Đâu không phải là cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên

Cún ngốc nghếch

* Giống nhau:

- Cả hai lần nhà Trần đều huy động nhân dân thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

- Khi thế giặc mạnh, chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng và chuẩn bị cho trận chiến chiến lược.

* Khác nhau:

- Trong lần 3, nhà Trần chủ động mai phục và tiêu diệt đoàn thuyền chở quân lương của giặc, đẩy chúng lâm vào tình thế khó khăn, thiếu thốn.

- Chủ động xây dựng trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng, tiêu diệt gọn lực lượng quân giặc, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.

Trả lời hay

2 Trả lời 21:42 28/12

  • Quỳnh Trâm

    người ta trả lời rồi mà, đây nè //vndoc.com/cach-danh-giac-cua-nha-tran-trong-cuoc-khang-chien-lan-thu-ba-co-gi-giong-va-khac-so-voi-lan-thu-hai-243644

    0 Trả lời 21:42 28/12

    • Thần Rồng

      câu này hỏi nhiều rồi á

      0 Trả lời 21:43 28/12

        • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

        Câu 1: Âm mưu của Mông Cổ trong chiến tranh xâm lược Đại Việt lần 1 là gì?

           A. Xâm lược Đại Việt để giải quyết những khó khăn trong nước.

           B. Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công Nam Tống.

           C. Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công Cham-pa.

           D. Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công các nước phía nam Đại Việt.

        Hiển thị đáp án

        Chọn đáp án: B

        Giải thích: Năm 1257, quân Mông Cổ tấn công vào Nam Tống nhằm xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc. Để đạt được mục đích đó vua Mông Cổ cho quân xâm lược Đại Việt, rồi từ đây đánh thẳng lên phía Nam TQ, phối hợp với cánh quân từ phía Bắc xuống tạo thế gọng kìm bao vây Nam Tống.

        Câu 2: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần, thái độ vua Trần như thế nào?

           A. Trả lại thư ngay.

           B. Vội vàng xin giảng hòa.

           C. Bắt giam sứ giả vào ngục.

           D. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ.

        Hiển thị đáp án

        Chọn đáp án: C

        Giải thích: [SGK – 56]

        Câu 3: Trước nguy cơ bị quân Mông xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào?

           A. Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến.

           B. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến.

           C. Cho sứ giả của mình sang giảng hòa.

           D. Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải.

        Hiển thị đáp án

        Chọn đáp án: A

        Giải thích: Ngay khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược, nhà Trần đã ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, thành lập các đội dân binh, ngày đêm luyện tập võ nghệ. Điều này thể hiện quyết tâm chống giặc của vua tôi nhà Trần.

        Câu 4: Câu nói “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là của ai?

           A. Trần Quốc Toản.

           B. Trần Thủ Độ.

           C. Trần Quang Khải.

           D. Trần Quốc Tuấn.

        Hiển thị đáp án

        Chọn đáp án: D

        Giải thích: [SGK – 59]

        Câu 5: Chủ trương đánh giặc nào được nhà Trần thực hiện trong cả ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

           A. Tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc.

           B. Chặn đánh ngay từ khi quân giặc vừa tiến vào nước ta.

           C. Thực hiện “vườn không nhà trống”

           D. Kiên quyết giữ Thăng Long, đào chiến lũy để chống giặc.

        Hiển thị đáp án

        Chọn đáp án: C

        Giải thích: Trong cả 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên nhà Trần đều thực hiện “vườn không nhà trống”, tạm rút khỏi kinh thành Thăng Long. Với kế sách này, ta đã khoét sâu điểm yếu chí tử của quân xâm lược là chinh chiến xa, công tác hậu cần khó khăn; nếu chiến tranh kéo dài thì địch càng khó khăn gấp bội, sức mạnh chiến đấu suy giảm. Chiến lược này đã đẩy quân Mông Cổ vào tình thế khó khăn vì thiếu lương thực.

        Câu 6: Trận đánh lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ nhất là:

           A. Trận Quy Hóa [Yên Bái, Lào Cai].

           B. Trận Thiên Mạc [Duy Tiên, Hà Nam].

           C. Trận Đông Bộ Đầu [bến sông Hồng, ở phố Hàng Than – Hà Nội].

           D. Trận Bạch Đằng.

        Hiển thị đáp án

        Chọn đáp án: C

        Giải thích: Khi lực lượng quân Mông Cổ đã suy yếu, quân đội nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. Quân Mông Cổ thua to, phải tháo chạy khỏi thành Thăng Long.

        Câu 7: Ai là người được giao trọng trách Quốc công tiết chế chỉ huy cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên?

           A. Trần Quốc Tuấn

           B. Trần Quốc Toản

           C. Trần Quang Khải

           D. Trần Khánh Dư

        Hiển thị đáp án

        Chọn đáp án: A

        Giải thích: [SGK – 58]

        Câu 8: Địa danh nào gắn liền với những chiến công hiển hách của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên?

           A. Bình Than, Đông Bộ Đầu, Vạn Kiếp.

           B. Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương.

           C. Thiên Trường, Thăng Long.

           D. Bạch Đằng.

        Hiển thị đáp án

        Chọn đáp án: B

        Giải thích: Lợi dụng lúc quân Nguyên rơi vào thế bị động nhà Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi nhue Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương và tiến về giải phóng Thăng Long.

        Câu 9: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên?

           A. Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn và luôn tích cực, chủ động tham gia kháng chiến.

           B. Nội bộ tầng lớp lãnh đạo nhà Trần đoàn kết và có sự chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.

           C. Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đsung đắn, sáng tạo và có những danh tướng tài ba.

           D. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần đều được nhân dân Cham-pa giúp sức.

        Hiển thị đáp án

        Chọn đáp án: D

        Giải thích: Cham-pa không giúp sức mà còn liên kết với quân Tống, tiến hành chiến tranh xâm lược vào phía Nam nước ta.

        Câu 10 : Ý nào dưới đây không phải ý nghĩa lịch sử của thắng lợi ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên?

           A. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới.

           B. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

           C. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc.

           D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí giá trong nghệ thuật đánh giặc.

        Hiển thị đáp án

        Chọn đáp án: A

        Giải thích: Mặc dù đánh bại quân Mông – Nguyên, một đội quân hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ, nhưng Việt Nam vẫn là một nước nhỏ, vẫn liên tục bị các nước xung quanh nhòm nghó, xâm lược.

        Xem thêm các bài Lý thuyết & Câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 7 có đáp án, hay khác:

        Xem thêm các loạt bài Để học tốt Lịch Sử 7 khác:

        Giới thiệu kênh Youtube VietJack

        • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

        • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

        Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

        Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

        Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

        Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử 7 | Để học tốt Lịch Sử 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt Lịch Sử 7Giải bài tập Lịch Sử 7 và bám sát nội dung sgk Lịch Sử lớp 7.

        Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

        ba-lan-khang-chien-chong-quan-xam-luoc-mong-nguyen-the-ki-13-phan-3.jsp

        Video liên quan

        Chủ Đề