Dịch vụ bấm lỗ tai cho trẻ sơ sinh

Dù bấm lỗ tai ở thời điểm nào thì ba mẹ cũng cần chú ý chăm sóc cho lỗ tai bé cẩn thận để tránh nguy cơ nhiễm trùng hoặc ảnh hưởng đến vết thương.

a. Đối với trẻ sơ sinh:

Khi mới sinh, da của trẻ nhỏ thường rất dễ tổn thương. Ngay cả khi bị một vết chích của muỗi đốt, da con cũng đủ để sưng đỏ lên. Cộng thêm với việc hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên nguy cơ bị nhiễm trùng sẽ cao hơn nhiều so với người lớn. Vì thế, Tiến sĩ Nhi khoa Kimberly Schneider tại Đại học Sức khỏe Indiana [Hoa Kỳ] khuyến nghị nếu mẹ có ý định bấm lỗ tai cho bé sơ sinh, hãy cố gắng đợi ít nhất khi trẻ được 3 tháng tuổi vì “nếu có nguy cơ xảy ra nhiễm trùng do lỗ xỏ, trẻ dưới 3 tháng tuổi sẽ phải nhập viện và điều trị theo phác đồ với nhiều nguy cơ biến chứng cao hơn”.

Ngoài ra, cha mẹ nên chọn vị trí bấm lỗ cho trẻ phù hợp. Khi bấm lỗ tai cho bé sơ sinh, chỉ nên bấm phần dái tai. Đối với phần sụn tai, tuyệt đối không bấm cho con vì đó là nơi có nhiều dây thần kinh, đồng thời, gây đau dai dẳng hơn và khả năng nhiễm trùng cao hơn.

>>> Mẹ có thể xem: Xỏ lỗ tai cho bé từ sơ sinh, đúng hay đã sai rồi?

b. Đối với bé gái lớn:

Có nên bấm lỗ tai cho trẻ hay không? Quyết định này nằm ở cha mẹ. Trong trường hợp này, mẹ muốn con cùng bàn luận về việc xỏ khuyên tai cho bé, thì thời điểm tốt nhất là khi con đủ 10 tuổi vì lúc này con yêu có khả năng ý thức trong việc làm đẹp và có trách nhiệm cho việc mình làm như: vệ sinh khuyên tai thường xuyên, tránh va chạm vào lỗ xỏ; hoặc tự biết tháo tai và thay bông khác nếu như con yêu có sự lựa chọn khác,…

c. Bấm lỗ tai cho bé ở đâu an toàn?

Mẹ nên bấm lỗ tai cho con ở bệnh viện, các cơ sở y tế [tại TP.HCM, một số bệnh viện có dịch vụ xỏ khuyên tai cho bé như Bệnh viện Tai mũi họng, Bệnh viện Hùng Vương…] để đảm bảo quá trình xỏ lỗ tai cho bé an toàn, tránh nhiễm trùng.

2. Bấm lỗ tai cho bé mấy ngày tháo ra được?

Hiện này vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho các câu hỏi bấm lỗ tai cho bé mấy ngày tháo ra được hay bấm lỗ tai cho con bao lâu thì tháo vì điều này hoàn toàn tùy thuộc vào da và thể trạng của từng con, sẽ có các phản ứng khác nhau.

Theo Trung tâm Y khoa John Hopskine [Hoa Kỳ], thời gian để vết bấm lỗ tai lành lại hẳn và đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho bé là từ 4 đến 6 tuần sau khi bấm. Mẹ cũng không nên quá nôn nóng tháo khuyên ra khi vết thương do bấm tai chưa lành vì điều này sẽ khiến lỗ bấm bị bít lại và bé lại phải chịu đau để bấm lần tiếp theo.

Chưa kể, việc tháo ra quá sớm sẽ không tốt cho những bé có cơ địa dễ bị dị ứng, bé có thể bị nhiễm trùng vết bấm. Mẹ hãy cố gắng chờ đợi cho đến khi vết thương lành hẳn rồi mới tháo cho bé nhé.

Chăm sóc trẻ sơ sinh

14/08/2020

Để đáp ứng nhu cầu “làm điệu” cho công chúa nhỏ mới chào đời, bệnh viện Từ Dũ đã tổ chức xỏ lỗ tai tại viện cho các bé gái sơ sinh khi mẹ bé có yêu cầu. Việc xỏ lỗ tai cho các bé gái được thực hiện ở hầu hết tất cả các khoa hậu sản và hậu phẫu tại bệnh viện. Khi mẹ muốn công chúa của mình được các cô nữ hộ sinh xỏ lỗ tai thì các mẹ sẽ đăng ký vào “PHIẾU ĐĂNG KÝ XỎ LỖ TAI CHO BÉ THEO YÊU CẦU” tại phòng trực của khoa.

Sau khi nhận được yêu cầu của các bà mẹ, các cô nữ hộ sinh tại khoa sẽ tổ chức buổi xỏ lỗ tai tập trung cho các bé mỗi ngày vào buổi sáng hoặc buổi chiều tùy theo sắp xếp của khoa phòng.

Tất cả dụng cụ xỏ lỗ tai cho bé đều được tiệt trùng theo quy định và mỗi bé sẽ được sử dụng riêng một gói xỏ lỗ tai đã được tiệt trùng.

Khay dụng cụ đã tiệt trùng chuẩn bị xỏ lỗ tai cho bé

Bé gái sau sinh ngày thứ 2 đã có thể đăng ký xỏ lỗ tai. Sau khi các thủ tục đã đăng ký xong, người nhà sẽ bế bé vào phòng xỏ lỗ tai, các cô nữ hộ sinh sẽ sát trùng vị trí xỏ 2 bên tai của bé bằng cồn và sau đó các cô sẽ xỏ theo quy trình đã được duyệt.

Quá trình xỏ lỗ tai được các cô thực hiện rất chuyên nghiệp nên các bé sẽ không đau và không khóc, thỉnh thoảng có những bé chỉ khóc một xíu sau khi các cô đã xỏ xong.

Một bé gái đã xỏ lỗ tai xong

Việc theo dõi và chăm sóc sau xỏ lỗ tai tại nhà cũng rất đơn giản, mẹ sẽ dùng tăm bông thấm dầu mù u bôi vào mặt trước và sau vị trí xỏ cho bé mỗi ngày 2 lần sáng và tối, đồng thời kéo nhẹ sợi chỉ qua lại để sợi chỉ không dính chặt vào tai bé. Sau 2- 4 tuần mẹ có thể cắt chỉ và thay bằng những hoa tai xinh xắn cho bé.

Hầu hết các bé sau khi xỏ lỗ tai đều lành tốt, rất hiếm những bé bị nhiễm trùng hay dị ứng chỉ. Nếu thấy bé có các dấu hiệu như: đỏ - đau – sưng – chảy mủ hoặc rỉ dịch vàng ở vị trí được xỏ thì các mẹ đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế gần nhà hoặc đến bệnh viện Từ Dũ để được kiểm tra.

Link video trên kênh Youtube Bệnh viện Từ Dũ: //bitly.com.vn/wNUvP

Phòng Công tác xã hội – Bệnh viện Từ Dũ.

LƯU Ý KHI BẤM LỖ TAI “LÀM ĐẸP” CHO TRẺ SƠ SINH

Bấm lỗ tai cho trẻ sơ sinh mới 2-3 ngày tuổi  ngoài việc giúp trẻ không nhớ gì về cảm giác đau đớn mà còn giúp phân biệt được bé sơ sinh là bé trai hay bé gái. Các bé gái sơ sinh cũng thêm phần dễ thương vì được“làm đẹp” ngay từ lúc nhỏ. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần lưu ý lựa chọn địa điểm và chăm sóc sau bấm lỗ tai cho bé để an toàn sức khỏe cho bé.

Đáp ứng nhu cầu của nhiều bậc cha mẹ, hiện nay tại Phòng khám Tai-Mũi-Họng, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh đã thực hiện dịch vụ bấm lỗ tai cho trẻ sơ sinh và trẻ em. Các bé sơ sinh gái khi mới chào đời vài ngày đã có thể bấm lỗ tai đảm bảo an toàn. Dịch vụ “thú vị” này đang được các bậc phụ huynh có con nhỏ quan tâm.

Tại sao nên thực hiện bấm lỗ tai cho trẻ tại Bệnh viện

Với sự mỏng manh của mình, các bé gái sơ sinh sẽ rất dễ bị tổn thương dù chỉ là một “cú chích” nhỏ. Lúc này, bé vẫn còn rất nhiều nguy cơ nhiễm trùng khi hệ miễn dịch còn quá yếu ớt. Khi lựa chọn các cơ sở bấm lỗ tai ở ngoài với dụng cụ và thiết bị bấm lỗ tai không được vệ sinh đúng cách, không đủ đảm bảo an toàn cho bé. Nguy cơ nhiễm trùng tai, bưng mủ, sưng tai… là rất cao.

Theo bác sĩ Trần Kim Tuyến, Phòng khám Tai-Mũi-Họng, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh chia sẻ: “Bấm lỗ tai tại Bệnh viện, phụ huynh có thể yên tâm vì tất cả dụng cụ bấm lỗ tai đều đảm bảo vô trùng và được vệ sinh thường xuyên. Với một số trẻ lớn hơn sẽ được bôi thuốc tê giảm đau trước khi bấm. Phụ huynh cũng sẽ được hướng dẫn chu đáo để chăm sóc tai cho trẻ sau khi bấm”

Thông thường, sau khi bấm tai cho bé, các nhân viên y tế sẽ luồn qua lỗ tai một sợi chỉ vô trùng trước khi phụ huynh cho bé mang bông tai. Khi đưa bé về, nếu thấy sợi chỉ này quá dài,  nên rút chỉ lại và cắt bớt để tránh trường hợp bé cáu bẳn, quơ tay và giật sợi chỉ này làm chảy máu tại lỗ tai vừa bấm. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý vệ sinh tai vừa được bấm của trẻ để tránh nhiễm trùng vết bấm.

Bác sĩ và y tá đang thực hiện xỏ chỉ lỗ tai cho bé sơ sinh

Lưu ý trong vệ sinh tai cho bé vừa xỏ khuyên tai

  1. Luôn rửa tay bằng xà phòng trước khi chạm vào tai trẻ
  2. Trong khoảng thời gian 2 tuần kể từ lúc bấm tai, bé rất dễ bị nhiễm trùng nên mẹ cần hạn chế cho bé nghịch nước bẩn.
  3. Vệ sinh vết xỏ khuyên bằng nước muối Nacl 0,95 thấm vào bông lau xung quanh tai 1 lần/ ngày. Tuyệt đối không sử dụng cồn hay nước tẩy mạnh như oxy già.
  4. Trong một tuần đầu, không xoay chỉ vừa mới xỏ. Sau 1 tuần, xoay chỉ nhẹ nhàng mỗi khi vệ sinh tai cho trẻ bằng nước muối
  5. Khi vết xỏ đã lành hửng [6 tuần đến 6 tháng], có thể thay bằng khuyên tai cho trẻ, nên đeo các loại khuyên bằng thếp phẫu thuật không gỉ hoặc vàng, không đeo các loại khuyên tai khác dễ gây dị ứng
  6. Theo dõi tai trẻ hằng ngày và đến gặp bác sĩ khi phát hiện các dấu hiệu:
  • Đau và sưng kéo dài ngoài vị trí của lỗ xỏ khuyên tai
  • Chảy máu
  • Có dịch vàng hoặc một lớp màng bọc quanh lỗ xỏ khuyên tai
  • Sốt trên 38 độ C

Bấm lỗ tai khi còn nhỏ trẻ không có cảm giác đau đớn là mấy, tuy nhiên làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, yếu ớt nên phụ huynh cần chăm sóc cẩn thận để tránh gây ra nguy cơ nhiễm trùng cho bé./.

                                                                                                                         B.M

Video liên quan

Chủ Đề