi cư trú đến văn phòng tiếp dân gần nhất [không quá 03 km]. Để tránh hiện tượng ùn tắc và biến các bộ máy hành chính tản quyền này thành “một cấp trung chuyển công văn” thì bộ máy hành chính đặt ở Bezirk, các văn phòng tiếp dân được ủy quyền trực tiếp giải quyết rất nhiều việc cho dân[27].

1.4. Thành phố New York [Hoa Kỳ]

Mô hình tổ chức chính quyền đô thị: Thị trưởng - Hội đồng [Mayor - Council Government, Mayor - Commission Government, viết tắt: Mayor - Council].

Nguồn gốc hình thành: đây là mô hình có từ lâu đời và phổ biến nhất ở Hoa Kỳ và là một trong hai kiểu chính quyền địa phương phổ biến nhất trong các khu tự quản tại Hoa Kỳ. Mô hình này thường được áp dụng tại các thành phố lớn, trong khi mô hình chính quyền Hội đồng - Quản đốc[28] lại được áp dụng phổ biến ở nhiều khu tự quản. Đầu thế kỷ XX, mô hình này được hầu hết các thành phố ở Hoa Kỳ áp dụng[29]. Với đặc điểm chung là Thị trưởng được cử tri trực tiếp bầu và căn cứ vào mối quan hệ giữa hành pháp và lập pháp, mô hình chính quyền Thị trưởng - Hội đồng có thể được chia thành hai loại: [i] Hình thức chính quyền Thị trưởng - Hội đồng “yếu”[30] và [ii] Hình thức chính quyền Thị trưởng - Hội đồng “mạnh”[31]. Kể từ khi mở rộng vào năm 1898, Thành phố New York luôn là một khu tự quản vùng đô thị [metropolitan municipality] có một thể chế chính quyền Thị trưởng - Hội đồng “mạnh”.

Cơ cấu, tổ chức: gồm một Thị trưởng đắc cử là người đứng đầu nhánh hành pháp và một Hội đồng [51 thành viên] đại diện cho các vùng lân cận, hình thành nên nhánh lập pháp. Ngoài ra, tại các quận của Thành phố New York sẽ bao gồm quận trưởng và cơ quan đại diện tại địa phương của Thành phố là Hội đồng khu dân cư [tối đa 50 ủy viên].

Cách thành lập: theo Hiến chương Thành phố, đứng đầu bộ máy chính quyền Thành phố là Thị trưởng, do dân bầu trực tiếp theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, với nhiệm kỳ 04 năm và chỉ được tối đa là hai nhiệm kỳ. Trong khi đó, Hội đồng Thành phố là cơ quan có thẩm quyền lập pháp, do người dân bầu ra, cũng với nhiệm kỳ 04 năm. Quận trưởng và Hội đồng khu dân cư sẽ do người dân trong quận trực tiếp bầu ra.

Thẩm quyền: Thị trưởng là người chịu trách nhiệm chính đối với các hoạt động hành pháp của chính quyền Thành phố như: Bổ nhiệm những viên chức thuộc về các cơ quan hành pháp [sở, phòng, ban]; phủ quyết các sắc lệnh của Thành phố và thường xuyên chịu trách nhiệm chuẩn bị ngân sách của Thành phố. Trong khi đó, Hội đồng Thành phố chủ yếu làm công việc lập pháp như: Phê chuẩn các sắc lệnh, quy định của Thành phố, ấn định thuế suất trên tài sản và phân chia ngân sách giữa các ngành khác nhau của Thành phố. Hội đồng Thành phố lập ra một số ủy ban để giám sát việc thực hiện các chức năng của chính quyền Thành phố. Các dự luật được Hội đồng thông qua bởi đa số và Thị trưởng là người ký ban hành. Ngoài ra, trong bộ máy chính quyền Thành phố còn có những chức danh quan trọng khác phụ trách những vấn đề về tài chính và giám sát tài chính, quản lý các quan hệ công cộng, trong đó, chức danh phụ trách về tài chính được dân bầu trực tiếp và Quận trưởng chịu trách nhiệm tư vấn cho Thị trưởng về những vấn đề có liên quan đến quận mình phụ trách, cụ thể: Vấn đề sử dụng đất, nhu cầu ngân sách hàng năm hoặc chỉ định Hội đồng khu dân cư và người đứng đầu các ban của quận.

2. Một số nhận xét về mô hình chính quyền đô thị từ các thành phố lớn trên thế giới

Trên cơ sở nghiên cứu mô hình của bốn thành phố nói trên, nhóm tác giả rút ra một số đặc điểm chung và nhấn mạnh những ưu điểm mà các mô hình mang đến, từ đó, đánh giá khách quan nhất những yếu tố phù hợp với mô hình chính quyền đô thị tại Việt Nam.

2.1. Một số đặc điểm chung

Một là, việc thiết lập chính quyền đô thị ở các thành phố lớn trên thế giới rất đa dạng. Với mức độ phổ biến ngày càng rộng rãi của học thuyết phân chia quyền lực, rất nhiều quốc gia đã áp dụng mô hình phân chia chính quyền thành các cơ quan lập pháp, hành pháp, thậm chí tư pháp tại đô thị trực thuộc trung ương của mình. Và ở mỗi thành phố, tùy thuộc vào đặc điểm lịch sử hình thành, vị trí địa lý, mật độ dân cư… sẽ lựa chọn mô hình chính quyền riêng phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý địa phương.

Hai là, bộ máy chính quyền đô thị ở các thành phố lớn thường được tổ chức theo hướng tinh gọn, cắt giảm tầng nấc trung gian, bảo đảm tính nhanh chóng và kịp thời trong công tác quản lý đô thị. Tùy theo việc phân vùng hành chính của từng quốc gia, chính quyền đô thị có thể trực thuộc trung ương hoặc có thể trực thuộc chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Chính quyền đô thị tại các thành phố là cấp chính quyền hoàn chỉnh gồm cơ quan đại diện nhân dân và cơ quan chấp hành, hành chính tại thành phố. Các cấp chính quyền trực thuộc [trung gian, cơ sở] có thể chỉ có cơ quan hành chính, không nhất thiết phải có cơ quan đại diện nhân dân.

Ba là, phần lớn ở mỗi cấp chính quyền đều lựa chọn hình thành 02 loại cơ quan. Đầu tiên là cơ quan đại diện, tiếp theo là cơ quan hành chính. Theo đó, tên gọi và cách thức thành lập cơ quan đại diện thì khá tương đối thống nhất, các đô thị trực thuộc trung ương thường đặt tên cho cơ quan đại diện ở cấp đô thị là Hội đồng [do dân bầu] và tùy vào mỗi đô thị mà vai trò của Hội đồng có thể mạnh, yếu khác nhau. Bên cạnh đó, tên gọi và cách thức thành lập của cơ quan hành chính thì tương đối đa dạng hơn [thị trưởng, ủy ban, có thể do cư dân bầu hoặc được bổ nhiệm hoặc cũng có thể do cơ quan đại diện thành lập]. Trong đó, mô hình cơ quan chấp hành - hành chính cá nhân được áp dụng khá rộng rãi tại các đô thị trực thuộc trung ương [thường là Thống đốc hay Thị trưởng][32].

Bốn là, chính quyền các đô thị trực thuộc trung ương phần lớn có quyền tự trị. Xu hướng trao quy chế tự quản cho các cấp chính quyền đô thị đã diễn ra một cách mạnh mẽ từ những năm 1980, bảo đảm cho chính quyền mỗi cấp quyền tự chủ [tự quản] trong các lĩnh vực từ ngân sách, tài chính, tổ chức bộ máy đến quản lý dân cư, bảo vệ môi trường…

Nhìn chung, mô hình chính quyền hai cấp là mô hình phổ biến cho các đô thị trực thuộc trung ương. Do có quy mô lớn về cả diện tích và dân số, các đô thị này thường được tiếp tục chia thành những đơn vị hành chính nhỏ hơn. Các đơn vị hành chính này có thể là chính quyền cơ sở, cũng có thể chỉ là một cấp hành chính trung gian, có chức năng như cánh tay nối dài của chính quyền đô thị.

2.2. Một số ưu điểm nổi bật

Một là, phát huy tối đa cơ chế quyền năng đi đôi với trách nhiệm, quyền năng lớn thì trách nhiệm lớn và ngược lại. Với mô hình người đứng đầu thành phố do dân bầu trực tiếp một cách công khai, minh bạch, dân chủ thì nếu muốn trúng cử, các ứng cử viên phải làm hài lòng dân [sự sắp đặt, ưu ái của cấp trên không còn ý nghĩa quyết định]. Trách nhiệm, quyền năng của người đứng đầu [Thị trưởng] được thiết kế theo nguyên tắc “trọn gói”. Do đó, khi vận động tranh cử, Thị trưởng phải “chào hàng trọn gói” và đưa ra các cam kết như là bản “hợp đồng tranh cử”, ví dụ như: Tiêu chuẩn tuyển chọn đội ngũ ê kíp làm việc, chất lượng dịch vụ công và giá cả, thuế, phí sẽ tăng hay giảm... Sau khi trúng cử, cử tri và Hội đồng Thành phố sẽ giám sát việc thực thi “hợp đồng tranh cử” này của Thị trưởng. Trên cơ sở ấn định các loại thuế suất và các nguồn thu, Hội đồng Thành phố sẽ quyết định phân bổ ngân sách; trong phạm vi ngân sách được phân bổ, Thị trưởng sẽ tự điều chỉnh việc tinh giản bộ máy và toàn quyền lựa chọn cấp phó, cũng như các giám đốc sở... Nếu phát hiện có sai sót hoặc chất lượng dịch vụ công thấp thì đều có thể quy về trách nhiệm của Thị trưởng và Thị trưởng phải tự rút lui khỏi “vũ đài chính trị” bằng cách từ chức.

Hai là, quyền tự quản “thực chất” được thiết lập triệt để. Các chính quyền đô thị lớn thường được quyền tự chủ rất lớn, điều này cho phép họ giải quyết thành công một số vấn đề như: [i] Về mặt ngân sách, tài sản, giữa các đô thị lớn với chính quyền cấp trên được thiết lập tương tự như quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con. Nguồn thu của các thành phố được luật hóa nên họ rất chủ động trong kế hoạch tài chính, không rơi vào thế bị động phải chờ phê duyệt[33]. Nếu thành phố bị tuyên bố phá sản thì Thị trưởng không thể nào giữ được “ghế” của mình; [ii] Chính quyền thành phố có quyền lập quy rất lớn, nếu muốn hạn chế nhập cư thì chính quyền thành phố sẽ có công cụ lập quy là nâng diện tích nhà ở tối thiểu/đầu người lên kịch trần. Nếu muốn giãn dân cư thì sẽ có công cụ lập quy là thành phố được quyền ấn định thuế suất bất động sản[34]; [iii] Các đô thị có quyền tự chủ lựa chọn mô hình quản lý phù hợp, khi rút bớt cấp hành chính lãnh thổ, các đô thị thường chú trọng mô hình tản quyền. Ví dụ: Chính quyền thành phố [trực thuộc trung ương] thay vì chỉ có duy nhất một văn phòng tiếp dân nằm ở trung tâm thì sẽ có nhiều văn phòng tiếp dân, nhiều đầu mối thụ lý hồ sơ nằm ở các đô thị vệ tinh phân bố đều trên toàn thành phố. Một số loại việc sẽ được ủy quyền cho văn phòng tiếp dân trực tiếp giải quyết.

Ba là, xây dựng thành công mô hình một cộng đồng nhất quán. Các đô thị trên thế giới không bị cắt khúc thành các đơn vị biệt lập như Việt Nam. Điều này giúp họ tránh khỏi một số vấn đề như: Công dân có quyền làm thủ tục hành chính ở bất kỳ nơi nào mà họ thấy thuận tiện nhất; rất ít thủ tục đòi hỏi phải đi đúng tuyến; việc cấp chỗ học mẫu giáo, trường phổ thông công lập được căn cứ vào bán kính từ nơi cư trú đến trường học gần nhất chứ không nhất thiết phải đúng tuyến; cảnh sát thành phố đang thi hành công vụ, khi thấy hành vi vi phạm pháp luật có quyền và nghĩa vụ bắt giữ mà không phân biệt địa bàn... Vì địa bàn thành phố về mặt an ninh trật tự được coi là một địa bàn thống nhất nên cảnh sát trưởng phải chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm pháp luật[35].

ThS. Nguyễn Thanh Quyên

ThS. Huỳnh Thị Hồng Nhiên

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

[1]. Xét ở góc độ phân cấp hành chính, đô thị Trung Quốc tồn tại 03 cấp là: 1] Thành phố trực thuộc trung ương có cấp bậc hành chính ngang với tỉnh và khu tự trị, là đơn vị hành chính địa phương cấp một; 2] Thành phố tương đối lớn, bao gồm thành phố cấp phó tỉnh và thành phố cấp địa khu, là đơn vị hành chính địa phương cấp hai, ở dưới tỉnh và trên huyện; 3] Thành phố cấp huyện, có cấp bậc hành chính tương đương với huyện, là đơn vị hành chính địa phương cấp ba, chỉ trên đơn vị hành chính địa phương cấp cơ sở là hương, trấn. Xét ở góc độ cấp bậc hành chính nhìn trong nội bộ hệ thống đô thị, có 04 cấp theo thứ tự trên dưới là: 1] Thành phố trực thuộc trung ương; 2] Thành phố cấp phó tỉnh; 3] Thành phố cấp địa khu; 4] Thành phố cấp huyện.

[2]. Li Hezhong, Studying the structure and size of local government in China, Beijing, Science Publishing House, 2012.

[3]. Shen Ronghua, Zhong Weijun, Research on the creative path of Chinese local government institutions, Beijing, China Social Science Publishing House, 2011.

[4]. Phan Tieu Quyen, Institutional reform of city management: Theory and practice, Beijing, Publisher of Social Science Literature, 1998.

[5]. Huyn – Silk Kim [1998], Seoul Metropolitan Area, Republic of Korea, p. 85.

[6]. //english.seoul.go.kr/gover/main/gover_main.htm, truy cập ngày 21/11/2022.

[7]. Mỗi Ủy ban thường trực có tối đa là 15 thành viên, gồm: Ủy ban chỉ đạo, Ủy ban Kinh tế - Tài chính, Ủy ban Môi trường và Nguồn nước, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục, Ủy ban Xây dựng, Ủy ban giao thông, Ủy ban Quản trị thành phố.

[8]. Mỗi Ủy ban đặc biệt thường có tối đa là 20 thành viên, gồm: Ủy ban đặc biệt về ngân sách và kế toán [đặc biệt có 33 thành viên], Ủy ban đặc biệt về phụ nữ, Ủy ban đặc biệt về phát triển tự trị địa phương, Ủy ban đặc biệt về khuyến khích phát triển cân bằng giữa các vùng.

[9]. Văn phòng gồm 10 người là các chuyên viên về các lĩnh vực thông tin công cộng, các chuyên viên thừa hành và Viện nghiên cứu chính sách.

[10]. Trong đó có 02 người chuyên trách về những công việc hành chính, 01 người chuyên trách về những vấn đề chính trị.

[11]. Đối với các quận của Hàn Quốc, không phải quận nào cũng có chế độ quản lý giống nhau. Quận ở các thành phố thuộc tỉnh [Si] sẽ khác với quận thuộc thành phố đặc biệt Seoul và 06 thành phố trực thuộc trung ương. Các quận của Seoul là các quận tự trị, có những chức năng khác với các quận ở các tỉnh, thành phố khác. Tại các tỉnh, thành phố với dân số trên 500.000 người có thể thành lập quận hành chính, khác với quận tự trị trực thuộc trung ương.

[12]. Metropolitan Governance and Planning in Transition: Asia - Pacific cases - UNCRD&NCUA, 1998.

[13]. Gồm: Văn phòng Kế hoạch và Đánh giá, Cục chính sách đánh giá, Cục Tài chính và Đầu tư, Cục Chính sách giáo dục, Phòng kế hoạch quan hệ công cộng, Văn phòng người phát ngôn của chính quyền Thành phố.

[14]. Vũ Hồng Anh [2014], Chính quyền đô thị - kinh nghiệm gì từ Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản,

//tcnn.vn/news/detail/5262/Chinh_quyen_do_tall.html, truy cập ngày 07/11/2022.

[15]. Bởi so với nông thôn thưa thớt [có làng mạc, cánh đồng, cánh rừng] thì thành thị là một cộng đồng cư trú liên tục, cho dù đông dân đến mấy, giữa các cụm dân cư sẽ có mối quan hệ chặt chẽ, có độ đồng nhất cao hơn rất nhiều. Chính vì vậy, các vấn đề của thành phố cần phải được giải quyết trong một thể thống nhất, đồng bộ.

[16]. Dưới Berlin không tồn tại bất kỳ một cấp đơn vị hành chính lãnh thổ độc lập nào. Nếu so sánh với Việt Nam thì Berlin vừa là đơn vị hành chính lãnh thổ cấp tỉnh, vừa là cấp huyện, vừa là cấp xã.

[17]. Bernd Stöver [2013], Berlin: A Short History, C.H.Beck, p. 20, ISBN 978-3-406-65633-0.

[18]. Mô hình tản quyền Berlin bảo đảm: Tự quản địa phương, dân chủ, giám sát cao, tiện lợi cho công dân.

[19]. W. Paul Strassmann [2008], The Strassmanns: Science, Politics and Migration in Turbulent Times [1793 - 1993], Berghahn Books, p. 26, ISBN 978-1-84545-416-6.

[20]. Bezirk không có từ hoàn toàn tương đương trong tiếng Việt nên thường được người Việt quy chiếu tạm gọi là “quận”. Vì về mặt diện tích và quy mô dân số thì Bezirk tương đương với một quận ở Việt Nam, nhưng về phương diện pháp lý thì Bezirk không có địa vị của một đơn vị hành chính lãnh thổ như quận ở Việt Nam.

[21]. SPD là từ viết tắt của Social Democratic Party of Germany tức Đảng Dân chủ Xã hội Đức.

[22]. Liên minh Dân chủ Kitô giáo Đức [CDU; Christlich Demokratische Union Deutschlands] là một đảng phái chính trị Dân chủ Kitô giáo ở Đức.

[23]. Tiếng Đức: Linkspartei.

[24]. Tiếng Đức: Büdnis 90/Die Grüne.

[25]. Tiếng Đức: Freie Demokratische Partei.

[26]. Peter B. Lewis [2012], Arthur Schopenhauer, Reaktion Books. p. 57, ISBN 978-1-78023-069-6.

[27]. Marvin Perry; Myrna Chase; James Jacob; Margaret Jacob; Theodore Von Laue [2012], Western Civilization: Ideas, Politics, and Society, Cengage Learning, p. 444, ISBN 1-133-70864-1.

[28]. Theo mô hình này, Hội đồng Thành phố New York gồm các thành viên do người dân trực tiếp bầu ra. Đây vừa là cơ quan lập pháp, vừa có thẩm quyền hành chính và có quyền cử ra những quan chức quản lý thành phố, kể cả thị trưởng. Bên cạnh quyền kiểm soát những vấn đề về ngân sách, Hội đồng Thành phố New York còn có thẩm quyền quyết định hầu hết các vấn đề quan trọng khác của đô thị. Thị trưởng có nhiệm vụ lập chương trình hoạt động, phân công công việc và kiểm tra việc thực hiện, được chỉ định nhân sự trong bộ máy hành chính đô thị, nhưng trong rất nhiều trường hợp lại chịu sự can thiệp và ảnh hưởng lớn từ phía Hội đồng. Đối với một số sở quan trọng của Thành phố, Hội đồng còn trực tiếp chỉ định người đứng đầu. Mô hình này thường được áp dụng ở những thành phố, thị trấn nhỏ và một số thành phố lớn như: Minneapolis, Houston, Seattle, Iowa.

[29]. Kathy Hayes, Semoon Chang [1990], “The Relative Efficiency of City Manager and Mayor-Council Forms of Government”, Southern Economic Journal, 57 [1], p. 167-177, DOI: 10.2307/1060487. JSTOR 1060487.

[30]. Trong hình thức chính quyền Thị trưởng - Hội đồng “yếu”: Thị trưởng không có quyền lực chính thức bên ngoài Hội đồng Thành phố; ảnh ưởng của Thị trưởng chỉ dựa vào nhân cách để hoàn thành các mục tiêu mong muốn. Đây là sản phẩm của kiểu dân chủ Jackson; là kết quả của niềm tin cho rằng, các chính trị gia nên có ít quyền lực và có nhiều kiểm soát để họ chỉ có thể gây ra tương đối ít thiệt hại. Hình thức này có thể được tìm thấy tại các thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ. Theo Saffell, Dave C., and Harry Basehart, State and Local Government: Politics and Public Policies, McGraw Hill, 9th ed, p. 237.

[31]. Trong hình thức chính quyền Thị trưởng - Hội đồng “mạnh”: Trong chính quyền thường gồm có một ngành hành chính với một Thị trưởng dân cử và một Hội đồng lập pháp độc viện. Thị trưởng dân cử được trao gần như toàn quyền hành pháp: Thị trưởng có quyền bổ nhiệm và sa thải các lãnh đạo ban ngành mà không cần hay chỉ cần một ít sự chấp thuận của Hội đồng lập pháp cũng như không cần phải tiếp nhận ý kiến công chúng; Thị trưởng lập và điều hành ngân sách Thành phố; Thị trưởng sẽ bổ nhiệm một viên chức hành chính trưởng. Đa số các thành phố chính và lớn của Hoa Kỳ sử dụng hình thức chính quyền Thị trưởng - Hội đồng mạnh, trong khi thành phố khổ nhỏ và trung có chiều hướng sử dụng hệ thống chính quyền Hội đồng - Quản đốc. Theo George C. Edwards III, Robert L. Lineberry, and Martin P. Wattenberg [2006], Government in America, Pearson Education, p. 677-678, ISBN 0-321-29236-7.

[32]. Thống đốc thường là người lãnh đạo chính quyền đô thị nói chung, bao gồm cả cơ quan lập pháp, hành pháp. Còn Thị trưởng thường chỉ là người đứng đầu bộ phận hành pháp của đô thị. Cơ quan này thường do nhân dân đô thị trực tiếp bầu ra, do vậy, quyền lực của Thống đốc hay Thị trưởng là rất lớn trong mối tương quan với cơ quan đại diện.

[33]. Nếu lạm chi thì thành phố phải bán tài sản của mình để trang trải các khoản chi. Nếu công chức thi hành công vụ gây thiệt hại thì phải bồi thường cho công dân; nếu ngân sách thường niên không đủ thì phải bán tài sản [trụ sở, đất đai] để bồi thường; nếu bán tài sản không đủ, công dân có quyền yêu cầu áp dụng thủ tục phá sản đối với thành phố.

[34]. Bằng công cụ thị trường họ có thể giãn dân rất hiệu quả, không vi phạm nhân quyền, cũng chẳng tốn tiền ngân sách mà lại có thêm ngân sách.

[35]. Việc quy ra trách nhiệm cụ thể của chiến sĩ cảnh sát nào là việc nội bộ của cảnh sát trưởng; giống như mất xe máy trong khuôn viên công ty thì khách hàng chỉ cần quan tâm kiện công ty và giám đốc phải hầu kiện mà không cần quan tâm việc mất xe do lỗi của bảo vệ hay lỗi của giám đốc.

Chính quyền đô thị khác chính quyền nông thôn như thế nào?

Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã. Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.

Chính quyền đô thị là như thế nào?

Chính quyền đô thị là chính quyền địa phương, được tổ chức phù hợp với các đặc điểm của đô thị. Quá trình xây dựng chính quyền đô thị chịu ảnh hưởng của quá trình đổi mới đất nước, xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ.

Chính quyền địa phương gồm những ai?

Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định”.

Mô hình tổ chức chính quyền địa phương là gì?

Tổ chức chính quyền địa phương là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đưa ra những phương thức tổ chức quản lý Nhà nước ở từng địa phương. Nhà nước Việt Nam là nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Mọi phương hướng hoạt động của Nhà nước đều hướng tới việc bảo vệ quyền công dân.

Chủ Đề