Địa chủ và tá điền là gì

Tá điền và địa chủ mới


  • 2006-05-12

Trường Văn, phóng viên đài RFA

Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân nghèo ở các huyện Phú Tân, Cái Nước, U minh.. . thuộc tỉnh Cà Mau lâm vào hòan cảnh mà báo chí gọi là tá điền, phải làm thuê hoặc mướn đất của các điền chủ tân thời là các đơn vị kinh tế tự túc.

  • Bấm vào đây để nghe bài này
  • Download story audio

Năm 2002, tỉnh ủy Cà Mau nhận thức được rằng đây là một hình thức trái với xã hội chủ nghĩa nên đã thu hồi đất của các đơn vị tự túc để giao lại cho dân nghèo. Việc này có thực hiện được không, xin mời qúy thính giả theo dõi phần trình bày sau đây của Trường Văn.

Theo kết quả khảo sát của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau thì hầu hết các đơn vị làm kinh tế tự túc được giao đất không trực tiếp sản xuất mà lại cho dân nghèo thuê mướn. Số đất được giao lên đến khỏang 3000 ha.

Do đó vào năm 2002, tỉnh ủy Cà Mau quyết định thu hồi diện tích đất vừa kể để giao cho dân nghèo canh tác trong kế họach xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên cho đến nay, số đất thu hồi được chưa đến một phần ba. Số diện tích này nói là để giao cho dân nghèo canh tác nhưng trên thực tế, qua phản ánh của báo chí, lại được cấp cho các người có chức, có quyền trong đảng hoặc trong bộ máy nhà nước.

Hơn nữa, không phải ai cũng may mắn có tiền để thuê đất, nhiều hộ dân nghèo đến nổi không có nhà để ở chớ đừng nói đến chuyện có đất dể canh tác.

Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về

Hỏi chuyện một người dân ở huyện Ngọc Hiển chúng tôi nhận bà phản ánh: Có nhiều hộ dân nghèo lắm phải vào đánh bắt ở các vuông tôm của người khác, bị bắt được thì bị đánh.

Được hỏi là chính quyền địa phương có cấp đất đai cho những người này không , chúng tôi nhận được câu trả lời sau: Chính quyền không có cấp gì hết.

Đem việc này ra hỏi một cán bộ thuộc huyện Ngọc Hiển thì được ông trả lời: Chính quyền cấp đất cho dân chứ không cấp cho cán bộ.

Tuy nhiên khi được đọc cho nghe tên tuổi những viên chức được cấp đất mà báo chí đăng tải thì được nghe trả lời: Điện mà hỏi những ông đó.

Thành thử việc xà xẻo đất đai đất công là một chuyện dài không biết bao giờ chấm dứt để người dân được nhờ.

© 2006 Radio Free Asia

Nhữngbài liên quan

  • Tiếng kêu cứu của nhiều hộ gia đình bị cưỡng chế giải toả không bồi thường
  • Sau cơn dịch cúm gia cầm, nông dân vẫn phải vật lộn với cuộc sống
  • Giá mía tăng gấp đôi, nhưng đường phải nhập khẩu
  • Dịch lở mồm long móng đang lan rộng tại Việt Nam
  • 33 hộ gia đình cưỡng chế giải toả nhưng không được đền bù
  • Quốc hội Việt Nam: Đình công vẫn là "vũ khí chính"
  • Rớt giá và khó tiêu thụ, nông dân đành đốn bỏ các rừng tràm
  • Sống với bụi xi-măng
  • 70% dòng sông lớn nhỏ tại Việt Nam đều bị ô nhiễm
  • Công dân đang khiếu nại hành chánh cũng được khởi kiện ra tòa
  • Bác sĩ tại Bệnh viện Chợ Rẫy không được phép mở phòng mạch tư
  • Người dân không quan tâm đến Đại hội 10 bằng giải bóng đá Châu Á sắp tới
  • Máy cấy mini MC-6-250, phát minh mới của Việt Nam
  • Nuôi tôm, đánh bạc với ông Trời
  • Những khuất mắc trong dự án Cao su Tiểu điền
  • Bài học rút ra từ việc nuôi bò ở miền Đông Nam Bộ
  • Người dân khốn khó vì không bán được trấu
  • Nên duy trì hay hủy bỏ sổ hộ khẩu?
  • Đồng bằng sông Cửu Long được mùa lúa nhưng nông dân vẫn gặp nhiều khó khăn
  • Sản phẩm của VIKYNO được tiêu thụ mạnh trong và ngoài nước

Video liên quan

Chủ Đề