Dịch vụ thông tin duyên hải non gmdss là gì năm 2024

Hệ thống GMDSS ra đời thông qua việc sửa đổi và bổ xung SOLAS 74 với mục đích củng cố thêm hệ thống thông tin hàng hải. Với các chức năng chủ yếu là: thông tin phục vụ tìm kiếm và cứu nạn trên biển, thông tin an toàn hàng hải và thông tin thương mại.

Thông tin cứu nạn Hàng Hải: - Đảm bảo cho tàu khi bị tai nạn có khả năng phát được tín hiệu báo động cứu nạn tới một trung tâm phối hợp cứu nạn RCC, MRCC (Rescue. Co-odenation Center, MRCC Maritime). Khi MRCC thu được tín hiệu báo động cứu nạn có thể qua đài thông tin duyên hải hoặc qua đài cứu nạn hoặc các tàu đang ở trong vùng tai nạn. Một bức điện báo động cứu nạn phải bao gồm các thông tin về số nhận dạng của tàu, vị trí, tính chất bị nạn và các thông số khác. - Thông tin báo động cứu nạn trong hệ thống GMDSS được thiết kế theo cả 3 chiều : Từ tàu tới bờ, tàu tới tàu, bờ tới tàu ở tất cả các vùng biển. Chức năng này được thiết kế cả hai phương thức thông tin vệ tinh và mặt đất. - Một tín hiệu báo động cứu nạn thông thường được thực hiện nhân công và việc thực hiện xác báo cũng phải được thực hiện nhân công. - Khi một tàu bị chìm sẽ có phương tiện phát tín hiệu báo động khẩn cấp EPIRB thiết bị này có khả năng kích hoạt tự động. - Tín hiệu chuyển tiếp báo động cấp cứu từ tàu đến các tàu quanh vùng tai nạn được thực hiện cả bằng phương thức thông tin vệ tinh và mặt đất ở các tần số thích hợp. Thông thường hướng từ bờ đến tàu được thực hiện theo cách địa chỉ theo vùng địa lý.

Thông tin phối hợp tìm kiếm cứu nạn: - Nói chung thông tin là cần thiết cho việc phối hợp giữa các tàu và máy bay đi tìm kiếm cứu nạn. Trong đó có cả RCC với người chỉ huy hiện trường ở trong vùng cứu nạn. - Các bức điện phục vụ tìm kiếm và cứu nạn được phát theo cả hai chiều bởi phương thức thoại và phương thức truyền chữ trực tiếp. - Các công nghệ thông tin được sử dụng trong thông tin này là thoại truyền chữ hoặc cả hai, cả bằng phương thức mặt đất lẫn vệ tinh tuỳ vào điều kiện thông tin trong vùng bị nạn. - Thông tin hiện trường thường được sử dụng ở dải sóng MF và VHF bằng thoại hoặc truyền chữ trực tiếp NBDP.

Thông tin dùng để tìm kiếm vị trí của tàu hoặc xuồng cứu sinh khi bị nạnTrong hệ thống GMDSS được thực hiện bởi SARTS - SAR RADAR TRANSPONDERS - thiết bị phát đáp Radar.

Thông tin phục vụ an toàn hàng hải MSICác tàu cần phải được cung cấp các thông tin cập nhật về dự báo hàng hải, dự báo khí tượng cũng như các thông tin an toàn hàng hải khẩn cấp khác. - MSI được thông tin bởi phương thức NBDP chế độ phát FEC ở tần số 518 KHz, với những tàu hoạt động ngoài vùng phủ sóng NAVTEX thì các thông tin an toàn hàng hải được cung cấp qua dịch vụ EGC của hệ thống INMARSAT ở các vùng biển vĩ tuyến cao hoặc các vùng biển xa thực hiện bằng NBDP ở dải sóng HF. - Thông tin buồng lái với buồng lái : là các thông tin an toàn giữa các tàu ở các vị trí chạy tàu bình thường được thực hiện bởi thoại VHF.

Thông tin thương mại Là các thông tin giữa đội tàu với các mạng thông tin ở bờ bao gồm các nội dung quản lý và khai thác đội tàu, nó cũng có vai trò quan trọng trong an toàn Hàng Hải.

Tóm lại, hệ thống GMDSS có 9 chức năng thông tin chính cần được thực hiện bởi tất cả các tàu. Song song với việc này là yêu cầu về trang thiết bị vô tuyến cần thiết để thực hiện các chức năng đó trong những vùng biển mà tàu đang hoạt động. Nói cách khác, bất kể hoạt động ở vùng biển nào mỗi tàu phải được trang bị thiết bị vô tuyến có khả năng thực hiện 9 chức năng thông tin xuyên suốt cuộc hành trình của mình. 9 Chức năng đó là: - Phát và thu báo động cấp cứu theo chiều từ tàu đến bờ. - Phát và thu báo động cấp cứu theo chiều từ bờ đến tàu. - Phát và thu báo động cấp cứu theo chiều từ tàu đến tàu. - Phát và thu các thông tin phối hợp tìm kiếm và cứu nạn. - Phát và thu các thông tin hiện trường. - Phát và thu các tín hiệu định vị. - Phát và thu các thông tin an toàn Hàng Hải. - Phát và thu các thông tin thông thường. - Thông tin buồng lái.

Theo Hệ thống Đài Thông tin duyên hải Việt Nam

GMDSS viết tắt của cụm từ Global Maritime Distress and Safety System – Hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn toàn cầu là một hệ thống quốc tế dùng công nghệ liên lạc mặt đất, vệ tinh và các hệ thống vô tuyến trên tàu nhằm đảm bảo gửi báo động cấp cứu nhanh chóng, tự động đến các cơ sở có nhiệm vụ thông tin và cứu nạn trên bờ và cả đến các tàu thuyền ở lân cận trong trường hợp bị nạn.

Dịch vụ thông tin duyên hải non gmdss là gì năm 2024

Theo GMDSS, tất cả các tàu khách hoạt động tuyến quốc tế và tàu hàng có trọng tải từ 300GRT trở lên họat động tuyến quốc tế, phải được trang bị thiết bị vô tuyến phù hợp các tiêu chuẩn quốc tế đã được quy định cho hệ thống. Khái niệm cơ bản là các đơn vị tìm kiếm và cứu nạn trên bờ, cũng như tàu thuyền trong vùng lân cận tàu bị nạn sẽ nhận được tín hiệu báo động cấp cứu nhanh chóng nhờ kỹ thuật thông tin liên lạc vệ tinh và mặt đất để có thể phối hợp trong hoạt động tìm kiếm và cứu nạn trong thời gian nhanh nhất.

Lịch sử hinh thành GMDSS

Năm 1979,Tổ chức Hàng Hải quốc tế (International Maritime Organization -IMO) đã tổ chức hội nghị về vấn đề tìm kiếm và cứu nạn trên biển. Hội nghị này thông qua công ước về tìm kiếm và cứu nạn trên biển – SAR79. Với mục đích là thành lập một kế hoạch toàn cầu cho công tác tìm kiếm và cứu nạn trên biển, Hội nghị đã yêu cầu phát triển một hệ thống thông tin cứu nạn và an toàn hàng hải toàn cầu với những quy định bắt buộc về thông tin liên lạc để giúp cho công tác tìm kiếm và cứu nạn đạt hiệu quả cao nhất.

Cùng với sự phối hợp của các tổ chức quốc tế khác như Liên minh viễn thông quốc tế ITU, Tổ chức Inmarsat, hệ thống vệ tinh tìm kiếm cứu nạn COSPASS- SARSAT… đến năm 1988 một hệ thống thông tin đã được các nước thành viên IMO, trong đó Việt Nam là một thành viên đầy đủ, thông qua dưới dạng sửa đổi và bổ sung Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển SOLAS- 74 và được gọi là SOLAS – 74/88, khai sinh ra hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (Global Maritime Distress and Safety System- GMDSS).

Cách GMDSS hoạt động

Khi một con tàu sử dụng GMDSS, về cơ bản, nó sẽ gửi tín hiệu báo nạn qua vệ tinh hoặc thiết bị liên lạc vô tuyến. Nó cũng được sử dụng như một phương tiện để gửi hoặc nhận thông tin an toàn hàng hải và kênh liên lạc chung.

Trong khuôn khổ GMDSS, có các Vùng biển khác nhau để phân bổ thiết bị làm việc trong khu vực tương ứng.

AREA RANGE EQUIPMENT A1 20 to 50 M VHF DSC A2 50 to 400 M VHF + MF A3 70° N to 70° S VHF + MF + One INMARSAT A4 Above 70° N or S HF + MF + VHF

Chú thích:

Tần số trung bình: 300 KHz đến 3 MHz Tần số cao: 3 MHz đến 30 MHz Tần số rất cao: 30 MHz đến 300 MHz

Tần số rất cao (VHF)

Đối với mục đích liên lạc hàng hải, dải tần được phân bổ từ 156 MHz đến 174 MHz. Kênh 16, được đặt ở tần số 156.800 MHz, dành cho giao tiếp về Tình trạng cứu nạn, Khẩn cấp và An toàn.

Các kênh GUARD được đặt bên trên và bên dưới kênh 16 để tránh bất kỳ sự nhiễu sóng nào trên kênh 16. Một người không thể có lưu lượng thông suốt trên kênh 16 nếu bị nhiễu liên quan đến các liên lạc khác ngoài sự cố, an toàn và khẩn cấp. Vì vậy, các tần số kênh Guard là 156,775 MHz và 156,825 MHz.

Ngoài ra, bộ VHF chạy trên nguồn điện một chiều 24 Volt với kiểu truyền dẫn J3E cho Radiotelephony và kiểu truyền dẫn G2B cho VHF DSC.

Các hệ thống khác của GDMSS

INMARSAT

Là một hệ thống vệ tinh vận hành bao gồm các nhà ga mặt đất trên tàu – Inmarsat B, C và F77. Nó cung cấp các dịch vụ telex, điện thoại và truyền dữ liệu giữa tàu với tàu, tàu vào bờ và bờ với tàu cùng với dịch vụ telex và điện thoại ưu tiên kết nối với các trung tâm cứu hộ trên bờ.

NAVTEX

NAVTEX là một hệ thống tự động được quốc tế chấp nhận, được sử dụng để phân phối thông tin an toàn hàng hải-MSI và bao gồm các dự báo và cảnh báo thời tiết, cảnh báo điều hướng, thông báo tìm kiếm và cứu nạn và các thông tin an toàn tương tự khác.

Dịch vụ thông tin duyên hải non gmdss là gì năm 2024

Emergency Position Indicating Radio Beacon (EPIRB)

EPIRB là thiết bị giúp xác định vị trí của những người sống sót trong một chiến dịch SAR. Nó là một phương tiện cảnh báo cứu nạn cần thiết

Dịch vụ thông tin duyên hải non gmdss là gì năm 2024

Search and Rescue Locating Equipment

Thiết bị Định vị Tìm kiếm và Cứu nạn chủ yếu là thiết bị phát sóng Radar tìm kiếm và cứu nạn. Điều này được sử dụng để các đơn vị tìm kiếm và cứu nạn gia đình đến vị trí gặp nạn, truyền tin khi thẩm vấn.

Digital Selective Calling (DSC)

Đây là dịch vụ gọi giữa tàu với tàu, tàu vào bờ hoặc ngược lại để thông tin về an toàn và sự cố chủ yếu trên tần số cao hoặc trung bình và vô tuyến hàng hải VHF.