Địa hình chủ yếu của tỉnh Sơn La là gì

Sơn La là tỉnh miền núi nằm ở vùng Tây Bắc Bộ, Việt Nam.[3][4][5] Sơn La
Tỉnh Sơn La Tỉnh

Biểu trưng

Đập thủy điện Sơn La ở thị trấn Ít Ong, huyện Mường LaHành chínhVùngTây Bắc BộTỉnh lỵThành phố Sơn LaPhân chia hành chính1 thành phố, 11 huyệnTổ chức lãnh đạoChủ tịch UBNDHoàng Quốc KhánhHội đồng nhân dân65 đại biểuChủ tịch HĐNDNguyễn Thái HưngChủ tịch UBMTTQVi Đức ThọChánh án TANDNguyễn Hồng NamViện trưởng VKSNDNguyễn Đình ĐứcBí thư Tỉnh ủyNguyễn Hữu ĐôngĐịa lýTọa độ: 21°1943B 103°5452Đ / 21,328716°B 103,914528°Đ / 21.328716; 103.914528Tọa độ: 21°1943B 103°5452Đ / 21,328716°B 103,914528°Đ / 21.328716; 103.914528Diện tích14.123,5 km² Vị trí tỉnh Sơn La trên bản đồ Việt Nam

Dân số [1/4/2019]Tổng cộng1.248.415 người [1]Thành thị202.826 người [20,8%]Nông thôn1.075.589 người [79,2%]Mật độ88 người/km²Dân tộcThái, Kinh, H'Mông, Mường, Dao, Khơ MúKhácMã địa lýVN-05Mã hành chính14[2]Mã bưu chính34xxxMã điện thoại212Biển số xe26Websitesonla.gov.vn

  • x
  • t
  • s

Năm 2018, Sơn La là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 31 về số dân, xếp thứ 40 về Tổng sản phẩm trên địa bàn [GRDP], xếp thứ 49 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 63 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.242.700 người dân,[6] GRDP đạt 47.223 tỉ Đồng [tương ứng với 2,0509 tỉ USD], GRDP bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng [tương ứng với 1.650 USD], tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 5,59%.[7]

Mục lục

  • 1 Địa lý
  • 2 Lịch sử
  • 3 Văn hóa, du lịch
  • 4 Địa hình
  • 5 Hành chính
  • 6 Dân số
  • 7 Đặc sản
  • 8 Kinh tế
  • 9 Giao thông
  • 10 Khí hậu[15]
  • 11 Tham khảo
  • 12 Liên kết ngoài

Địa lýSửa đổi

Tỉnh Sơn La có diện tích 14.125 km² chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố. Toạ độ địa lý: 20o00'39' - 22o00'02' vĩ độ Bắc và 10o30'11 - 10o50'02' kinh độ Đông.

Địa giới: phía bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu; phía đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía tây giáp với tỉnh Điện Biên và một đoạn biên giới ngắn với tỉnh Phongsali [Lào]; phía nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Huaphanh [Lào]; phía tây nam giáp tỉnh Luangprabang [Lào]. Sơn La có đường biên giới quốc gia dài 250km, chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628km.

Lịch sửSửa đổi

Bài chi tiết: Lịch sử hành chính Sơn La

Vào thời nhà Lý, thế kỷ 11-12, vùng trung tâm tỉnh Sơn La ngày nay [gồm thành phố Sơn La, các huyện Mường La, Thuận Châu [Mường Muổi], Mai Sơn,...] là khu vực lãnh thổ định cư của một tiểu vương quốc bộ lạc được ghi nhận trong Đại Việt sủ ký toàn thư tên là Ngưu Hống[8][9].

Ngày 24 tháng 5 năm 1886, thành lập châu Sơn La [thuộc phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hoá], tách từ tỉnh Hưng Hóa thành cấp tương đương với tỉnh. Thiếu tá De Chateaurochet làm Phó công sứ Sơn La. Kế nhiệm là Moulié [11/1886]

Ngày 9 tháng 9 năm 1891, thuộc Đạo Quan binh 4.

Ngày 27 tháng 2 năm 1892, thành lập tiểu quân khu Vạn Bú gồm 2 phủ và 8 châu, do thiếu tá Pennequin làm chỉ huy trưởng. Kế nhiệm ông là Đại uý Diguet[1893 - 1895] và thiếu tá Norminot [1895].

Ngày 10 tháng 10 năm 1895, thành lập tỉnh Vạn Bú, tỉnh lỵ ở Vạn Bú [tức Tạ Bú]. Lúc này M.Caillat lên thay thiếu tá Norminot làm Công sứ Pháp ở tỉnh Vạn Bú.

Ngày 23 tháng 8 năm 1904, đổi tên thành tỉnh Sơn La, tỉnh lỵ chuyển về nơi ngày nay là thành phố Sơn La. Công sứ Pháp đầu tiên là Jean G. Monpeyrat, lên cầm quyền thay công sứ Sévénier từ năm 1902 đến năm 1909. Kế nhiệm ông là các công sứ Pháp như Hernandez [1909 - 1911], Fillion, Bonnermain, Louis Rene, Pierre Grossin, Nempont, Romanetti, Saint Poulof [1928 - 1933], Cousseau, Gabon, Robert[10]. Năm 1907, công sứ Monpeyrat cho xây dựng nhà tù Sơn La. Năm 1917, công sứ Pháp Laumet mở trường dạy chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Năm 1933, công sứ Gabriel M. de Saint-Poulof [cầm quyền thay Romanetti từ năm 1928] bị đầu độc chết trong cuộc chiến đấu đòi vượt ngục của tù nhân ở Sơn La. Năm 1939, công sứ Cousseau lên thay. Năm 1944, Robert thay ông ta làm công sứ Sơn La và cai trị đến tận năm 1945.

Sau năm 1946, tỉnh Sơn La cùng với hai tỉnh Lai Châu và Phong Thổ [do Pháp lập ra] lập thành "Xứ Thái tự trị"nằm dưới sự chỉ đạo của Pháp. Bạc Cầm Quý làm tỉnh trưởng Sơn La.

Từ nằm 1948 đến 1953, thuộc Liên khu Việt Bắc. Lúc này tỉnh Sơn La có 6 huyện: Mường La, Thuận Châu, Phù Yên, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu.

Từ năn 1953 đến 1955, Sơn La thuộc Khu Tây Bắc

Từ năm 1955 đến 1962, bỏ cấp tỉnh, thuộc Khu tự trị Thái Mèo.

Từ năm 1962 đến 1975, tái lập tỉnh, thuộc Khu tự trị Tây Bắc [đổi tên từ Khu tự trị Thái Mèo], có 7 huyện: thêm huyện Quỳnh Nhai và Sông Mã, còn huyện Phù Yên chuyển sang tỉnh Nghĩa Lộ mới thành lập.

Đến cuối năm 1975, tỉnh Sơn La có tỉnh lị là thị xã Sơn La và 7 huyện: Mai Sơn, Mộc Châu, Mường La, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Thuận Châu, Yên Châu.

Sau khi giải thể Khu tự trị Tây Bắc, tỉnh Sơn La nhập thêm 2 huyện của tỉnh Nghĩa Lộ vừa giải thể là Phù Yên và Bắc Yên. Từ đó, tỉnh Sơn La có tỉnh lị là thị xã Sơn La và 9 huyện: Bắc Yên, Mai Sơn, Mộc Châu, Mường La, Phù Yên, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Thuận Châu, Yên Châu.

Ngày 2 tháng 12 năm 2003, chia huyện Sông Mã thành 2 huyện: Sông Mã và Sốp Cộp.[11]

Ngày 3 tháng 9 năm 2008, chuyển thị xã Sơn La thành thành phố Sơn La.[12]

Ngày 10 tháng 6 năm 2013, chia huyện Mộc Châu thành 2 huyện: Mộc Châu và Vân Hồ.[13]

Một góc nhà tù Sơn La

Văn hóa, du lịchSửa đổi

Sơn La là tỉnh có nhiều dân tộc cư trú nên có sự đa dạng về văn hoá truyền thống, đời sống, tập tục. Sơn La có nhiều lễ hội của các dân tộc, mỗi lễ hội đều có nét đặc sắc riêng như Tết cơm mới của người Khơ Mú, Lễ hội hoa ban, Lễ hội Pang Cẩu Nỏ của dân tộc Khơ Mú, Xinh Mun; Lễ cầu phúc của người Mường; Lễ hội xên bản, cầu mưa của người Thái, Lễ mừng măng mọc của nhiều dân tộc vùng Tây Bắc...

Sơn La còn có các di tích như Nhà tù Sơn La, bảo tàng Sơn La ở thành phố Sơn La, chùa Chiền Viện ở Mộc Châu...

Bên cạnh đó thiên nhiên còn tạo hóa cho Sơn La nhiều khu du lịch, khu danh thắng đẹp rất thích hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, dã ngoại và khám phá như: Suối nước nóng Bản Mòng [Hua La], danh thắng Yên Châu, các hang Thẩm Tát, Thẩm Ké... ở Chiềng An, Bản Hìn, cao nguyên Mộc Châu, khám phá chinh phục các đỉnh núi ở Bắc Yên...

Địa hìnhSửa đổi

Sơn La nằm cách Hà Nội 320km trên trục Quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Điện Biên, Sơn La là một tỉnh nằm sâu trong nội địa. Tỉnh này có 3 cửa khẩu với Lào là cửa khẩu quốc tế Chiềng Khương, Cửa khẩu Lóng Sập và Nà Cài.

Sơn La có độ cao trung bình 600 - 700m so với mặt biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã, có 2 cao nguyên là Cao nguyên Mộc Châu và Cao nguyên Sơn La, địa hình tương đối bằng phẳng. Cùng với các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La là mái nhà của khu vực Bắc Bộ. Địa hình phần lớn là đồi núi, trong đó các đồi núi cao tập trung ở các huyện Sốp Cộp, Thuận Châu, Bắc Yên,... Sơn La có dòng sông Mã, sông Đà đi qua, phù sa từ hai con sông này đã bồi nên những thung lũng, 2 dòng sông này còn gây ra tình trạng xâm thực, sức nước mạnh khoét sâu vào các ngọn đồi, làm sụp những phần đất cao và mở rộng thung lũng ra. Phía Đông là các cao nguyên rộng lớn như cao nguyên Mộc Châu, đây là nơi có đồng cỏ lớn, là nơi chăn nuôi gia súc phù hợp. Địa hình cao, sông suối nhiều, lắm thác ghềnh, nên đây là nơi có nguồn thủy điện dồi dài, nhà máy thủy điện Sơn La được xây dựng ở đây là nhà máy lớn nhất Đông Nam Á hiện tại. Phía Bắc và Đông là những dãy núi cao vắt ngang chắn lại các lối giao thông, vì thế đã tạo ra các đèo như đèo Pha Đin, đèo Tà Xùa, đèo Lũng Lô...

Hành chínhSửa đổi

Tỉnh Sơn La có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 11 huyện với 204 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 7 phường, 9 thị trấn và 188 xã.[13]Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Sơn La Tên Dân số [người] Diện tích [km2] Hành chính Thành phố [1]Sơn La 222.826 324.2 7 phường, 5 xã Huyện [11]Bắc Yên 65.210 1.102,2 1 thị trấn, 15 xã Mai Sơn 143.060 1.410,3 1 thị trấn, 21 xã Mộc Châu 118.989 1.087,5 2 thị trấn, 13 xã Mường La 101.000 1.405,6 1 thị trấn, 15 xã Tên Dân số [người] Diện tích [km2] Hành chính Phù Yên 115.700 1.227,8 1 thị trấn, 26 xã Quỳnh Nhai 67.680 1.056,7 11 xã Sông Mã 133.620 1.642,2 1 thị trấn, 18 xã Sốp Cộp 45.050 1.467,9 8 xã Thuận Châu 153.000 1.535,1 1 thị trấn, 28 xã Vân Hồ 60.140 981,5 14 xã Yên Châu 75.800 843,2 1 thị trấn, 14 xã

Dân sốSửa đổi

Theo cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2019, tỉnh Sơn La có 1.248.416 người, đồng thời là tỉnh đông dân nhất vùng Tây Bắc Bộ. 13,8% dân số sống ở đô thị và 86,2% dân số sống ở nông thôn.

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 7 tôn giáo khác nhau đạt 6.977 người, nhiều nhất là đạo Tin Lành có 3.110 người, tiếp theo là Công giáo đạt 2.950 người, Phật giáo có 870 người. Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo có 42 người, Phật giáo Hòa Hảo có ba người, đạo Cao Đài và Minh Sư đạo mỗi tôn giáo chỉ có một người.[14]

Mật độ dân số phân bố không đều, tại Thành phố Sơn La có mật độ lên hơn 300 người/km2, các huyện Mai Sơn, Mộc Châu, Thuận Châu có mật độ hơn 100 người/km2, huyện Sốp Cộp có mật độ rất thấp, 31 người/km2, những nơi mật độ thấp nhất Sơn La đều nằm ở các xã thuộc các huyện Sốp Cộp, Bắc Yên, Sông Mã, có xã chỉ 9 người/km2 như xã Mường Lèo [Sốp Cộp].

Sơn La có 270.000 hộ dân, nhưng lại có đến 92.000 hộ nghèo, là tỉnh có số hộ nghèo lớn thứ 3 cả nước, chiếm 34%, là một trong những tỉnh nghèo của Việt Nam. Các huyện Sốp Cộp, vân hồ, Bắc Yên, là những huyện nghèo của Sơn La, hộ nghèo chiếm từ 40-52% tổng dân số từng huyện, nằm trong danh sách 54 huyện nghèo của cả nước.

Đặc sảnSửa đổi

Chè Tà Xùa

Chè Tà Xùa là loại búp trắng cánh vàng xuất xứ từ xã vùng cao Tà Xùa [Bắc Yên]. Chè được bà con dân tộc Mèo sao tẩm trực tiếp. Nước chè vị đắng chát khi mới nhấp nhưng lại ngọt dần. Chè Tà Xùa kén nước, tốt nhất là pha bằng nước suối vùng này, nếu dưới xuôi phải là nước khoáng đun sôi mới ngon.

Thịt dơi Chiềng Khoi

Tại bản người Thái, bản Hiêm, Chiềng Khoi [Yên Châu] có một hang đá là hang Dơi. Đây là hang rộng, nhiều ngách rất nhiều Dơi. Từ xưa, người Thái nơi đây đã bắt Dơi về chế biến các món ăn như: Hăm pịch kia, Lám kia... Đây là món được coi là quý hiếm để biếu cha mẹ. Theo dân gian người Thái trẻ em ăn thịt Dơi thì chóng lớn, nhanh nhẹn, người già ăn thì khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ.

Sơn tra

Sơn tra ở đây có vị đậm đà hương thơm đặc trưng. Càng lên cao, khí hậu lạnh táo mèo sơn tra càng vàng tươi, thơm hơn và có vị chua ngọt. Sơn tra tiếng dân tộc Mông gọi là Tu Di. Mùa sơn tra ra hoa, màu trắng thấp thoáng giữa khu rừng trên những dãy núi cao càng làm vẻ đẹp nơi đây thêm thi vị.

Rêu Sông Mã

Người Thái ở đây chế biến rêu từ những tảng đá ngầm ở thượng nguồn sông Mã [thuộc huyện Sông Mã] thành món nướng, món xào ăn vừa thơm, vừa ngọt mát. Tháng giêng, sông Mã chỉ như một con suối hiền hòa, nước mát rượi, tinh khiết, xanh trong đó cũng là bắt đầu mùa rêu, một loại đặc sản của người Thái.

Kinh tếSửa đổi

Bài chi tiết: Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDPBài chi tiết: Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP bình quân đầu người

Sơn La là một tỉnh thuộc Trung du và miền núi phía Bắc, rất khó khăn về mặt kinh tế.

Tổng sản phẩm trên địa bàn [GRDP] năm 2018 ước tính tăng 5,59% so với năm 2017, trong đó 6 tháng đầu năm tăng 5,62%, mức tăng trưởng năm nay tuy không đạt mục tiêu tăng trưởng 8,5% đề ra nhưng trong bối cảnh kinh tế địa phương gặp nhiều khó khăn do thời tiết và biến đổi khí hậu thì đạt được mức tăng trưởng trên cũng đã khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện.

Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,18%, đóng góp 1,40 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 4,33%, đóng góp 1,44 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 2,40 điểm phần trăm; thuế sản phẩm tăng 5,67%, đóng góp 0,35 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 3,67% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,97 điểm phần trăm vào mức tăng chung, trong đó sản xuất và phân phối điện đạt mức tăng 2,53%, đóng góp 0,57 điểm phần trăm; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 9,87%, đóng góp 0,32 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và hoạt động xử lý rác thải, nước thải giảm 1,69%, làm giảm 0,005 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 34,66%, làm tăng 0,08 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung. Ngành xây dựng tăng trưởng khá với tốc độ 6,95%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

Trong khu vực dịch vụ, các ngành vẫn giữ mức tăng ổn định so với cùng kỳ năm trước đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, trong đó đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: Ngành giáo dục và đào tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt mức tăng 5,52% so với năm 2017, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy năm nay có mức tăng trưởng khá cao 7,62%, đóng góp 0,43 điểm phần trăm; hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị xã hội tăng 6,02%, đóng góp 0,33 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 4,27%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm...

Về cơ cấu kinh tế năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 22,28%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,44%; khu vực dịch vụ chiếm 38,11%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,17% [cơ cấu tương ứng của năm 2017 là 21,88%; 34,59%; 37,36%; 6,17%]. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp thuỷ sản, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.[7]

Giao thôngSửa đổi

Sơn La là một trong những tỉnh có hệ  thống giao thông chưa đồng bộ, thiếu sót: đường bộ, đường thủy và đường hàng không.

Trên toàn tỉnh có 4 tuyến đường bộ của Việt Nam: Quốc lộ 6 [AH13] mở rộng, Quốc lộ 37, Quốc lộ 43, Quốc lộ 279, Quốc lộ 32B và đường tỉnh lộ, huyện lộ rẽ nhánh.

Đường thủy của Sơn La còn hạn chế chủ yếu dọc sông Đà bởi cảng Tà Hộc tại huyện Mai Sơn.

Đường hàng không của tỉnh Sơn La hiện tại đã ngừng hoạt động từ năm 2004 với sân bay Nà Sản đặt tại huyện Mai Sơn, cách thành phố Sơn La khoảng 20km. Sân bay Nà Sản hiện đang trong quá trình trùng tu và nâng cấp, dự kiến sẽ hoàn thành trước năm 2020. Mục tiêu quy hoạch đến năm 2020 là sân bay nội địa cấp 4C theo quy định Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế [ICAO] với mức khai thác ban đầu đạt 0,9 triệu hành khách/năm.

Vận tải công cộng, đến năm 2019, Sơn La đã phát triển mạng lưới xe buýt tư nhân gồm 6 tuyến kết nối Thành phố Sơn La đi các huyện lân cận.

  • Tuyến số 1: Mai Sơn - Thành phố Sơn La với tần suất 30 phút/1 chuyến:

Ngã ba Cò Nòi - Thống Nhất - 19/5 - thị trấn Hát Lót - sân bay Nà Sản - Chiềng Mung - Bệnh viện Đa khoa Sơn La khu vực Tây Bắc - ngã tư Quốc lộ 4G - Đại học Tây Bắc - Vincom Center Plaza Sơn La - Bệnh viện Đa khoa Sơn La - Bản Cá

  • Tuyến số 2: Thuận Châu - Thành phố Sơn La
  • Tuyến số 3: Mường La - Thành phố Sơn La
  • Tuyến số 4: Sông Mã - Thành phố Sơn La
  • Tuyến số 5: Quỳnh Nhai - Thành phố Sơn La
  • Tuyến số 6: Bắc Yên - Thành phố Sơn La

Khí hậu[15]Sửa đổi

Sơn La có khí hậu cận nhiệt đới ẩm vùng núi, mùa đông phi nhiệt đới lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Do địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu, cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Vùng cao nguyên Mộc Châu phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới xanh quanh năm.

Thống kê nhiệt độ trung bình năm của Sơn La có xu hướng tăng trong 20 năm lại đây với mức tăng 0,5°C - 0,6°C, nhiệt độ trung bình năm của Thành phố Sơn La hiện ở mức 21,1°C, Yên Châu 23°C; lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm [thành phố hiện ở mức 1.402mm, Mộc Châu 1.563mm]; độ ẩm không khí trung bình năm cũng giảm. Tình trạng khô hạn vào mùa đông, gió tây khô nóng vào những tháng cuối mùa khô đầu mùa mưa [tháng 3-4] là yếu tố gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Sương muối, mưa đá, lũ quét là yếu tố bất lợi.

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Niên giám thống kê tóm tắt 2017. Tổng cục Thống kê Việt Nam. tr.50. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2019.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 08/07/2004 ban hành Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam có đến 30/6/2004. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 11/04/2019.
  4. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên  Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  5. ^ Thông tư 45/2013/TT-BTNMT ngày 26/12/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Danh mục địa danh dân cư... phục vụ lập bản đồ tỉnh Sơn La. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 11/05/2019.
  6. ^ Dân số các tỉnh Việt Nam năm 2018. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập Ngày 30 tháng 09 năm 2019.
  7. ^ a b Tình hình kinh tế, xã hội Sơn La năm 2018. Cục Thống kê tỉnh Sơn La. Truy cập Ngày 12 tháng 10 năm 2019.
  8. ^ Quam to muong
  9. ^ Người Thái xây dựng miền Tây Bắc, Cầm Trọng.
  10. ^ Tổ chức xã hội cổ truyền và bộ máy quản lí nhà nước tại tỉnh Sơn La dưới các chế độ cũ. Nghiên cứu Lịch sư, 24/06/2016.
  11. ^ Nghị định 148/2003/NĐ-CP về việc thành lập huyện Sốp Cộp và điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Thuận Châu, Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La
  12. ^ Nghị định 98/2008/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Sơn La thuộc tỉnh Sơn La
  13. ^ a b Nghị quyết số 72/NQ-CP năm 2013 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mộc Châu để thành lập huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
  14. ^ Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam.
  15. ^ Giới thiệu khái quát về tỉnh Sơn La. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2020.

Liên kết ngoàiSửa đổi

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Sơn La. Tra Sơn La trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary

  • Trang web chính thức

Điện Biên Lai Châu Yên Bái

Điện Biên B Phú Thọ T Sơn La ĐNLuangprabang Huaphanh Hòa Bình
Thanh Hóa

Chủ Đề