Định lượng calci toàn phần máu là gì năm 2024

Calcium là loại cation phổ biến nhất trong cơ thể, phân bố ở trong xương/răng (99%), mô mềm, dịch ngoại bào. Nồng độ Calcium trong huyết tương được điều chỉnh bởi hormone tuyến cận giáp, Calcitonin, Vitamin D; ngoài ra còn phụ thuộc vào khẩu phần ăn, albumin huyết tương, pH máu, phospho và việc thải trừ Calci qua thận.

Định lượng calci toàn phần máu là gì năm 2024

Trong máu, Calcium tổn tại ở 2 dạng:

– Dạng bất hoạt Calcium gắn với Albumin, chiếm 50% Calcium lưu hành trong máu.

– Dạng hoạt tính lưu hành dưới dạng Calci ion hóa, không gắn với Albumin

Tất cả các biến đổi nồng độ Protein/Albumin huyết tương sẽ ảnh hưởng đến nồng độ Calcium máu, song chỉ Calci ion hóa mới gây các biểu hiện lâm sàng thực sự. Ca++ tham gia vào quá trình co cơ, chức năng tim, dẫn truyền xung thần kinh, quá trình đông máu.

NGUYÊN LÝ XÉT NGHIỆM

Calcium trong mẫu bệnh phẩm phản ứng với Arsenazo III tạo thành phức hợp màu. Đậm độ màu của phức hợp tỷ lệ thuận với Calcium trong mẫu huyết tương, đo ở bước sóng 635 nm.

Canxi không chỉ có vai trò quan trọng với hệ xương mà còn cần cho nhiều hoạt động của cơ bắp, dây thần kinh, quá trình đông máu,... Vì thế, duy trì chỉ số canxi trong máu bình thường sẽ giúp đảm bảo các hoạt động của những cơ quan này diễn ra tốt nhất. Trong trường hợp có các dấu hiệu bất thường về canxi máu thì xét nghiệm canxi máu sẽ giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân và có hướng khắc phục hiệu quả để tránh những hệ lụy không tốt cho sức khỏe.

1. Khái quát về canxi trong máu

Canxi là khoáng chất thiết yếu cần cho nhiều hoạt động của cơ thể: quá trình co cơ, giải phóng hormone vào máu, dẫn truyền thần kinh. Lượng canxi trong cơ thể duy trì ổn định nhờ vào: khả năng hấp thu canxi ở ruột, thực phẩm đưa vào cơ thể cùng mức độ đào thải canxi qua đường tiêu hóa và tiểu tiện.

Định lượng calci toàn phần máu là gì năm 2024

Một số vai trò của canxi đối với cơ thể

Canxi trong thức ăn khi vào cơ thể sẽ được lưu hành trong máu nhờ tác động của các yếu tố nội tiết rồi tích trữ phần lớn trong xương, số ít còn lại ở trong cơ. Canxi trong máu có 2 dạng:

- Dạng bất hoạt có liên kết với protein: chiếm 50%.

- Dạng tự do không liên kết với protein: chiếm gần 50%.

Mọi thay đổi về nồng độ protein huyết thanh ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ canxi máu. Bình thường lượng canxi máu được kiểm soát rất chặt, nếu chỉ số canxi máu xuống quá thấp thì phần canxi thiếu hụt sẽ được lấy từ trong xương ra đủ để cân bằng về mức bình thường. Trường hợp chỉ số canxi máu tăng cao thì lượng canxi dư thừa sẽ được lưu lại trong máu hoặc được đào thải qua nước tiểu, qua chất thải đi ra khỏi cơ thể.

2. Định lượng chỉ số canxi trong máu qua xét nghiệm canxi máu có ý nghĩa gì?

2.1. Khi nào nên làm xét nghiệm canxi máu?

Xét nghiệm canxi máu là xét nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá chỉ số canxi trong máu là bao nhiêu. Đây có thể là một trong các chỉ số cần có trong quá trình khám tổng quát nhưng cũng được thực hiện để theo dõi điều trị một số bệnh lý liên quan, kiểm tra tác dụng phụ từ việc dùng một số loại thuốc nhất định.

Xét nghiệm canxi máu thường được yêu cầu thực hiện trong các trường hợp:

- Mắc bệnh về xương.

- Ung thư.

- Bệnh lý gan, thận mạn tính.

- Rối loạn tuyến cận giáp.

- Kém hấp thu dinh dưỡng hoặc rối loạn hấp thu dinh dưỡng.

- Cường giáp hoặc suy giáp.

Định lượng calci toàn phần máu là gì năm 2024

Xét nghiệm canxi máu giúp xác định nguyên nhân rối loạn chỉ số canxi trong máu

2.2. Mục đích của xét nghiệm canxi máu

Việc định lượng chỉ số canxi trong máu thường được tiến hành nhằm mục đích:

- Đánh giá chuyển hóa canxi máu và chức năng tuyến cận giáp.

- Định lượng canxi huyết thanh trong theo dõi một số bệnh lý.

- Theo dõi chỉ số canxi máu trong và sau khi được truyền một lượng máu lớn.

- Có các triệu chứng hạ canxi máu: cứng, giật cơ ở miệng hoặc ngón tay và cần xác định nguyên nhân.

- Có triệu chứng tăng canxi huyết: buồn nôn, nôn, chán ăn, thiếu năng lượng, mệt mỏi, tiểu nhiều, táo bón, đau xương hoặc đau bụng.

- Cần định lượng ion canxi ở trẻ bị nhẹ cân và trẻ sơ sinh.

Ngoài những trường hợp trên đây thì trong các lần kiểm tra sức khỏe tổng quát, xét nghiệm canxi máu cũng là một phần của xét nghiệm máu.

2.3. Vai trò của xét nghiệm canxi máu

Canxi trong máu có vai trò rất quan trọng với cơ thể nên thông qua việc làm xét nghiệm để xác định chỉ số canxi trong máu sẽ giúp bác sĩ có căn cứ đánh giá chức năng của tuyến cận giáp và quá trình chuyển hóa canxi photpho.

Do đó, xét nghiệm canxi máu rất cần đối với điều trị:

- Tình trạng dị cảm, chuột rút, co cơ.

- Bị hôn mê không xác định được căn nguyên.

- Nôn thường xuyên mà không thể giải thích được nguyên nhân.

Ngoài ra, xét nghiệm canxi máu còn hỗ trợ quá trình theo dõi các tình trạng sức khỏe của người bị:

- Viêm tụy cấp.

- Ung thư di căn xương.

- Người đang dùng thuốc điều trị suy tim Digitalis, thuốc lợi tiểu, thuốc chống loãng xương Calcitonin.

2.4. Kết quả xét nghiệm canxi máu phản ánh điều gì?

Chỉ số canxi trong máu ở ngưỡng bình thường (đối với người trưởng thành) khoảng 8.6 - 10.2 mg/dL (2.1 - 2.6 mmol/L). Tùy vào cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm canxi máu mà tiêu chí tham chiếu này có thể khác biệt nhưng thường không chênh lệch đáng kể. Bác sĩ sẽ thông qua chỉ số canxi trong máu thể hiện trong kết quả xét nghiệm để đối chiếu với ngưỡng bình thường từ đó phân loại ra tăng hay giảm canxi máu:

Định lượng calci toàn phần máu là gì năm 2024

Thông tin tham khảo ý nghĩa của xét nghiệm canxi máu

- Tăng canxi máu

Điều này xảy ra khi kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số canxi trong máu vượt ngưỡng bình thường nêu trên. Người bị tăng canxi máu có thể không có triệu chứng nhưng cũng có thể có một số triệu chứng mơ hồ: mệt mỏi, lú lẫn, buồn nôn, chán ăn, táo bón, đau bụng, đau xương, ống thận bị tổn thương, nhịp tim rối loạn, tiểu nhiều lần, hay khát nước,... Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng tương đối giống với rất nhiều bệnh lý và cần phải xét nghiệm canxi máu thì mới chẩn đoán xác định được.

- Giảm canxi máu

Điều này có nghĩa là kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số canxi trong máu thấp hơn ngưỡng bình thường. Tình trạng này thường xảy ra khi cơ thể bị mất một lượng canxi lớn qua đường nước tiểu hoặc lượng canxi từ xương chuyển vào máu không đủ. Người bị hạ canxi máu thường có triệu chứng:

+ Chỉ số huyết áp thay đổi khác thường.

+ Nhịp tim rối loạn.

+ Hay bị tê mỏi đầu ngón chân ngón tay, lưỡi, môi.

+ Co cơ sinh ra đau cơ bắp, co quắp chân tay, chuột rút.

+ Khó thở, ngộp thở.

+ Dễ cáu gắt, trầm cảm, căng thẳng.

Hy vọng những thông tin được chia sẻ ở trên quý khách hàng đã hiểu thêm về ý nghĩa của chỉ số canxi trong máu qua xét nghiệm canxi máu và thấy được tầm quan trọng của xét nghiệm này.

Nếu đang nghi ngờ có bất cứ triệu chứng nào cảnh báo rối loạn chỉ số canxi máu, quý khách hàng có thể gọi điện đến tổng đài 1900 56 56 56 đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tại nhà cùng Hệ thống Y tế MEDLATEC để có kết quả đúng, xác định được tình trạng sức khỏe của mình và tìm ra biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Calci toàn phần trọng xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm canxi máu là phương pháp phổ biến áp dụng cho những bệnh nhân có biểu hiện liên quan đến rối loạn canxi máu. Xét nghiệm canxi máu toàn phần có thể giúp kiểm tra nồng độ canxi trong cơ thể, từ đó giúp đưa ra chẩn đoán và phát hiện nhiều tình trạng bệnh lý quan trọng.

Canxi trong máu bao nhiêu là bình thường?

Bình thường nồng độ canxi huyết thanh toàn phần từ 8,8 đến 10,4 mg/dL (2,20 đến 2,60 mmol/L).

Xét nghiệm canxi máu hết bao nhiêu tiền?

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG.

Cá ++ máu là gì?

Ca++ đóng vai trò quan trọng với tình trạng co cơ, chức năng tim, dẫn truyền các xung thần kinh và quá trình cầm máu của cơ thể. Ca++ khuếch tán được, nồng độ trong máu tăng khi nhiễm toan và giảm khi nhiễm kiềm. Nồng độ Ca++ bình thường vào khoảng 4,2 - 5,2 mEq/l (2,1 – 2,6 mmol/l) .