Đạo đế là gì

Nói Tổng Quát Về Ðạo Ðế

YouTube Video


Như trong bài trước đã nói, muốn thực chứng, thể nhập Niết Bàn thì phải tu theo phương pháp mà Phật đã dạy. phương pháp chân chính, có hiệu quả chắc thật để thành Phật đó là Ðạo đế. Phần nầy là phần quan trọng nhất trong bài Tứ diệu đế, vì nếu có rõ biết đời là đau khổ, nguyên nhân của nó là gì, và nếu có thiết tha cầu giải thoát khỏi cảnh khổ để đến một cõi an vui tốt đẹp nhất là Niết Bàn, nhưng nếu không có phương pháp hiệu nghiệm để thực nghiệm ý muốn ấy, thì biết cho nhiều cũng vô ích và càng thêm đau khổ. Do đó, Ðạo đế là phần quan trọng và được Phật dạy một cách rõ ràng chu đáo.
Ðạo đế có 37 phẩm, chia ra làm 7 loại:
1 Bốn món Niệm xứ [Tứ Niệm Xứ]
2 Bốn món Chánh cần [Tứ Chánh cần]
3 Bốn món Như ý túc [Tứ Như ý túc]
4 Năm Căn [ngũ Căn]
5 Năm Lực [Ngũ Lực]
6 Bảy phần Bồ đề [Thất Bồ đề phần]
7 Tám phần Chánh đạo [Bát Chánh đạo phần].

1-Tứ Niệm Xứ


Ðịnh Nghĩa Về Tứ Niệm Xứ
TỨ là bốn; NIỆM là hằng nhớ nghĩ; XỨ là nơi chốn. tứ Niệm Xứ là bốn chữ, bốn điều mà kẻ tu hành thường để tâm nhớ nghĩ đến. Ðó là:
Quán Thân bất tịnh
Quán Tâm vô thường
Quán Pháp vô ngã
Quán thọ thị khổ
...Xem tiếp>>>

Tu theo Tứ Niệm Xứ là Con Đường Thực Tiễn
Là một Tín Đồ của Phật Giáo, việc đầu tiên trong cách Hành Trì là Phục Vụ, đây là con đường hết sức thực tiễn. Tuân thủ theo việc làm này cũng là hướng đến Niết Bàn Giải Thoát. Mà cái gọi là Đạo, một nữa nói là Tứ Thánh Đế bao gồm cả Bát Chánh Đạo. Nhưng sự thật Đạo, cũng bao gồm cả 37 Phẩm Trợ Đạo. Tứ Niệm Xứ là phần đầu tiên của 7 phần trong 37 Phẩm Trợ Đạo...xem tất cả>>>

Tứ niệm xứ 1-Thầy Thích Thiện Thuận giảng

Tứ niệm xứ 2 -Thầy Thích Thiện Thuận giảng


2-Tứ Chánh Cần

YouTube Video


Sự siêng năng, Tinh tấn là điều kiện trên hết trong công cuộc giải thoát của chúng ta.
Ngoài đời cũng như trong đạo, mỗi người muốn đạt được kết quả tốt đẹp trong đời mình thì phải luôn luôn gia công gắng sức. Nhất là người tu hành, mà cái quả là xuất trần, cái cứu kính là an vui vĩnh viễn, thì sự gia công, sức cố gắng lại càng phải bền bỉ, dẻo dai vượt bực mới thành tựu được.
Hơn ai cả, đức Phật hiểu rõ sự quan trọng của tự tướng, nên đã dạy bảo chúng ta trước khi đi sâu vào Ðạo, phải chuẩn bị những phương tiện cần thiết, phải tỏ rõ một thái độ quyết tâm: Quyết tâm xa lánh điều dữ và thực hiện những điều lành. Ðó là ý nghĩa của "Tứ Chánh cần" mà chúng ta sẽ nghiên cứu dưới đây.

3-Tứ Như ý túc

Tứ Như Ý Túc còn gọi là Tứ Thần Túc. Tứ Như Ý Túc là bốn điều ước nguyện phải đạt được kết quả đầy đủ như ý. Mặc dù Tứ Như Ý Túc có nhiều cách giải thích, trình bày cách khác nhau trong những kinh luận, nhưng chung quy không ngoài những nội dung dưới đây :...vào xem>>>
4-Ngũ căn :
Ngũ căn là năm căn và là cội nguồn để tất cả các thiện pháp phát xuất. Năm căn đó là: Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn và Huệ căn.Xem đầy đủ >>>
5- ngũ lực :
Ngũ lực là năm năng lực vĩ đại và là năm thần lực của ngũ căn. Nói một cách khác chúng ta có thể coi Ngũ căn là năm ngón tay còn Ngũ lực là sức mạnh của năm ngón tay đó. Nếu không có sức mạnh thì năm ngón tay kia không còn hiệu nghiệm nữa. Vậy Ngũ lực thì gồm có:Xem đầy đủ >>>

6-Thất Bồ đề phần :
A. Mở Ðề
Thất Bồ đề phần cũng là một pháp môn quan trọng không kém gì ngũ căn. Sở dĩ đức Phật chế ra nhiều pháp môn như thế là để tùy căn cơ từng người, ai hợp pháp môn này về tên gọi, về chi tiết thì có khác nhau, nhưng về đại thể, về tinh thần thì có nhiều chỗ giống nhau. Vì thế, chúng ta sẽ thấy trong pháp môn "Thất Bồ đề phần" có nhiều điểm giống như trong "Tứ Như ý túc" hay "Ngũ căn, Ngũ lực".




7-BÁT CHÁNH ĐẠO

Qua bài Chuyển Pháp Luân của Đức Phật giảng tại vườn nai cho năm anh em ông Kiều Trần Như nghe. Trong đó Bát Chánh Đạo là chủ đề đầu tiên mà Đức Phật mở bài. Từ sự quan sát cuộc đời của mình qua những kinh nghiêm sống trong hai giai đoạn : Hưởng thụ lợi lạc, đam mê ái dục, danh lợi, quyền lực, trong cung điện và sáu năm tu khổ hạnh mà không thấy kết quả gì.
Đức Phật nhận ra rằng : Mình là người tu hành đang đi tìm Đạo, đừng để mình lạc vào trong các quan điểm, thái quá hay bất cập, giả định của cuộc đời, sau cùng không có kết quả khả quan, để chứng đạt thành qủa duy nhứt muốn tìm. Từ đó, Ngài tự tu tập, giới, tâm, dựa vào kinh nghiệm bản thân và đã khám phá ra con đường Trung đạo [Majjhimà Patipadà].
Majjhimà tiếng pali có nghĩa là, giữa, ở giữa. Patipadà là thực hành, con đường. Việt dịch là con đường ở giữa, Hán Việt gọi là Trung Đạo.






SelectionFile type iconFile nameDescriptionSizeRevisionTimeUser

Chủ Đề