Mặt nổi đỏ là bị gì

SKĐS - Phát ban đỏ trên da là sự thay đổi kết cấu hoặc màu sắc của da làm xuất hiện của các đốm đỏ hoặc nổi sẩn trên da. Da vùng bị bệnh có thể sẽ nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Bệnh tuy lành tính nhưng mang lại cảm giác rất khó chịu cho người bệnh.

1. Phát ban đỏ trên da là gì?

NỘI DUNG:

Phát ban đỏ trên da là tình trạng trên da xuất hiện các mảng, đốm đỏ gây ngứa rất khó chịu. Phát ban đỏ thường xuất hiện đột ngột trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Với hầu hết các trường hợp, chúng không nghiêm trọng.

Phát ban đỏ có thể là các ban chấm đỏ: các mảng đỏ nhỏ, phẳng trên da; Ban sẩn là những nốt nổi sần nhỏ màu đỏ. Khi cả hai dấu hiệu trên đều xuất hiện gọi là ban dạng dát sẩn.

Sự đóng vảy, nứt da, hoặc loét da có thể xuất hiện chung với ban; Phát ban có kèm mụn nước được gọi là ban dạng mụn nước. Ngứa có thể có hoặc không đi kèm với phát ban.

2. Triệu chứng bệnh phát ban đỏ

Người bệnh có thể nhận biết tình trạng phát ban đỏ qua những triệu chứng:

  • Xuất hiện các nốt phát ban có màu hồng hoặc đỏ, có nổi mẩn hoặc mụn nước trên da.
  • Sau thời gian ngắn, vết ban lan ra các bộ phận khác gây ngứa ngáy và đau rát.
  • Trên da tổn thương có thể xuất hiện mụn mỏ, tăng sừng và tróc vảy.
  • Phát ban không đi kèm sốt.

Phát ban đỏ có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng phát ban đỏ trên da

Viêm da do tiếp xúc

Đây là một nguyên nhân phổ biến nhất gây ban đỏ trên da. Ban đỏ xuất hiện khi da tiếp xúc trực tiếp với một chất lạ gây phản ứng dị ứng, dẫn đến nổi ban. Các nguyên nhân gây viêm da do tiếp xúc:

  • Sử dụng các sản phẩm làm đẹp, bột giặt xà phòng có chất tẩy rửa cao.
  • Sử dụng thuốc nhuộm quần áo.
  • Tiếp xúc với các hóa chất: cao su, đàn hồi, nhựa…
  • Tiếp xúc vào các cây độc: cây sồi, thường xuân…

Thuốc

Phát ban đỏ do dùng thuốc có thể hình thành khi:

  • Cơ thể phản ứng dị ứng với thuốc.
  • Do một số tác dụng phụ của thuốc uống.
  • Nhạy cảm với ánh sáng khi sử dụng thuốc.

Các nguyên nhân khác có thể gây phát ban

  • Xuất hiện tại vị trí côn trùng cắn: Ve cắn có thể lây truyền bệnh.
  • Viêm da dị ứng: Phát ban xảy ra chủ yếu ở những người bị hen hay dị ứng. Ban thường có màu đỏ gây ngứa và đóng vảy.
  • Bệnh vảy nến: Có thể gây ra đóng vảy, ngứa, phát ban đỏ hình thành dọc ở da đầu, khuỷu tay và khớp
  • Viêm da tiết bã: Thường ảnh hưởng đến da đầu, gây đỏ da, đóng vảy và gàu. Phát ban cũng có thể xảy ra trên tai, miệng, hoặc mũi.
  • Lupus ban đỏ: Gây ra phát ban trên má, mũi. Ban này được xuất hiện ở 2 bên xương gò má.
  • Viêm khớp dạng thấp: Có thể gây nổi ban ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể.

4. Phát ban đỏ có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Phát ban đỏ mà không sốt thường tự thuyên giảm sau một vài giờ và không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bệnh do các nguyên nhân bệnh lý thì triệu chứng bệnh ngày càng lan rộng. Khi đó người bệnh không chỉ phải đối mặt với cảm giác khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt mà còn có nguy cơ nhiễm trùng, sốc phản vệ…

Nên đi khám ngay nếu xuất hiện các triệu chứng:

  • Tổn thương thứ phát xuất hiện trên da: viêm loét, nứt nẻ, dày sừng… làm người bệnh ngứa ngáy, đau đớn.
  • Bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm sau 3 ngày.
  • Phát ban lan rộng ra khắp cơ thể, đặc biệt ở miệng, lưỡi, họng.
  • Người bệnh bị tụt huyết áp và cảm thấy khó thở.

Ảnh minh họa.

5. Điều trị phát ban đỏ

Các vết mẩn đỏ và tình trạng ngứa ngáy sẽ được giải quyết nhanh chóng khi bác sĩ chỉ định các loại thuốc:

  • Thuốc kháng histamin: Hydroxyzine, Clorpheniramin, Cetirizine... có tác dụng ức chế cơ thể tiết ra histamin gây nổi mẩn và ngứa ngáy.
  • Thuốc corticoid: Fluocinolone, Triamcinolone, Hydrocortisone… giúp kháng viêm, ức chế hệ miễn dịch từ đó giảm nhanh triệu chứng phát ban, ngứa ngáy.
  • Thuốc bôi: Phenergan, Eumovate… làm dịu da, giảm ngứa.

Đa phần các loại thuốc làm bất hoạt histamin nên chỉ giải quyết được phần ngọn của bệnh mà không tác động vào nguyên nhân gây bệnh. Chính bởi vậy, sau khi ngưng thuốc, có thể các triệu chứng của phát ban đỏ sẽ quay trở lại.

Đặc biệt sử dụng thuốc tây trong thời gian dài rất dễ gặp phải các tác dụng phụ: Đau dạ dày, nhờn thuốc…. Vì thế trong quá trình điều trị người bệnh cần tuân thủ chỉ định thuốc để điều trị phát ban đỏ hiệu quả.

Bị nổi mẩn đỏ không ngứa gây ra hoang mang cho rất nhiều người bởi họ không biết lí do vì sao nó xuất hiện. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này trong đó có những trường hợp không đáng lo ngại nhưng cũng có những trường hợp cảnh báo các vấn đề về sức khỏe tuyệt đối không nên chủ quan.

1. Tại sao da bị nổi mẩn đỏ không ngứa?

1.1. Bị giãn mao mạch

Giãn mao mạch là tình trạng các mạch máu giãn ra giống như hình mạng nhện li ti ở bên dưới da. Những vùng da bị giãn mao mạch thì bề mặt da sẽ có mụn đỏ, màu thẫm hơn so với da bình thường. Hiện tượng này hay xuất hiện ở các vùng da dễ bị tổn thương như: chân, đùi, thái dương, má, mũi,... Nếu giãn mao mạch ngày càng nặng và không được điều trị thì có thể làm cho các mạch máu bị phình giãn.

Giãn mao mạch là một trong những tác nhân gây ra hiện tượng da nổi mẩn đỏ không ngứa

1.2. Bệnh viêm mao mạch dị ứng

Bị viêm mao mạch dị ứng có thể sẽ chịu tổn hại ở nhiều bộ phận trên cơ thể như: ruột, da, khớp, thận,... Triệu chứng điển hình của bệnh lý này là da bị nổi mẩn đỏ không ngứa khắp toàn thân. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng người bệnh có thể bị phù da.

Ngoài hiện tượng mẩn đỏ không gây ngứa da thì viêm mao mạch dị ứng còn có triệu chứng đau khớp, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,... Bệnh dễ gặp ở người trẻ tuổi và trẻ em; cần điều trị sớm để tránh ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

1.3. Nhiễm siêu vi

Khi bị nhiễm siêu virus nhiều người sẽ bị sốt cao trên 39 độ C, mệt mỏi và có các nốt mẩn đỏ không ngứa. Tuy nhiên, hiện tượng nổi mẩn này sẽ tự hết sau 7 - 10 ngày khi virus được đẩy lùi.

1.4. Bị sốt phát ban

Sốt phát ban vừa gây ra các nốt đỏ không ngứa trên da vừa gây sốt, hay gặp ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sẽ bị tiêu chảy, đau cơ, đau họng, đau bụng,...

1.5. Bệnh lupus ban đỏ

Người bị Lupus ban đỏ thường nổi mẩn đỏ không ngứa trên da kèm theo hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, đau khớp, mệt mỏi, sốt,... Đây là dạng bệnh lý tự miễn gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể như thận, tim, phổi, da,...

1.6. Mắc bệnh zona thần kinh

Zona thần kinh là bệnh có triệu chứng da nổi ban đỏ rát không ngứa. Nốt ban đỏ do zona có thể nhanh chóng lây ra các vùng da khác và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng, viêm phổi, viêm da, cơ mặt bị liệt, dây thần kinh bị ảnh hưởng,...

Người bị Lupus ban đỏ thường có hiện tượng da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa

1.7. Bị ung thư da

Bệnh ung thư da giai đoạn đầu cũng có triệu chứng nổi mẩn đỏ không ngứa ở da và không sốt. Bệnh càng tiến triển thì ban đỏ càng dày hơn rồi lan ra toàn thân. Đây là bệnh lý nguy hiểm bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của làn da mà còn tác động xấu đến sức khỏe và sự sống.

1.8. U máu

U máu là kết quả của sự tăng sinh mạch máu quá mức. Giai đoạn khởi phát bệnh làm xuất hiện nốt đỏ, phớt xanh hoặc tím trên da. U máu thường nổi gồ trên bề mặt da; khu trú chủ yếu ở vùng ngực, cổ, lưng, phía sau tai,... Nếu bệnh chuyển nặng khối u sẽ bị vỡ, chảy máu, lở loét, chèn nội tạng,...

2. Việc nên làm khi phát hiện da nổi mẩn đỏ không ngứa là gì?

Từ những nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ngứa trên đây có thể thấy không phải trường hợp nào bị hiện tượng này cũng nguy hiểm. Tuy nhiên, dù ở phương diện nào thì đây cũng là một triệu chứng gây ra những tác động nhất định đến cuộc sống của người bệnh, cụ thể như:

- Ảnh hưởng xấu về thẩm mỹ khiến cho người bệnh trở nên thiếu tự tin khi giao tiếp với người xung quanh.

- Có trường hợp nốt mẩn đỏ bị vỡ, viêm loét sau đó để lại sẹo xấu cho da.

- Một số trường hợp nổi mẩn đỏ không ngứa xuất phát từ bệnh lý bên trong cơ thể, nếu không được điều trị tích cực rất dễ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến những cơ quan khác như xương khớp, thần kinh, phổi,...

Khi các nốt mẩn đỏ trên da không có dấu hiệu thuyên giảm người bệnh nên gặp bác sĩ để kiểm tra

Chính vì thế, người bệnh cần gặp bác sĩ để tìm phương pháp xử trí ngay khi:

- Mẩn đỏ ngày càng nhiều, không có dấu hiệu thuyên giảm.

- Mẩn đỏ kèm theo viêm, loét, sốt, mệt mỏi,...

Việc khắc phục hiện tượng nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa muốn hiệu quả cần phải căn cứ trên nguyên nhân kích hoạt nó. Bản thân người bệnh không thể tự xác định chính xác được tác nhân khiến mình gặp phải hiện tượng này, vì thế, thăm khám bác sĩ là việc cần thiết. Khi đã tìm ra căn nguyên, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử trí khác nhau, ví dụ như:

- Với những trường hợp da nổi mẩn đỏ không gây ngứa xuất phát từ các bệnh lý ngoài da thì tổn thương trên da tương đối dễ khắc phục. Vấn đề chỉ trở nên nghiêm trọng khi phát sinh phản ứng viêm làm da bị tổn thương nặng hoặc vĩnh viễn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể ngăn chặn được bằng việc thăm khám và điều trị đúng phác đồ của bác sĩ da liễu. Thường thì người bệnh sẽ được bác sĩ kê một số loại thuốc bôi đặc trị để kiểm soát, tránh làm cho tổn thương trên da trở nên nặng nề hơn và cải thiện triệu chứng một cách hiệu quả.

- Với trường hợp bị viêm mao mạch dị ứng, do chưa có thuốc đặc trị nên việc điều trị chủ yếu nhằm mục đích khắc phục triệu chứng đồng thời kiểm soát diễn tiến của bệnh để hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng. Thường thì bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như: thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc Corticoid, thuốc chống viêm không steroid,...

Mặc dù trường hợp bị nổi nốt mẩn đỏ không gây ngứa da xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý tiềm ẩn nhiều hệ lụy nhưng người bệnh không cần lo lắng quá vì chỉ cần tìm và điều trị khỏi nguyên nhân bệnh lý, lập tức triệu chứng này sẽ tự động biến mất.

Nếu bạn đang bị nổi mẩn đỏ không ngứa và chưa biết cách nào để tìm ra nguyên nhân, hãy đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ da liễu tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56. Tại đây, bạn sẽ được những chuyên gia đầu ngành trực tiếp thăm khám và tư vấn phương pháp kiểm tra để chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị hiệu quả nhất.

Da bị nổi sẩn và ngứa là bệnh gì?

Tình trạng da bị nổi sần như da gà và ngứa là một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh lý dày sừng nang lông, tên khoa học là Keratosis Pilaris. Đây là bệnh lý da liễu thường gặp và không gây hại đến sức khỏe của người bệnh.

Tại sao lại bị nổi mề đay?

Mề đay có thể là dạng cấp tính [kéo dài không quá 6 tuần] hoặc mạn tính [kéo dài trên 6 tuần]. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh mề đay như dị ứng thời tiết, tiếp xúc với môi trường lạnh, dị ứng với hóa mỹ phẩm, côn trùng cắn, dị ứng phấn hoa, mệt mỏi, stress,...

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt là bị gì?

Mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt được coi là một những triệu chứng của viêm da cơ địa, còn có tên gọi khác là chàm cơ địa. Đây là loại bệnh về da liễu, thuộc vào loại viêm da mãn tính, thường nổi mẩn đỏ và gây ra ngứa ngáy. Bệnh do nhiều yếu tố gây ra như căng thẳng, dị ứng, môi trường xung quang hoặc do thời tiết.

Tại sao da mặt dễ bị dị ứng?

Da mặt là nơi mỏng và nhạy cảm nhất ở cơ thể, vì vậy đây là khu vực thường rất dễ bị dị ứng khi tiếp xúc dị nguyên.

Chủ Đề